T
T$
Guest
Những người thuộc phe chống đã tổ chức ăn mừng
Người dân Hy Lạp đã kiên quyết bác bỏ các điều kiện tài chính mà chủ nợ quốc tế đưa ra.
Kết quả cuối cùng của trưng cầu dân ý, do Bộ Nội vụ nước này vừa đưa ra, cho thấy 61,3% số người nói "Không", trong khi chỉ có 38,7% người đi bỏ phiếu nói "Có".
Lãnh đạo các nước khu vực sử dụng đồng euro sẽ họp vào ngày thứ Ba để bàn cách đối phó, nhưng Hy Lạp có thể phải ra khỏi eurozone.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis vừa từ chức sau khi cuộc trưng cầu ý kiến cho kết quá 'Không' với các điều kiện của chủ nợ quốc tế.
Viết trên blog của mình, ông nói sẽ từ chức ngay lập tức vì quá nhiều áp lực từ các nước trong khu vực dùng đồng euro.
Đảng cầm quyền Syriza tại Hy Lạp đã vận động người dân bỏ phiếu chống, cho rằng các điều kiện của chủ nợ là sỉ nhục nước này.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố vào tối Chủ nhật rằng người dân đã bỏ phiếu cho “một châu Âu đoàn kết và dân chủ”.
"Bắt đầu từ ngày mai Hy Lạp sẽ quay lại bàn đàm phán và ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là khôi phục bình ổn tài chính của đất nước”.
Ông nói trong một tuyên bố trên truyền hình: “Lần này,các khoản nợ nần sẽ được mang ra bàn đàm phán”.
Ông nói thêm rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần rồi vừa ra báo cáo xác nhận quan điểm cần tái cấu trúc lại nợ của Hy Lạp.
[h=2]Khó thương lượng[/h]
Đảng cầm quyền chủ trương nới lỏng thắt lưng buộc bụng
Tuy nhiên một số quan chức châu Âu thì cho rằng bỏ phiếu chống là bác bỏ khả năng thương lượng với các chủ nợ.
Jeroen Dijsselbloem, người đứng đầu nhóm bộ trưởng tài chính các nước eurozone, nói cuộc trưng cầu dân ý mang kết quả “hết sức đáng tiếc cho tương lai của Hy Lạp”.
Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel thì cho rằng “khó có thể tưởng tượng” ra nỗ lực nối lại đàm phán với Hy Lạp.
Ông nói với báo Tagesspiegel của Đức rằng Thủ tướng Tsipras và chính phủ của ông này đang kéo đất nước xuống con đường "bị bỏ rơi cay đắng và tuyệt vọng”.
Hy Lạp đang bế tắc trong thương lượng với các chủ nợ quốc tế nhiều tháng nay khi chính phủ đột ngột trưng cầu dân ý về các điều kiện của chủ nợ.
Các ngân hàng đã đóng cửa và kiểm soát vốn được đưa ra một tuần nay, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu từ chối không cấp thêm tiền cứu trợ khẩn cho Hy Lạp.
Người dân chỉ được phép rút tối đa 60 euro từ máy rút tiền mỗi ngày.
Gói cứu trợ tài chính cho Hy Lạp hết hạn hôm thứ Ba tuần trước và nước này đã không trả được khoản 1,6 tỷ euro vay của IMF.
[h=2]Phân tích của Robert Peston, biên tập viên trưởng về kinh tế của BBC:[/h]Các ngân hàng cũng như nền của Hy Lạp đang hết sức cần nguồn vay nỗ lực cuối cùng để cứu họ.
Tuy nhiên không có ngân hàng nào dù của tư nhân hay chính phủ mà tôi nói chuyện lại tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể đảm đương việc này bởi vì không chứng minh nổi rằng các ngân hàng của Hy Lạp có đủ tài sản bảo đảm cho các khoản vay mới.
Hiện chỉ có hai phương án.
Ngân hàng Trung ương Hy Lạp có thể cho các ngân hàng thương mại vay mà không có phép của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc này có thể gây phản ứng vô cùng giận dữ từ lãnh đạo các nước dùng đồng euro và sẽ bị xem như quyết định rút khỏi eurozone.
Hoặc là Ngân hàng Trung ương Hy Lạp có thể lập ra đồng tiền mới, tiền drachma mới, để sau đó cung cấp tiền này cho các ngân hàng Hy Lạp và bơm vào nền kinh tế Hy Lạp.
Theo BBC Vietnamese