Người "cha" mệt nhoài vì chục vạn đứa con biết… bay

Jolie

Member
Năm 1996, khi đó, vườn bạch đàn rộng 1,5ha, cùng vườn dừa, vườn sanh của anh Bùi Thanh Bẩy (Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình) đã được 6-7 tuổi, tốt um tùm rồi, nên đàn cò kéo về tránh bão. Bắt được mấy bao tải chim cò, hai anh em anh Bẩy đem chia cho cả xóm, mỗi nhà vài con làm thịt nhậu chơi.
Tin liên quan
DSC08094.jpg


Anh Bùi Thanh Bẩy - người cha của ngàn vạn con cò. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Số chim cò còn lại, gồm cò trắng, cò bợ, cò lửa, diệc xám, mòng… mỗi thứ vài con, hai anh em anh Bẩy đập chết làm thịt. Thôi thì đủ các món, chim nướng, chim kho, chim hấp, chim xào xả ớt… lần lượt từng loại được đưa lên đĩa để hai anh em thưởng thức. Trong cảnh bão gió đùng đùng, ngồi nhắm rượu với toàn đặc sản, cũng thú vị. Bữa đó, cả anh Bẩy và người em say bí tỉ, say bò lê bò càng. Hôm sau, tỉnh rượu, nhìn dưới nền nhà, xương chim, xương cò vung vãi. Một cảm giác dờn dợn nơi cổ họng. Từ bấy, anh Bẩy sợ thịt chim, thịt cò, không bao giờ ăn thịt chim, cò nữa.

“Kể cũng lạ, hồi đó mình làm thịt mấy trăm con cò, thế mà chúng không bỏ đi. Lạ hơn nữa là xơi thịt cò một lần, thấy sợ, mình lại quay ra yêu loài cò như điếu đổ. Nói không ngoa, lắm khi tớ thấy tớ yêu cò hơn yêu vợ. Hay kiếp trước tớ là phận cò nhỉ?” – anh Bẩy nói vui rồi cười khanh khách.

Không biết ông nông dân này có nói quá lên không, nhưng từ khi cò về trang trại, anh ít về nhà hơn. Ngoài việc trông nom trang trại, trông nom, bảo vệ đàn cò, anh còn muốn ngắm cảnh chúng về ríu rít trong lúc hoàng hôn, đêm nghe tiếng còn con gọi mẹ, tiếng cò mẹ mớm cho con ăn. Rồi đủ các âm thanh, khi vang lên lúc đêm vắng, lúc loạn xạ như dàn đồng ca. Anh kể: “Nhiều đêm hè, tớ đem võng ra gốc dừa hoặc gốc bạch đàn mắc nằm ngủ với bọn cò. Đêm nào không được ngửi mùi tanh của phân cò, thấy nhớ lắm. Sáng ra, vào nhà soi gương, thấy mặt mũi trắng xóa, toàn phân cò”.

DSC04538.jpg


Hình ảnh cánh cò quen thuộc ở vùng quê lúa Thái Bình. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Tính đến nay, đàn cò đã ở trang trại của anh Bẩy được 14 năm rồi. Cò cứ về mỗi ngày một đông. Chúng đi tứ tán khắp ngả, rồi cuối cùng lại tìm về “ngôi nhà” an toàn. Số lượng thông thường chừng vài vạn con. Đỉnh điểm là hồi năm ngoái, chúng về phải đến cả chục vạn con, gồm đủ các loại. Cò đậu nhiều đến nỗi, đứng trên đê, nhìn vào trang trại rộng 7ha của anh, chỉ thấy một màu trắng toát, trắng toát từ ngọn đến gốc bạch đàn, trắng xóa cả rừng dừa, rừng sanh, trắng cả bờ bụi. Không còn chỗ đậu, chúng đứng chen chúc trên mái ngôi nhà nhỏ giữa trang trại. Những ngày ấy, người dân, khách du lịch đi qua, đều đứng lại trên đê ngắm cảnh tượng hoành tráng về loài cò.

Anh Bẩy dẫn tôi trèo lên mái ngôi nhà ở trang trại. Anh đưa tay lên miệng hình cái loa, hú một tiếng, đàn cò trắng cả vạn con náo loạn, gọi nhau bay trắng xóa bầu trời. Các loại chim khác cũng nháo nhác bay là là mặt đất. Tôi đã đi nhiều vườn cò, từ đồi cò Ngọc Nhị (Ba Vì), đến đồi cò Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), vườn cò Đào Mỹ (Lạng Giang, Bắc Giang), vườn cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện, Hải Dương), rồi vườn cò Đông Xuyên (Yên Phong, Bắc Ninh)… song tôi chưa từng thấy ở đâu nhiều cò đến vậy.

DSC08062.jpg


DSC08126.jpg


Đêm, cò đậu trắng xóa vườn bạch đàn. Ảnh: Nguyệt Diễm.


Theo lý giải của anh Bẩy, loài cò vốn trú ngụ, kiếm ăn ở rừng sú vẹt rộng mênh mông dọc ven biển Đông, tuy nhiên, những nơi đó, kể cả Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thủy (Nam Định), cũng không an toàn trước nòng súng, hàng ngàn chiếc bẫy của đám thợ săn. Rừng mỗi ngày một ít, súng mỗi ngày một nhiều, địa bàn kiếm ăn mỗi ngày thu hẹp, đàn cò không biết đi đâu, thấy trang trại của anh an toàn, nên mỗi ngày chúng kéo đến lại đông hơn.

Đàn cò mỗi ngày một đông, chẳng đem lại sự sung túc cho anh Bùi Thanh Bẩy. Anh Bẩy lý giải: “Cậu cứ nghĩ mà xem, giờ ai càng có nhiều con thì càng vất vả, khổ sở. Đằng này, tớ có tới hàng vạn đứa con, khổ sao cho xiết. Nuôi chúng lớn, rồi chúng bay đi mất. Các cụ bảo, công anh xúc tép nuôi cò, chẳng sai tẹo nào cả…”. Theo lời anh Bẩy, từ ngày có đàn cò, cuộc sống của vợ chồng anh không những khó khăn hơn, mà còn thêm phần… sứt mẻ. Chuyện anh trông nom cò quên cả vợ con thì đã đành, nhưng đàn cò không những không mang lại lợi lộc gì, mà còn làm thất thu bạc tỉ.

10000302.jpg


Cò về rợp trời lúc chiều muộn. Ảnh: Nguyệt Diễm.


“Nuôi cò thì mình nghèo thêm, chỉ béo mấy ông thợ săn mà thôi” – anh Bẩy than thở. Rồi anh Bẩy tính toán những thiệt hại: Riêng 1,5ha trồng bạch đàn, 20 năm nay, lẽ ra đã phải thu vài lứa, được tiền tỉ. Giống bạch đàn, trồng 5-6 năm, chặt tận gốc, nó lại mọc ra vài ba nhánh, lớn lên thành vài ba cây, vài năm sau, lại có thể thu hoạch đươc. Tuy nhiên, chỉ cần chặt một cây, “động rừng”, chúng sẽ bỏ đi hết. Để cho cò đậu, thì bạch đàn cũng không những không lớn nổi, mà mỗi ngày lại héo lụi thêm. Lý do là vì phân cò rất độc, khiến cây xót mà lụi tàn dần.

Thiệt hại tiếp theo là rừng dừa. Chưa kể thu hoạch hàng chục tấn quả mỗi mùa, chỉ cần bán lá, cũng đem lại bạc tỉ cho anh Bẩy rồi. Cứ 5 ngàn đồng/tấm lá (người ta mua để làm vòng hoa, cổng cưới, nhiều loại hàng hóa mỹ nghệ…) thì 20 năm nay, thất thu từ cây dừa không biết tính thế nào cho xuể.

Trong khi con buôn ráo riết thu mua những cây sanh nhiều tuổi, gốc to, cổ quái làm cây phôi để đưa vào chậu làm cảnh, thì cả rừng sanh của anh Bẩy thành tổ của đàn cò. Thi thoảng lại có thợ vào ngắm nghía những gốc sanh um tùm rễ, đều có giá tiền triệu, song anh Bẩy không dám đào cây nào đem bán.

Anh Bẩy dẫn tôi len lỏi vào khu rừng và chỉ cho tôi xem rất nhiều xác rắn. Anh Bẩy kể, riêng trong “khu rừng” này, cũng phải có tới hàng trăm con rắn độc hoang dã, toàn là rắn hổ mang. Do cây cối um tùm, không có người vào, chim cò về nhiều, nên rắn cũng từ khắp nơi kéo về đào hang, làm ổ. Với số tiền bạc triệu một kg rắn hổ mang, chỉ cần gọi thợ vào bắt, chia chác phần trăm, cũng có thể kiếm được không ít tiền. Tuy nhiên, anh Bẩy đều từ chối những lời đề nghị của thợ bắt rắn, vì anh sợ người lạ xâm phạm rừng cò, đào bới bờ bãi, khiến đàn “con” của anh sẽ sợ hãi bỏ đi.


Còn tiếp…​
 
Back
Top