T
T$
Guest
Getty Images
Image caption
Nhiều phụ nữ Philippines và Indonesia chọn đến Hong Kong làm nghề giúp việc trong gia đình
Trong số khoảng bảy triệu cư dân ở Hong Kong, nơi từng là thuộc địa Anh quốc, thì có gần 5% - tức khoảng 340 ngàn, là người nước ngoài tới làm nghề giúp việc nhà.
Gần một nửa trong đó đến từ Philippines và Indonesia, và họ trở thành phần tài sản không thể thiếu đối với nhiều bậc phụ huynh đi làm trong thành phố.
Thế nhưng, như phóng viên BBC Grace Tsoi tìm hiểu, kinh nghiệm làm mẹ của người trông trẻ Philippines khác rất xa so với những gì mà một bà mẹ Trung Quốc đi làm, người thuê cô về giúp việc, có.
[h=2]Người trông trẻ sống cùng gia chủ: Marites Samson, 32 tuổi, từ Philippines[/h]Marites B. Samson rời xa gia đình ở Philippines để tới Hong Kong tìm việc làm, dẫu cho cô không biết tiếng Anh và chưa bao giờ làm nghề giúp việc nhà.
Thu nhập là điều khiến cô quyết định thử sức.
Tại Hong Kong, làm nghề giúp việc nhà có mức thu nhập ít nhất là 4.210 đô la Hong Kong (khoảng 543 đô la Mỹ) - là mức lương tối thiểu, trong khi tại Cabangan, quê của Samson, thì công việc thu ngân có mức lương là 800 đô la Hong Kong (103 đô la Mỹ), tức chỉ khoảng một phần năm lương tối thiểu ở Hong Kong.
Image copyright
Marites Samson
Image caption
Marites Samson muốn được trở về nhà khi con trai cô, Samuel (trái) và con gái Elazia (thứ ba từ trái sang) học xong
"Ở Philippines, cuộc sống rất khó khăn. Nếu tôi không đi làm ở đây thì hai đứa con tôi sẽ không có điều kiện học hành và sẽ không thể có một tương lai tốt được," Marites giải thích.
Khi Samson tới Hong Kong lần đầu tiên, con trai cô Samuel mới chỉ bốn tuổi và con gái Elazia lên ba.
Samson chỉ gặp các con hai năm một lần, khi cô về thăm nhà.
Mức thu nhập tốt hơn được đánh đổi bằng cái giá đắt không kém, dẫu là nó ở hình thức khác.
Trong chuyến về thăm nhà, Samson phát hiện ra là người chồng đã lừa dối cô.
"Anh ấy nói anh ấy có nhu cầu, mà tôi không thể đáp ứng được bởi tôi đi làm ăn xa," Samson nói.
Image copyright
Felix Tong
Image caption
Marites cảm thấy mình như một thành viên trong gia đình ở Hong Kong, Karen Lam nói
Sau đó, cô đã quyết định chia tay chồng, giao con cho mẹ và chị gái mình trông nom giúp.
"Tôi chẳng làm gì sai cả," cô nói thêm. "Tôi chỉ sống cho con, để chúng có điêu kiện học hành, và chúng không đáng bị như thế."
Nhưng những hy sinh về tình cảm gây tác động mạnh mẽ.
"Là người mẹ, việc phải xa con thật là khó khăn. Khi tôi rời đi, chúng gào khóc. Nhưng nếu tôi không đi thì sẽ không có gì để lo cho chúng," cô nói với tôi, vừa nói vừa lau nước mặt trên khuôn mặt.
Samson nói nhiều bạn bè của cô tới Hong Kong để đi làm cũng vấp phải những vấn đề tương tự.
Các nước xuất khẩu lao động như Philippines và Indonesia thu được nhiều ngoại tệ và có mức thất nghiệp giảm đi, nhưng chuyện gia đình tan vỡ thường là hậu quả không được nhìn nhận đúng đắn.
[h=2]Bà mẹ đi làm: Karen Lam, 40 tuổi, từ Hong Kong[/h]
Là một giảng viên đại học, Karen Lam làm việc ít nhất chín tiếng mỗi ngày - được cho là cao hơn 20% so với mức trung bình của OECD, nhưng là điều bình thường ở Hong Kong.
Thuê Samson chăm sóc cho đứa con gái năm tuổi và dọn dẹp nhà cửa, Karen Lam để thời gian theo đuổi sự nghiệp.
"Tôi thích làm việc," Karen nói, "và tất nhiên là tôi muốn đạt được những cái đích trong sự nghiệp của mình."
Làm việc toàn phần đồng nghĩa với việc bà có từ ba tới bốn tiếng mỗi ngày dành cho con gái.
"Đôi khi tôi cảm thấy có lỗi. Có lúc tôi vẫn phải đi dạy vào buổi tối cho nên không có thời gian cho con gái. Tôi thấy nhớ nó khủng khiếp."
Tuy nhiên, Karen không cho phép mình để cảm giác có lỗi cản đường.
"Tôi cần điều chỉnh tâm lý. Lựa chọn của tôi là tiếp tục làm việc."
Cũng có những lý do thực tế khiến cần phải đi làm.
"Tôi phải lo cho gia đình. Chúng tôi cũng có các khoản chi phí phải trang trải, và vẫn còn khoản nợ mua nhà trả góp."
Image copyright
Felix Tong
Image caption
Karen Lam (phải) đã phải mất nhiều năm mới quyết định sinh con
Image copyright
Felix Tong
Image caption
Karen nói niềm vui được làm mẹ mạnh hơn những khó khăn trong việc phải cân đối giữa cuộc sống riêng và sự nghiệp
Nếu như không đi làm nữa, bà nói, bà và chồng, Felix Tong, sẽ chật vật trong việc thanh toán hóa đơn và sẽ phải bỏ các khóa học buổi tối, là các khóa học rất quan trọng cho việc phát triển sự nghiệp về sau.
Các nhu cầu giải trí như du lịch cũng sẽ không thể đáp ứng được, bà nói.
'Thử đặt mình vào địa vị người khác'
Dùng người giúp việc nhà là thứ mà Karen ngay từ ban đầu đã biết là bà cần, tuy bản thân bà từng được bà ngoại mình nuôi nấng chăm sóc.
Điều này cho thấy xu thế thay đổi.
Theo các số liệu thống kê, 67% các gia đình trong năm 2006 là các gia đình hạt nhân, tức là chỉ gồm hai thế hệ, so với mức 54,4% hồi 25 năm về trước.
Karen nói bà nhận thức được những đóng góp mà các lao động giúp việc nhà đem lại. Bà nói: "Chúng ta cần phải đặt mình vào địa vị của họ."
Theo BBC Vietnamese