T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Bộ phim được Oscar kể chuyện Vua George VI đã cố gắng kiềm chế bệnh nói lắp để đọc các bài diễn văn thúc đẩy tinh thần dân Anh trong Thế Chiến II
Giải Oscar trao cho phim Anh, Bấm The King’s Speech cùng thành công thương mại ở các rạp chiếu bóng tại Hoa Kỳ của bộ phim đặt ra câu hỏi: Vì sao nội dung về Hoàng gia Anh, và cả về văn hóa Anh nói chung, lại cuốn hút công chúng Mỹ tới như vậy.
Tôi tin rằng câu trả lời đến từ chỗ bộ phim như vậy gợi ra định kiến có sẵn của người Mỹ rằng văn hóa Anh là thứ gì đó, vừa gần gũi, vừa mê hoặc kiểu khác lạ.
Một lịch sử chung
Nước Mỹ trải qua thế kỷ đầu của mình ở vị trí thuộc địa Anh, một di sản không dễ gì xóa bỏ.
Như nhà sử học ở Yale, Frank Proshaska nêu ra trong cuốn sách về người Mỹ và Vương triều Anh “Đại bàng và Vương miện” (The Eagle and the Crown: Americans and the British Monarchy ), thì việc cắt đứt quan hệ với Anh có thể không hoàn toàn như người ta vẫn nghĩ.
Ngay cả vào đỉnh cao của Cách mạng Mỹ, nhiều người dân thuộc địa vẫn cảm thấy khó khăn khi phải đi theo xu hướng cộng hòa.
Sau Độc lập, một số nhân vật xây dựng nên nước Mỹ vẫn cảm thấy khó mà đưa vào hiện thực khái niệm ‘quốc gia - dân tộc mới’ mà không có một sự kết nối và trật tự do vương triều đặt ra.
Bằng chứng mà chúng ta có là cách xưng hô với George Washington là 'Đấng Tôn quý’ (His Excellency), hay Đấng Cao quý nhất (His Most Serene Highness). Những đặc điểm này khác với truyền thống ái quốc kiểu Mỹ vốn nhấn mạnh đến tinh thần chống vương quyền mạnh mẽ của cuộc Cách mạng.
Thái độ của người Mỹ với Vương triều Anh còn hé mở các nhìn nội tâm của văn hóa chính trị Mỹ.
Prochaska chỉ ra rằng sau Cách mạng đã lâu, cách nghĩ về Anh vẫn là "một phần của cuộc đối thoại Hoa Kỳ tự nói với mình".
Diễn viên Anh, Colin Firth nhận Oscar 2011 cho phim Diễn văn của Vua (The King's Speech)
Các sự kiện lớn trong lịch sử Mỹ hồi Thế kỷ 19: niềm tin về cuộc chinh phục miền Tây nhân danh Sứ mệnh (Manifest Destiny), Cuộc Nội chiến, và thời kỳ phục hồi, đều đem lại một cảm giác bất an.
Người Mỹ vốn tự ý thức được sự thiếu vắng lịch sử của mình, và có cảm giác lo ngại vì sống trong một xã hội hoàn toàn mới, không có trật tự trên dưới, đã chuyển cảm xúc này vào thành ham muốn về an ninh, thể hiện qua quá khứ bảo hoàng của mình.
Vào Thế kỷ 20, Hoàng gia Anh đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra trào lưu về các nhân vật danh tiếng.
Thời Nữ hoàng Victoria và những người kế vị, độc giả Mỹ đã đọc không ít các ấn phẩm kể lại chuyện đồn đại về Hoàng gia Anh.
Như chúng ta biết, người Mỹ luôn tự hào về tinh thần bình đẳng, bình dân chống quý tộc, nhưng họ vẫn cảm thấy Vương triều Anh là cái gì đó "sáng lòa, ngột thở".
Kể cả khi Vương triều Anh ở xa, thì tầm vóc của nó với người Mỹ vẫn rất lớn.
Công nghệ hiện đại khiến người ta có cảm giác "dễ gần" hơn với vua chúa, và câu chuyện về họ cũng được tiêu thụ trong văn hóa giải trí mạnh hơn.
Trong phim The King's Speech, Vua George V, do Michael Gambon thủ vai, đã nói luôn ra rằng nhờ làn sóng radio mà các vua chúa nay trở thành diễn viên.
Điều này cũng phần nào lý giải tâm lý ngưỡng mộ Công nương Diana cả bên kia bờ Đại Tây Dương, với cơn sốt truyền thông ở Mỹ cũng đang nóng lòng chờ đám cưới hoàng gia sắp tới.
Sự kết hợp giữa hào quang của hoàng gia với số phận yếu đuối, dễ tổn thương của người thường quả là nguồn cảm hứng hấp dẫn cho một vở kịch xã hội.
Nhiều người Mỹ cảm thấy Diana đã trả qua điều mà những người phụ nữ không phải con vua cháu chúa được biết: chuyện bị bội tình, mặc cảm thấp kém và cả băn khoăn về hình ảnh của mình.
Chắc chắn là vậy, ngay bây giờ ta vẫn có thể nghe câu nói, "Diana cũng là một con người mà", dấu hiệu của một cảm xúc được tăng độ thân ái qua hình ảnh bà ôm một bệnh nhân HIV/AIDS.
Cơn sốt về đám cưới sắp tới của cô Kate Middleton và Hoàng tử William cũng đến từ chỗ, như nhà tạo mốt Bruce Oldfield nói, một cô gái thường dân đã "bỏ túi được vị hoàng tử".
Phim The King’s Speech, nhờ tập trung vào cuộc vật lộn của chính vua và hoàng hậu Anh thời đó để chiến thắng bệnh nói lắp của Vua George VI, đã gợi ra ý tưởng các nhân vật vua chúa quyền quý "cũng như người thường chúng ta".
Hồi người Mỹ lập quốc, danh hiệu quý phái kiểu Anh vẫn được dùng để gọi Tổng thống George Washington
Hướng đi khác
Nhưng lịch sử chung cũng không phải là điều duy nhất khiến Hoa Kỳ và Anh Quốc hấp dẫn lẫn nhau. Với nhiều người Mỹ, văn hóa Anh có đầy những điểm khác biệt, tới mức độ lập dị, khiến người ta chú ý.
Ngoài những điều hiển hiện trong ngôn ngữ hàng ngày như "thang máy" (lift ở Anh và elevator ở Mỹ), hoặc chuyện lái xe bên phải hay bên trái đường, người Mỹ đã tiếp nhận một thế giới quan hoàn toàn khác người Anh.
Địa lý hiển nhiên đóng một vai trò không nhỏ trong việc hình thành tâm lý Mỹ.
Hoa Kỳ là một miền đất rộng mênh mông, lớn hơn Anh Quốc tới 40 lần.
Không gian rộng mở và chân trời vô tận mở ra những cơ hội bất tận.
Như trang của Thomas Cole hay ảnh chụp của Ansel Adams cho thấy, trời đất hoang vu và bất định của Mỹ phản ảnh hình ảnh người Mỹ nghĩ về mình: chủ nghĩa cá nhân không bị cản trở.
Những con đường dọc ngang đất Mỹ là hình ảnh rõ rệt nhất, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, về tâm thức chung của quốc gia và con người Mỹ.
Đi xuyên qua không gia trải rộng đó cũng là trải nghiệm của sự đổi mới liên tục, của cuộc phiêu lưu và cả những mối hiểm nguy không nhỏ.
Sống ở Anh, bạn thử nghĩ xem liệu "Những Con Đường Anh Quốc" có thể nào sánh được với Mỹ về tính lãng mạn đó?
Nhưng có một nghịch lý là không gian tưởng như vô tận của Hoa Kỳ lại làm nước Mỹ nhỏ lại.
Với người nước ngoài mới tới, người dân Hoa Kỳ như có một tính cách khá cách biệt, thậm chí tự tin tới mức hơi ngây thơ và ít ý thức toàn cầu.
Ai trong họ còn muốn du hành tới các góc khác của địa cầu nếu họ có thể đi từ Los Angeles đến New York City để có một trải nghiệm tương tự?
Về phía mình, Anh Quốc, bị ép lại cạnh lục địa châu Âu, cũng không có nhiều sự lựa chọn khi phải giao lưu với những dân tộc và quốc gia láng giềng. Nói một cách khác thì khó có thể xây dựng tính cách riêng, cá nhân chủ nghĩa khi bạn sống quá gần những người khác.
Xu hướng giao lưu là hiển nhiên khi ta biết rằng chỉ 30 phần trăm người Mỹ có hộ chiếu, so với gần 80 phần trăm người Anh.
Là một người Mỹ sống tại London, tôi cũng gặp khó khăn khi trả qua những dò đoán hàng ngày về cách người Anh biểu lộ về giai tầng xã hội. Hồi còn ở nhà, tại Mỹ, tôi thấy giai cấp chủ yếu gắn liền với chuyện tiền nhiều hay ít.
Trong "Giấc mơ Mỹ", phần cơ bản chính là khả năng vươn lên từ kẻ đánh giày thành triệu phú chỉ trong một đời người. Điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không còn phân biệt đẳng cấp.
Câu chuyện về cô Kate Middleton, xuất thân bình dân 'bắt được' Hoàng tử William cũng thu hút người Mỹ
Nhưng ý tưởng về khả năng tự kiến tạo đời mình, tự quyết định về số phận mình nhờ tài năng, nghị lực và cả 'sức đấu tranh', vẫn là tiêu chuẩn luân lý chính ở Mỹ.
Còn ở đây, tôi nhanh chóng nhận thấy giai cấp là một thứ gì phức tạp hơn chuyện đồng lương nhiều hay ít. Với xã hội Anh, đây là sự pha trộn giữa giòng tộc, giáo dục, cảm quan về thẩm mỹ, khẩu vị và cả các thứ thủ tục cùng hành vi hàng ngày.
Nó tạo ra văn hóa nội hàm và cả lăng kính nhằm kiến giải sự việc xung quanh cho từng tầng lớp xã hội.
Các bạn người Anh nhanh chóng "chỉ bảo" cho tôi rằng cô người mẫu hở hang Katie Price có thể có nhiều tiền hơn Nữ hoàng Elizabeth II, nhưng cô ta sẽ chỉ vĩnh viễn thuộc "tầng lớp lao động".
Điều thú vị hơn nữa là cách người Anh tự "dán nhãn" cho nhau theo thang bậc về tôn ti trật tự xã hội, và một chỉ dấu khác nữa là sự thăng tiến từ thấp lên cao tại Anh hiện yếu nhất trong các nước công nghiệp phát triển.
Nếu như người Mỹ chúng tôi không bị khốn khổ vì các định kiến hoặc bị buộc phải tham gia cuộc chơi "giai cấp" kiểu Anh thì chỉ quan sát nó thôi cũng là một môn thể thao.
Người Mỹ và người Anh không chỉ khác trong cách sắp đặt thế giới xung quanh của mình mà còn khác nhau cả về cách cười. Nhiều chuyện hài hước đã thành thông lệ trong văn hóa Anh lại chẳng khiến người Mỹ cười nổi.
Ngược lại, ở Mỹ có những người tự cho mình là thức giả tới mức hiểu người tính hài hước của Anh và với họ thì các tác phẩm của ban hài Monty Python có vị trí gần như là "thần thoại".
Nói như nghệ sĩ hài Anh Simon Pegg thì người Mỹ cười theo kiểu "tâm lý cởi mở", còn người Anh lại thích nhấm nháp sự thâm thuý, đôi chút bí hiểm và chua cay.
Nhưng tựu chung lại thì với nhiều người Mỹ, văn hóa Anh gần gũi đủ để không thấy đáng sợ mà có chút ít kỳ lạ, đủ để khẩu vị hơi e dè của họ dám thưởng thức "của lạ".
Trong thâm tâm, sức quyến rũ của lịch sử chung, nguồn gốc có phần chia sẻ như anh em nhưng lại lớn lên thành hai loại khác nhau.
Và dù Hoa Kỳ đã bỏ đi phần "xiềng xích̀" là Hoàng gia để lập ra nền Cộng hòa từ vài thế kỷ trước, không có gì cản trở người dân Mỹ tiếp tục vui thích với lớp hào quanh của hoàng tộc.
Chí ít như ta thấy qua thành công của phim Bấm The King’s Speech, công thức điện ảnh của Hollywood đã đem lại thành công thương mại nhờ một truyền thống khó nắm bắt nhưng được làm mới, được tô đi vẽ lại từ mấy thế kỷ qua.
Bài dịch từ bản tiếng Anh của Martina Nguyễn, một nhà nghiên cứu xã hội người Mỹ gốc Việt, hiện sống tại London.
Miền Tây nước Mỹ gợi ra hình ảnh về một không gian tự do
Theo BBC Vietnamese
Giải Oscar trao cho phim Anh, Bấm The King’s Speech cùng thành công thương mại ở các rạp chiếu bóng tại Hoa Kỳ của bộ phim đặt ra câu hỏi: Vì sao nội dung về Hoàng gia Anh, và cả về văn hóa Anh nói chung, lại cuốn hút công chúng Mỹ tới như vậy.
Tôi tin rằng câu trả lời đến từ chỗ bộ phim như vậy gợi ra định kiến có sẵn của người Mỹ rằng văn hóa Anh là thứ gì đó, vừa gần gũi, vừa mê hoặc kiểu khác lạ.
Một lịch sử chung
Nước Mỹ trải qua thế kỷ đầu của mình ở vị trí thuộc địa Anh, một di sản không dễ gì xóa bỏ.
Như nhà sử học ở Yale, Frank Proshaska nêu ra trong cuốn sách về người Mỹ và Vương triều Anh “Đại bàng và Vương miện” (The Eagle and the Crown: Americans and the British Monarchy ), thì việc cắt đứt quan hệ với Anh có thể không hoàn toàn như người ta vẫn nghĩ.
Ngay cả vào đỉnh cao của Cách mạng Mỹ, nhiều người dân thuộc địa vẫn cảm thấy khó khăn khi phải đi theo xu hướng cộng hòa.
Sau Độc lập, một số nhân vật xây dựng nên nước Mỹ vẫn cảm thấy khó mà đưa vào hiện thực khái niệm ‘quốc gia - dân tộc mới’ mà không có một sự kết nối và trật tự do vương triều đặt ra.
Bằng chứng mà chúng ta có là cách xưng hô với George Washington là 'Đấng Tôn quý’ (His Excellency), hay Đấng Cao quý nhất (His Most Serene Highness). Những đặc điểm này khác với truyền thống ái quốc kiểu Mỹ vốn nhấn mạnh đến tinh thần chống vương quyền mạnh mẽ của cuộc Cách mạng.
Thái độ của người Mỹ với Vương triều Anh còn hé mở các nhìn nội tâm của văn hóa chính trị Mỹ.
Prochaska chỉ ra rằng sau Cách mạng đã lâu, cách nghĩ về Anh vẫn là "một phần của cuộc đối thoại Hoa Kỳ tự nói với mình".
Các sự kiện lớn trong lịch sử Mỹ hồi Thế kỷ 19: niềm tin về cuộc chinh phục miền Tây nhân danh Sứ mệnh (Manifest Destiny), Cuộc Nội chiến, và thời kỳ phục hồi, đều đem lại một cảm giác bất an.
Người Mỹ vốn tự ý thức được sự thiếu vắng lịch sử của mình, và có cảm giác lo ngại vì sống trong một xã hội hoàn toàn mới, không có trật tự trên dưới, đã chuyển cảm xúc này vào thành ham muốn về an ninh, thể hiện qua quá khứ bảo hoàng của mình.
Vào Thế kỷ 20, Hoàng gia Anh đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra trào lưu về các nhân vật danh tiếng.
Thời Nữ hoàng Victoria và những người kế vị, độc giả Mỹ đã đọc không ít các ấn phẩm kể lại chuyện đồn đại về Hoàng gia Anh.
Như chúng ta biết, người Mỹ luôn tự hào về tinh thần bình đẳng, bình dân chống quý tộc, nhưng họ vẫn cảm thấy Vương triều Anh là cái gì đó "sáng lòa, ngột thở".
Kể cả khi Vương triều Anh ở xa, thì tầm vóc của nó với người Mỹ vẫn rất lớn.
Công nghệ hiện đại khiến người ta có cảm giác "dễ gần" hơn với vua chúa, và câu chuyện về họ cũng được tiêu thụ trong văn hóa giải trí mạnh hơn.
Trong phim The King's Speech, Vua George V, do Michael Gambon thủ vai, đã nói luôn ra rằng nhờ làn sóng radio mà các vua chúa nay trở thành diễn viên.
Điều này cũng phần nào lý giải tâm lý ngưỡng mộ Công nương Diana cả bên kia bờ Đại Tây Dương, với cơn sốt truyền thông ở Mỹ cũng đang nóng lòng chờ đám cưới hoàng gia sắp tới.
Sự kết hợp giữa hào quang của hoàng gia với số phận yếu đuối, dễ tổn thương của người thường quả là nguồn cảm hứng hấp dẫn cho một vở kịch xã hội.
Nhiều người Mỹ cảm thấy Diana đã trả qua điều mà những người phụ nữ không phải con vua cháu chúa được biết: chuyện bị bội tình, mặc cảm thấp kém và cả băn khoăn về hình ảnh của mình.
Chắc chắn là vậy, ngay bây giờ ta vẫn có thể nghe câu nói, "Diana cũng là một con người mà", dấu hiệu của một cảm xúc được tăng độ thân ái qua hình ảnh bà ôm một bệnh nhân HIV/AIDS.
Cơn sốt về đám cưới sắp tới của cô Kate Middleton và Hoàng tử William cũng đến từ chỗ, như nhà tạo mốt Bruce Oldfield nói, một cô gái thường dân đã "bỏ túi được vị hoàng tử".
Phim The King’s Speech, nhờ tập trung vào cuộc vật lộn của chính vua và hoàng hậu Anh thời đó để chiến thắng bệnh nói lắp của Vua George VI, đã gợi ra ý tưởng các nhân vật vua chúa quyền quý "cũng như người thường chúng ta".
Hướng đi khác
Nhưng lịch sử chung cũng không phải là điều duy nhất khiến Hoa Kỳ và Anh Quốc hấp dẫn lẫn nhau. Với nhiều người Mỹ, văn hóa Anh có đầy những điểm khác biệt, tới mức độ lập dị, khiến người ta chú ý.
Ngoài những điều hiển hiện trong ngôn ngữ hàng ngày như "thang máy" (lift ở Anh và elevator ở Mỹ), hoặc chuyện lái xe bên phải hay bên trái đường, người Mỹ đã tiếp nhận một thế giới quan hoàn toàn khác người Anh.
Địa lý hiển nhiên đóng một vai trò không nhỏ trong việc hình thành tâm lý Mỹ.
Hoa Kỳ là một miền đất rộng mênh mông, lớn hơn Anh Quốc tới 40 lần.
Không gian rộng mở và chân trời vô tận mở ra những cơ hội bất tận.
Như trang của Thomas Cole hay ảnh chụp của Ansel Adams cho thấy, trời đất hoang vu và bất định của Mỹ phản ảnh hình ảnh người Mỹ nghĩ về mình: chủ nghĩa cá nhân không bị cản trở.
Những con đường dọc ngang đất Mỹ là hình ảnh rõ rệt nhất, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, về tâm thức chung của quốc gia và con người Mỹ.
Đi xuyên qua không gia trải rộng đó cũng là trải nghiệm của sự đổi mới liên tục, của cuộc phiêu lưu và cả những mối hiểm nguy không nhỏ.
Sống ở Anh, bạn thử nghĩ xem liệu "Những Con Đường Anh Quốc" có thể nào sánh được với Mỹ về tính lãng mạn đó?
Nhưng có một nghịch lý là không gian tưởng như vô tận của Hoa Kỳ lại làm nước Mỹ nhỏ lại.
Với người nước ngoài mới tới, người dân Hoa Kỳ như có một tính cách khá cách biệt, thậm chí tự tin tới mức hơi ngây thơ và ít ý thức toàn cầu.
Ai trong họ còn muốn du hành tới các góc khác của địa cầu nếu họ có thể đi từ Los Angeles đến New York City để có một trải nghiệm tương tự?
Về phía mình, Anh Quốc, bị ép lại cạnh lục địa châu Âu, cũng không có nhiều sự lựa chọn khi phải giao lưu với những dân tộc và quốc gia láng giềng. Nói một cách khác thì khó có thể xây dựng tính cách riêng, cá nhân chủ nghĩa khi bạn sống quá gần những người khác.
Xu hướng giao lưu là hiển nhiên khi ta biết rằng chỉ 30 phần trăm người Mỹ có hộ chiếu, so với gần 80 phần trăm người Anh.
Là một người Mỹ sống tại London, tôi cũng gặp khó khăn khi trả qua những dò đoán hàng ngày về cách người Anh biểu lộ về giai tầng xã hội. Hồi còn ở nhà, tại Mỹ, tôi thấy giai cấp chủ yếu gắn liền với chuyện tiền nhiều hay ít.
Trong "Giấc mơ Mỹ", phần cơ bản chính là khả năng vươn lên từ kẻ đánh giày thành triệu phú chỉ trong một đời người. Điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không còn phân biệt đẳng cấp.
Nhưng ý tưởng về khả năng tự kiến tạo đời mình, tự quyết định về số phận mình nhờ tài năng, nghị lực và cả 'sức đấu tranh', vẫn là tiêu chuẩn luân lý chính ở Mỹ.
Còn ở đây, tôi nhanh chóng nhận thấy giai cấp là một thứ gì phức tạp hơn chuyện đồng lương nhiều hay ít. Với xã hội Anh, đây là sự pha trộn giữa giòng tộc, giáo dục, cảm quan về thẩm mỹ, khẩu vị và cả các thứ thủ tục cùng hành vi hàng ngày.
Nó tạo ra văn hóa nội hàm và cả lăng kính nhằm kiến giải sự việc xung quanh cho từng tầng lớp xã hội.
Các bạn người Anh nhanh chóng "chỉ bảo" cho tôi rằng cô người mẫu hở hang Katie Price có thể có nhiều tiền hơn Nữ hoàng Elizabeth II, nhưng cô ta sẽ chỉ vĩnh viễn thuộc "tầng lớp lao động".
Điều thú vị hơn nữa là cách người Anh tự "dán nhãn" cho nhau theo thang bậc về tôn ti trật tự xã hội, và một chỉ dấu khác nữa là sự thăng tiến từ thấp lên cao tại Anh hiện yếu nhất trong các nước công nghiệp phát triển.
Nếu như người Mỹ chúng tôi không bị khốn khổ vì các định kiến hoặc bị buộc phải tham gia cuộc chơi "giai cấp" kiểu Anh thì chỉ quan sát nó thôi cũng là một môn thể thao.
Người Mỹ và người Anh không chỉ khác trong cách sắp đặt thế giới xung quanh của mình mà còn khác nhau cả về cách cười. Nhiều chuyện hài hước đã thành thông lệ trong văn hóa Anh lại chẳng khiến người Mỹ cười nổi.
Ngược lại, ở Mỹ có những người tự cho mình là thức giả tới mức hiểu người tính hài hước của Anh và với họ thì các tác phẩm của ban hài Monty Python có vị trí gần như là "thần thoại".
Nói như nghệ sĩ hài Anh Simon Pegg thì người Mỹ cười theo kiểu "tâm lý cởi mở", còn người Anh lại thích nhấm nháp sự thâm thuý, đôi chút bí hiểm và chua cay.
Nhưng tựu chung lại thì với nhiều người Mỹ, văn hóa Anh gần gũi đủ để không thấy đáng sợ mà có chút ít kỳ lạ, đủ để khẩu vị hơi e dè của họ dám thưởng thức "của lạ".
Trong thâm tâm, sức quyến rũ của lịch sử chung, nguồn gốc có phần chia sẻ như anh em nhưng lại lớn lên thành hai loại khác nhau.
Và dù Hoa Kỳ đã bỏ đi phần "xiềng xích̀" là Hoàng gia để lập ra nền Cộng hòa từ vài thế kỷ trước, không có gì cản trở người dân Mỹ tiếp tục vui thích với lớp hào quanh của hoàng tộc.
Chí ít như ta thấy qua thành công của phim Bấm The King’s Speech, công thức điện ảnh của Hollywood đã đem lại thành công thương mại nhờ một truyền thống khó nắm bắt nhưng được làm mới, được tô đi vẽ lại từ mấy thế kỷ qua.
Bài dịch từ bản tiếng Anh của Martina Nguyễn, một nhà nghiên cứu xã hội người Mỹ gốc Việt, hiện sống tại London.
Theo BBC Vietnamese