T
T$
Guest
Hôm thứ Sáu, nhiều người Mỹ gốc Libya, trong đó có phụ nữ, đã đứng trước tư thất của đại sứ đã từ chức của Libya ở Washington hát những bài ca ngợi độc lập của Libya, sau đó họ đã kéo lá cờ độc lập của Libya lên.
Lá cờ màu đỏ, đen, xanh lục có trăng lưỡi liềm và ngôi sao, dấu hiệu của Hồi giáo; đã được kéo lên để thay chỗ cho lá cờ màu xanh lục đánh dấu 40 năm trị vì của ông Gadhafi.
Ông Ali Aujali, người vào hôm đầu tuần đã từ chức đại sứ của ông Gadhafi tại Mỹ, đã xuất hiện trong giây lát trong buổi thay cờ. Ông hứa ủng hộ một nước Libya giải phóng. Ông nói với đám đông:
“Mục tiêu của chúng ta là tự do. Mục tiêu của chúng ta là dân chủ. Mục tiêu của chúng ta là phẩm giá.”
Ông đại sứ khuyên mọi người không nên tin các cơ quan truyền thông nhà nước:
“Đừng nghe những lời tuyên truyền của báo chí chính thống. Đừng tin bất cứ điều gì. Libya không phải là một quốc gia Hồi giáo quá khích. Không hề có al-Qaida tại Libya.”
Câu nói sau cùng là để trả lời cho lập luận của ông Gadhafi, đổ lỗi cho các phần từ al-Qaida giật dây các cuộc biểu tình xáo trộn chết người trên khắp Libya.
Cô Samar Omeish di cư sang Mỹ lúc còn nhỏ, nhưng vẫn còn nhớ đến những gì ở quê nhà:
“Libya hết sức thân thiết với tôi, tôi vẫn còn nhiều bà con bên đó. Bố mẹ tôi bây giờ đang ở đó, chúng tôi chỉ biết cầu nguyên cho họ được bình an, chúc họ mọi điều tốt lành và hy vọng sẽ không còn mạng sống nào bị cướp đi.”
Đám đông người Mỹ gốc Libya thề sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình ở Mỹ cho tới khi nào ông Gadhafi ra đi.
Lá cờ màu đỏ, đen, xanh lục có trăng lưỡi liềm và ngôi sao, dấu hiệu của Hồi giáo; đã được kéo lên để thay chỗ cho lá cờ màu xanh lục đánh dấu 40 năm trị vì của ông Gadhafi.
Ông Ali Aujali, người vào hôm đầu tuần đã từ chức đại sứ của ông Gadhafi tại Mỹ, đã xuất hiện trong giây lát trong buổi thay cờ. Ông hứa ủng hộ một nước Libya giải phóng. Ông nói với đám đông:
“Mục tiêu của chúng ta là tự do. Mục tiêu của chúng ta là dân chủ. Mục tiêu của chúng ta là phẩm giá.”
Ông đại sứ khuyên mọi người không nên tin các cơ quan truyền thông nhà nước:
“Đừng nghe những lời tuyên truyền của báo chí chính thống. Đừng tin bất cứ điều gì. Libya không phải là một quốc gia Hồi giáo quá khích. Không hề có al-Qaida tại Libya.”
Câu nói sau cùng là để trả lời cho lập luận của ông Gadhafi, đổ lỗi cho các phần từ al-Qaida giật dây các cuộc biểu tình xáo trộn chết người trên khắp Libya.
Cô Samar Omeish di cư sang Mỹ lúc còn nhỏ, nhưng vẫn còn nhớ đến những gì ở quê nhà:
“Libya hết sức thân thiết với tôi, tôi vẫn còn nhiều bà con bên đó. Bố mẹ tôi bây giờ đang ở đó, chúng tôi chỉ biết cầu nguyên cho họ được bình an, chúc họ mọi điều tốt lành và hy vọng sẽ không còn mạng sống nào bị cướp đi.”
Đám đông người Mỹ gốc Libya thề sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình ở Mỹ cho tới khi nào ông Gadhafi ra đi.