Người di cư vượt rào cảnh sát Hungary

T

T$

Guest



150906061126_migrant_police_munich_624x351_getty.jpg
Image copyright
Getty



Image caption

Di dân từ Hungary đến Munich, Đức hôm 5/9

Hàng trăm người di cư đã phá vỡ hàng rào cảnh sát ở biên giới Hungary với Serbia và đang tiến về phía thủ đô Budapest.
Trước đó họ cũng đã gây náo loạn ở một trạm đăng ký tại Roszke.
Khoảng 300 người đang được cảnh sát hộ tống trên một đường cao tốc. Một số người trong số họ sau đó đã đồng ý lên xe buýt đến một trung tâm tiếp nhận.
Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp và Cơ quan Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tăng cường nhân viên và tàu để xử lý 25.000 người di cư tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
Athens cũng đã yêu cầu EU trợ giúp khẩn cấp để xử lý những người di cư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo rằng dòng người di cư ‘ngoạn mục’ vào Đức sẽ thay đổi đất nước này trong những năm tới.
Hungary đã trở thành một điểm nóng khi hàng ngàn người di cư và tỵ nạn từ Trung Đông và châu Phi trung chuyển qua nước này để xin tỵ nạn tại Đức và các nước khác.
Bộ trưởng quốc phòng Hungary Csaba Hende đã từ chức vào hôm thứ Hai 7/9, được cho là do liên quan đến việc xây dựng hàng rào ở biên giới nhằm ngăn chặn người di cư.
Các diễn biến khác:
  • Anh sẽ tiếp nhận nhiều nhất 20.000 người tỵ nạn từ Syria trong 5 năm tới, Thủ tướng David Cameron nói tại Quốc hội.
  • Báo chí Tây Ban Nha nói rằng cảnh sát đã bắn đạn cao su vào người di cư tại một trại tạm giam ở Valencia sau khi 50 người tìm cách trốn thoát.
  • Cảnh sát Macedonia đã va chạm với hàng ngàn người di cư tìm cách từ Hy Lạp băng qua nước này.
  • Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, trong cuộc phỏng vấn với tờ Guardian, thừa nhận Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thất bại vì chia rẽ về vấn đề Syria.
Hungary trước đó đã ngăn chặn những di dân đi về hướng bắc, khẳng định họ có thể đăng ký nước này là nơi nhập cảnh đầu tiên theo quy định của EU. Nhưng Hungary gỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào thứ Sáu 4/9 sau khi vất vả đối phó với hàng ngàn di dân cắm trại ở Budapest.
Khoảng 20.000 người đã từ Hungary sang Áo và Đức cuối tuần qua.
Tại Roszke, ẩu đả nổ ra khi một số di dân tìm cách rời khỏi trại tạm giữ và thoát khỏi hàng rào cảnh sát.
Cảnh sát phải dùng hơi cay để đối phó sau khi bị họ ném đá.
Khoảng 300 người đã thoát ra một đường cao tốc gần đó và hô vang "Nước Đức, nước Đức". Khi trời ngả tối, họ tiếp tục đi bộ và hướng về Budapest, cách đó 170 km. Cảnh sát theo sát phía sau họ.






Image copyright
Reuters



Image caption

Một di dân trước hàng rào cảnh sát tại biên giới Hungary và Serbia hôm 5/9

[h=2]Căng thẳng dâng cao[/h]Nick Thorpe, phóng viên BBC tại Hungary, cho biết thêm:
Hungary dành 73 triệu đôla để dựng hàng rào 175 km dọc biên giới Serbia, nhưng lại không chuẩn bị cơ sở hạ tầng chu đáo và trợ giúp nhân đạo cho các điểm tạm giữ di dân trong một cánh đồng ngô gần Roszke.
Nơi đó chỉ có bốn nhà vệ sinh, cảnh sát và nhân viên cứu trợ phải đau đầu với chuyện nuôi ăn và giữ ấm cho di dân khi nhiệt độ giảm xuống 5 độ C.
Tình trạng thiếu xe buýt để đưa di dân đến một trung tâm đăng ký mới cách đó 2km, thiếu thông dịch viên để giải thích những gì đang diễn ra, dẫn đến sự bộc phát và di dân tràn lên lên đường cao tốc M5 hướng tới Budapest vào tối thứ Hai 7/9.
Tới thời điểm này, ước tính khoảng 340.000 người tỵ nạn đã đến châu u năm nay, hầu hết trong số họ bất chấp hành trình nguy hiểm trên biển từ Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức, nơi mà hầu hết người di cư đang nhắm đến và dự kiến tiếp nhận 800.000 người tỵ nạn năm nay, tuyên bố rằng họ muốn các quốc gia EU khác giúp san sẻ gánh nặng.
Nhưng cuộc khủng hoảng di dân đã chia rẽ 28 quốc gia EU.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay hạn ngạch đã được đưa ra nhằm tái định cư 120.000 tị nạn trên khắp châu Âu và Pháp sẽ tiếp nhận 24.000 người.






Image copyright
Getty



Image caption

Một di dân từ Syria cầm theo ảnh của Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 5/9

[h=2]‘Tín hiệu sai lầm’[/h]Trước đó, bà Merkel gửi lời cảm ơn những tình nguyện viên đã chào đón những di dân đến Đức cuối tuần qua và nói rằng họ đã "vẽ ra một hình ảnh nước Đức khiến chúng ta tự hào".
Tuy nhiên, bà nói rằng dù Đức là ‘một quốc gia sẵn sàng tiếp nhận di dân’, bây giờ là ‘thời điểm để EU san sẻ công bằng’.
Bà Merkel đang phải đối mặt với chỉ trích trong nước về việc sẵn sàng tiếp nhận rất nhiều người tỵ nạn. Liên minh Cơ đốc Xã hội Bavaria (CSU), đảng ‘anh em’ với Dân chủ Công giáo (CDU) của bà Merkel, cáo buộc bà gửi một ‘tín hiệu sai lầm’.
Hungary, cùng với Cộng hòa Czech, Slovakia và Romania, bác bỏ ý tưởng về hạn ngạch chính thức. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng "một khi chúng ta không thể bảo vệ được các biên giới bên ngoài của châu Âu, chuyện có thể tiếp nhận bao nhiêu người không có nghĩa lý gì".
Quốc hội Hungary tuần trước đã thông qua điều luật mới nghiêm khắc với những người nhập cư bất hợp pháp.
Nick Thorpe, phóng viên BBC tại Hungary nói việc Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Csaba Hende từ chức bất ngờ là bằng chứng cho thấy chính sách ngăn nhập cư cứng rắn của chính phủ đã thất bại.
Hình ảnh dòng người di cư tràn qua hàng rào do quân đội dựng lên trong sáu tuần chế nhạo quyết tâm của Thủ tướng Viktor Orban ngăn họ khỏi Hungary, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.
Bên cạnh hàng rào thép, quân đội Hungary cũng đang xây dựng một hàng rào cao 4m dọc biên giới dự kiến hoàn tất tháng trước nhưng hiện vẫn dang dở.
Trong khi đó, dòng người di cư không có dấu hiệu ngừng lại. Hàng loạt con tàu đã cập bến Hy Lạp hôm thứ Hai 7/9, làm sâu thêm tình hình vốn đã bế tắc ở một số nơi.
Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói với BBC rằng họ đã giúp chính quyền Hy Lạp xử lý một lượng lớn người tỵ nạn Syria trước khi đưa 6.000 người từ đảo Lesbos tới Athens.
Hiện đang có từ 17.000 đến 25.000 người di cư và tỵ nạn đang tạm trú tại đảo Lesbos.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top