Bốc mộ, vớt xác rồi khâm liệm những người xấu số lỡ sảy chân bị con nước dữ cuốn trôi, đi khắp nơi “thu nhặt” xác những hài nhi xấu số về chôn cất… ông Bao tự nhận mình thích làm bạn với các… linh hồn.
Mới qua cái tuổi lục tuần nhưng ông nom như cụ già 80. Râu tóc dài, bạc trắng như cước, người đàn ông có cái tên là lạ Vũ Ngọc Bao cười khà khà kể, ai đoán tuổi ông ít nhất cũng già hơn… một giáp.
Không chỉ có cái bề ngoài “không giống ai”, những việc làm của ông cũng khiến người khác phải “ngả mũ chào thua”. Có người độc miệng bảo ông là gàn dở, có kẻ bảo ông là dị nhân, cũng có người tôn ông là phật sống… Nhưng tất cả những người biết ông đều phải thừa nhận mỗi việc làm của ông đều mang cái tâm khiến người đời kính phục.
30 năm làm bạn với các… linh hồn
Ông Bao vốn là người theo đạo ở xứ Quần Vinh, Xã Nghĩa Thắng, Huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Cũng như bao trai làng ở vùng đất ven biển nắng gió, ông làm ngư dân săn bắt cá để kiếm sống. Đến năm 1980 thì rời biển về nhà làm nông và cũng chừng ấy năm ông gắn bó với người sắp chết làm công việc đọc kinh, khuyên bảo an ủi họ trước khi về với thế giới bên kia. Đến khi họ từ giã cõi đời ông lại tự tay khâm liệm, “bó gói”, rồi đến cả việc bốc mộ ông cũng “kiêm” luôn.
“Có người bốc mộ cho cha mẹ cũng sợ, tôi thì… quen tay rồi nên chả biết hãi là gì. Cả làng cả xã này, cứ có ai nhờ bốc mộ là tôi lại xắn tay làm”, ông nhâm nhi chén trà, vuốt chòm râu dài kể.
Mới qua cái tuổi lục tuần nhưng ông nom như cụ già 80. Râu tóc dài, bạc trắng như cước, người đàn ông có cái tên là lạ Vũ Ngọc Bao cười khà khà kể, ai đoán tuổi ông ít nhất cũng già hơn… một giáp.
Không chỉ có cái bề ngoài “không giống ai”, những việc làm của ông cũng khiến người khác phải “ngả mũ chào thua”. Có người độc miệng bảo ông là gàn dở, có kẻ bảo ông là dị nhân, cũng có người tôn ông là phật sống… Nhưng tất cả những người biết ông đều phải thừa nhận mỗi việc làm của ông đều mang cái tâm khiến người đời kính phục.
30 năm làm bạn với các… linh hồn
Ông Bao vốn là người theo đạo ở xứ Quần Vinh, Xã Nghĩa Thắng, Huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Cũng như bao trai làng ở vùng đất ven biển nắng gió, ông làm ngư dân săn bắt cá để kiếm sống. Đến năm 1980 thì rời biển về nhà làm nông và cũng chừng ấy năm ông gắn bó với người sắp chết làm công việc đọc kinh, khuyên bảo an ủi họ trước khi về với thế giới bên kia. Đến khi họ từ giã cõi đời ông lại tự tay khâm liệm, “bó gói”, rồi đến cả việc bốc mộ ông cũng “kiêm” luôn.
“Có người bốc mộ cho cha mẹ cũng sợ, tôi thì… quen tay rồi nên chả biết hãi là gì. Cả làng cả xã này, cứ có ai nhờ bốc mộ là tôi lại xắn tay làm”, ông nhâm nhi chén trà, vuốt chòm râu dài kể.
Ông Bao đứng trước khu mộ xây cho các hài nhi trong nghĩa địa ông trông coi.
Con sông ôm lấy cả xã Quần Vinh nom thơ mộng là thế nhưng nhiều lúc người dân trong vùng cũng phát hoảng vì… thi thoảng lại có cái xác người xấu số nào đó sảy chân bị dòng nước lũ cuốn phăng đi. Hoặc giả người tự tử chả hiểu từ đầu nguồn nào dạt vào bãi sông. Phần lớn xác những người xấu số đã biến dạng vì lâu ngày mục rữa hoặc làm mồi cho cá. Ai ai nhìn cũng sợ khiếp vía chứ đừng nói là động tay động chân vào. Ấy thế là tận đâu đâu họ lại gọi đến ông Bao. Ông cởi đồ, “tắm giặt”, khâm liệm rồi lại giúp công an tìm đến thân nhân những con người không may mắn ấy.
Đang nói dở chuyện, bỗng như nhớ ra điều gì, ông Bao đứng lên lục lọi trong ngăn kéo tủ đưa tôi một cái túi bóng được buộc kỹ càng. Bên trong có một vé gửi xe có ghi địa chỉ Hà Nội, một chùm chìa khóa, mấy tờ tiền… Ông bảo: “Đấy là những vật tôi lấy ra từ túi quần xác người đàn ông mới vớt được hôm bữa. Khâm niệm, chôn cất được 10 ngày rồi vẫn chưa thấy người nhà đến nhận. Công an xã nhờ tôi giữ hộ mấy vật này để giúp tìm người nhà cho anh ta. Lần trước tôi cũng thấy mấy thứ trong túi một thanh niên tự vẫn, lần mò gọi được đến nhà anh ta. Thân nhân đến nhà tôi rồi khóc lóc như mưa… Tội nghiệp thật!”.
Rồi ông bảo, hình như ông có duyên với các… linh hồn, bởi mấy chục năm qua, công việc của ông toàn liên quan đến… người chết. An ủi người sắp chết, khâm liệm người chết đuối, bốc mộ hộ những người dân quanh vùng…. Và ông cũng kiêm luôn người trông nom nghĩa địa của thôn.
“Ngày nào cũng ra vào nghĩa địa với hàng trăm nấm mồ, ông có sợ không?”, tôi hỏi. “Ô, sợ gì! Tôi nghĩ không có ma nhưng tôi tin có các vong hồn, thỉnh thoảng tôi vẫn nói chuyện với họ đấy! Tôi tin, họ không nói được nhưng họ biết cả”.
“Giấu vợ con, làng xóm, chôn cất hàng nghìn hài nhi bị bỏ rơi”
Có một điều mà người ta hay nhắc đến nhất ở người đàn ông kỳ lạ này là tự tay ông đã tự tay chôn cất hàng nghìn hài nhi bị bỏ rơi. Ông bảo, ông theo đạo Công giáo nên quan niệm mỗi thai nhi khi vừa được thụ thai cũng được coi là một con người. Chúng cũng có linh hồn và cần được chở che khi bị dứt ra khỏi da thịt người mẹ.
Đang nói dở chuyện, bỗng như nhớ ra điều gì, ông Bao đứng lên lục lọi trong ngăn kéo tủ đưa tôi một cái túi bóng được buộc kỹ càng. Bên trong có một vé gửi xe có ghi địa chỉ Hà Nội, một chùm chìa khóa, mấy tờ tiền… Ông bảo: “Đấy là những vật tôi lấy ra từ túi quần xác người đàn ông mới vớt được hôm bữa. Khâm niệm, chôn cất được 10 ngày rồi vẫn chưa thấy người nhà đến nhận. Công an xã nhờ tôi giữ hộ mấy vật này để giúp tìm người nhà cho anh ta. Lần trước tôi cũng thấy mấy thứ trong túi một thanh niên tự vẫn, lần mò gọi được đến nhà anh ta. Thân nhân đến nhà tôi rồi khóc lóc như mưa… Tội nghiệp thật!”.
Rồi ông bảo, hình như ông có duyên với các… linh hồn, bởi mấy chục năm qua, công việc của ông toàn liên quan đến… người chết. An ủi người sắp chết, khâm liệm người chết đuối, bốc mộ hộ những người dân quanh vùng…. Và ông cũng kiêm luôn người trông nom nghĩa địa của thôn.
“Ngày nào cũng ra vào nghĩa địa với hàng trăm nấm mồ, ông có sợ không?”, tôi hỏi. “Ô, sợ gì! Tôi nghĩ không có ma nhưng tôi tin có các vong hồn, thỉnh thoảng tôi vẫn nói chuyện với họ đấy! Tôi tin, họ không nói được nhưng họ biết cả”.
“Giấu vợ con, làng xóm, chôn cất hàng nghìn hài nhi bị bỏ rơi”
Có một điều mà người ta hay nhắc đến nhất ở người đàn ông kỳ lạ này là tự tay ông đã tự tay chôn cất hàng nghìn hài nhi bị bỏ rơi. Ông bảo, ông theo đạo Công giáo nên quan niệm mỗi thai nhi khi vừa được thụ thai cũng được coi là một con người. Chúng cũng có linh hồn và cần được chở che khi bị dứt ra khỏi da thịt người mẹ.
Chiếc hộp treo trước cửa nhà ông để các hài nhi trước khi đem chôn cất.
“Thật xót xa khi nhìn thấy những hài nhi bé nhỏ bị bỏ đi như những bệnh phẩm, có cháu được chôn cất, có khi người ta bỏ các cháu xuống rãnh, ra ao cho cá ăn. Nhìn cảnh ấy tôi đau lòng lắm!”, ông Bao trầm ngâm.
Suy nghĩ thế nên ông đã âm thầm liên hệ với các phòng khám phụ khoa tư nhân và bệnh viện Huyện để xin những hài nhi bị cha mẹ chúng vứt bỏ. Vì là đàn ông nên không thể tự mình đến những chỗ “tế nhị” như thế mang các cháu về, nên ông đã nhờ một người nữa giúp ông đến đó làm nghi thức rửa tội khi các cháu vừa được “chào đời”. Sau đó, mang về đưa cho ông chôn cất, hương khói.
Ban đầu, tất cả những việc ấy diễn ra âm thầm, kín đáo vì sợ người khác biết sẽ hoảng. Đầu tiên, ông đem hài nhi vào khu nhà dòng nhưng mé không đồng ý, sau chuyển sang nhà đòng nhưng dột nát quá. Cuối cùng bí quá ông mang luôn về nhà mình khâm liệm cho các cháu.
Suy nghĩ thế nên ông đã âm thầm liên hệ với các phòng khám phụ khoa tư nhân và bệnh viện Huyện để xin những hài nhi bị cha mẹ chúng vứt bỏ. Vì là đàn ông nên không thể tự mình đến những chỗ “tế nhị” như thế mang các cháu về, nên ông đã nhờ một người nữa giúp ông đến đó làm nghi thức rửa tội khi các cháu vừa được “chào đời”. Sau đó, mang về đưa cho ông chôn cất, hương khói.
Ban đầu, tất cả những việc ấy diễn ra âm thầm, kín đáo vì sợ người khác biết sẽ hoảng. Đầu tiên, ông đem hài nhi vào khu nhà dòng nhưng mé không đồng ý, sau chuyển sang nhà đòng nhưng dột nát quá. Cuối cùng bí quá ông mang luôn về nhà mình khâm liệm cho các cháu.
Đánh số các hài nhi và hương khói trước khi đem chôn.
“Giấy không bọc được lửa”, việc ông làm cũng không giấu được vợ con và tai mắt của những người hàng xóm. Người ta bảo ông gàn dở, bảo ông là dị nhân. Nhất là những người cạnh nhà ông thì sợ ra mặt. Họ biết chả bảo được ông “bỏ” cái việc… đáng sợ ấy đi thì lánh ông ra mặt. Ông bảo, từ dạo đó những người qua nhà ông chơi cũng thưa hẳn, hầu như ít người dám “bén mảng” tới.
Về phần vợ con ông, ban đầu cũng phản đối dữ dội lắm. Nhưng sau thấy ông giải thích cặn kẽ căn nguyên thì cũng thấu hiểu. Lâu lâu dần vợ con và hàng xóm cũng hiểu được công việc của ông và không còn kỳ thị như dạo đầu nữa. Thậm chí, nhiều người ủng hộ gọi ông là thánh sống. Duy có cậu con trai út, do vợ mang bầu đã mua đất chỗ khác không dám ở để ngày ngày chứng kiến bố tự tay chôn cất những thai nhi còn nhầy nhụa máu.
Tính đến giờ là 4 năm, ông đã chôn cất được hơn 3000 hài nhi xấu số. “Các cháu nhỏ”, ông cho vào tiểu sành rồi trộn xi măng đậy lại. “Cháu lớn” thì ông mua áo quan nhỏ, mặc quần áo cho các cháu rồi chôn cất như một con người.
Về phần vợ con ông, ban đầu cũng phản đối dữ dội lắm. Nhưng sau thấy ông giải thích cặn kẽ căn nguyên thì cũng thấu hiểu. Lâu lâu dần vợ con và hàng xóm cũng hiểu được công việc của ông và không còn kỳ thị như dạo đầu nữa. Thậm chí, nhiều người ủng hộ gọi ông là thánh sống. Duy có cậu con trai út, do vợ mang bầu đã mua đất chỗ khác không dám ở để ngày ngày chứng kiến bố tự tay chôn cất những thai nhi còn nhầy nhụa máu.
Tính đến giờ là 4 năm, ông đã chôn cất được hơn 3000 hài nhi xấu số. “Các cháu nhỏ”, ông cho vào tiểu sành rồi trộn xi măng đậy lại. “Cháu lớn” thì ông mua áo quan nhỏ, mặc quần áo cho các cháu rồi chôn cất như một con người.
Trộn xi măng và đậy kín các tiểu sành.
“Có cháu khi mang về đây có hình hài như một đứa trẻ sơ sinh bình thường. 7 tháng, bị mẹ tiêm thuốc cho ra thai sớm, nên cháu chỉ sống được vài tiếng là chết. Cháu vẫn khóc, mở đôi mắt đen láy nhìn tôi…”, ông Bao chớp chớp mắt kể lại.
Rồi ông hớn hở khoe đã xin tiền để xây hai cái am lớn chứa các tiểu sành bé xíu, cho các cháu có nơi an táng và được nhang khói.
Kỳ lạ là tất cả những điều ông làm đều không vì một lợi nhuận gì. Giúp đỡ những người xấu số, 30 năm bốc mộ, chừng ấy năm an ủi những người sắp chết và dang tay che chở những hài nhi bị bỏ rơi… ông đều không nhận một đồng. Như bao gia đình trong cái làng ven biển nghèo xơ xác nhà, mấy miệng ăn của cả gia đình ông chỉ trông vào 7 sào ruộng, “hên” thì có hạt ăn hạt để, “xui” thì bị lũ cuốn mất trắng.
Đã đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng có lẽ hình ảnh người đàn ông với mái tóc chòm râu đẹp như tiên ông nhưng mang vẻ chân chất của người trai vùng biển sẽ để lại cho tôi những ấn tượng thật đặc biệt. Những việc làm của ông tôi chắc hẳn một điều là không phải từ tấm lòng của một người bình thường…
zing
Rồi ông hớn hở khoe đã xin tiền để xây hai cái am lớn chứa các tiểu sành bé xíu, cho các cháu có nơi an táng và được nhang khói.
Kỳ lạ là tất cả những điều ông làm đều không vì một lợi nhuận gì. Giúp đỡ những người xấu số, 30 năm bốc mộ, chừng ấy năm an ủi những người sắp chết và dang tay che chở những hài nhi bị bỏ rơi… ông đều không nhận một đồng. Như bao gia đình trong cái làng ven biển nghèo xơ xác nhà, mấy miệng ăn của cả gia đình ông chỉ trông vào 7 sào ruộng, “hên” thì có hạt ăn hạt để, “xui” thì bị lũ cuốn mất trắng.
Đã đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng có lẽ hình ảnh người đàn ông với mái tóc chòm râu đẹp như tiên ông nhưng mang vẻ chân chất của người trai vùng biển sẽ để lại cho tôi những ấn tượng thật đặc biệt. Những việc làm của ông tôi chắc hẳn một điều là không phải từ tấm lòng của một người bình thường…
zing