T
T$
Guest
Nông dân Đoàn Văn Le (56 tuổi, ngụ ấp Lộc Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) từng bị người dân địa phương cho rằng bị tâm thần khi nuôi kiến trong vườn cây ăn trái. Thế nhưng, sau 9 năm, những người cho ông là điên phải “tâm phục khẩu phục”, nhận ông làm thầy để học kỹ năng nuôi kiến.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương (60 tuổi, ngụ địa phương) cho biết: "Tôi không ngờ những con kiến lại mang nhiều lợi ích cho cây trồng đến vậy. Vườn ông Le cây xanh mướt, cành trĩu quả, không có sâu hại".
Nông dân Le phát triển ý tưởng nuôi kiến vàng diệt trừ sâu hại từ năm 2007. Vào thời điểm này, gia đình ông canh tác 4 ha cây ca cao, sầu riêng, chôm chôm. Tuy nhiên, khu vườn thường xuyên xuất hiện các loại sâu ăn lá, thân, quả… khiến năng suất bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ cây trồng, ông Le dùng các loại thuốc có độc tố cao để diệt sâu. Tuy nhiên, hoá chất chỉ trừ sâu tạm thời, trong khi độc tố của nó gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường.
Ông Le tâm sự: “Nhiều lần tôi tìm cách diệt trừ sâu không dùng thuốc hóa học, nhưng đều thất bại. Một ngày đầu năm 2007, tôi đang làm vườn thì có thầy Phạm Hồng Đức Phước (trường đại học Nông lâm TP HCM) ghé thăm và gợi ý việc nuôi kiến bảo vệ cây. Lúc đó, tôi tiếp thu ý tưởng, nhưng không nghĩ đến chuyện thực hiện vì chưa thấy ai làm".
Ông kể, khoảng 2 tháng sau, khi tỉa cành cây ca cao thì phát hiện đàn kiến vàng đang vây quanh con sâu trên lá, sau đó tha về tổ. Ông nhớ lại lời thầy Phước, nên triển khai nuôi kiến.
Để đưa kiến về vườn, nông dân Le đi khắp vùng tìm tổ của chúng, mang về vườn thả. Nhưng khi đưa tổ về treo lên cây, thì hôm sau đàn kiến kéo đi nơi khác sinh sống.
Ông Le đến các tổ kiến để tìm hiểu. “Tôi nhận ra muốn thu hút đàn kiến, đưa chúng về vườn chỉ còn cách tạo môi trường tự nhiên. Tôi bắt đầu sử dụng cành cây khô, dây điện cũ để làm cầu nối giữa tổ kiến ở ngoài với vườn nhà. Sau đó, tôi mang xác động vật, sâu bọ bỏ ở các gốc cây để dụ chúng về. Cung cấp thức ăn liên tục trong 1 tháng, đàn kiến ùn ùn kéo về vườn làm tổ", người đàn ông 56 tuổi chia sẻ.
Năm đầu tiên, ông thất bại vì đàn kiến không đủ đông để diệt sâu. Số lượng cây bị sâu đục thân, ăn lá... lên đến hơn 90%, năng suất sụt giảm.*Lúc này, ông Le bị người địa phương chê cười và cho rằng đó là kẻ điên, "chỉ có người tâm thần mới đi nuôi kiến".*
Tuy nhiên, ông không từ bỏ mà tiếp tục tăng số đàn kiến trong vườn. Đến năm thứ 2, cây nào trong vườn cũng có tổ kiến, mỗi ngày có hàng trăm triệu con kiến tỏa ra… bắt sâu.
Hiện khu vườn của nông dân này có trên 2.000 tổ kiến vàng, với hàng triệu con. Ông Le cho biết: "Lá, quả và thân cây không có dấu hiệu bị sâu phá hoại. Các loại bệnh của cây cũng được triệt tiêu, nên năng suất rất cao”.
Mỗi năm nông dân này tiết kiệm hơn 40 triệu đồng tiền phun thuốc hóa học. Ca cao, chôm chôm, sầu riêng thành phẩm của ông được các chuyên gia đánh giá là sạch, an toàn.
Mỗi năm, ông thu hoạch khoảng 50 tấn quả các loại, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, môi trường vườn được duy trì và cân bằng sinh học, không có tác động của thuốc bảo vệ thực vật nên vào mùa mưa, nấm mối mọc lên nhiều. Mỗi năm, ông Le thu trên 20 triệu đồng từ việc bán nấm mối.
Cũng theo ông Le, để đàn kiến "an cư", ông thường xuyên tạo nguồn thức ăn cho chúng. Trong vườn có hàng triệu con kiến nên lượng thức ăn chúng tiêu thụ rất lớn. Do vậy, ngoài việc chúng tự tìm sâu bọ, ông phải mua phế phẩm thịt heo, thịt gà để bổ sung cho đàn.*
“Tuy nhiên, chỉ cho kiến ăn ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu thức ăn, chúng bỏ đi nơi khác, nhưng cho ăn quá no kiến sẽ lười đi tìm sâu", ông Le nói.*Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã tìm đến vườn ông Le để tham quan, học hỏi cách nuôi kiến.
Theo ông Nguyễn Viết Thê, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Trảng Bom (huyện Trảng Bom, Đồng Nai), nuôi kiến bảo vệ cây trồng của ông Le là cách làm rất hay. Không chỉ diệt trừ sâu bọ hiệu quả, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.*
Trạm khuyến nông đang lồng ghép mô hình này vào các chương trình tập huấn, đưa nông dân đến vườn ông Le tham quan và khuyến khích nuôi kiến. *
Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (giảng viên trường đại học Nông lâm TP HCM), người gợi ý cho ông Đoàn Văn Le nuôi kiến cho biết: “Kiến vàng mà ông Le nuôi có tên khoa học là Oecophylla Smaragdina, thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, họ Formicidae. Đây là loại kiến không gây hại cây trồng và có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái".
Trăn đột biến có giá cao gấp hàng chục lần so với loại thường. Giá con mới nở thấp nhất 2-3 triệu đồng mỗi con, loại nặng trên 10 kg giá khoảng 15-40 triệu đồng.
Một trực thăng đâm trúng nhà dân ở Sao Paulo, Brazil hôm 2/4 khiến phi công cùng 3 hành khách thiệt mạng.
Lợi dụng tâm lý sính ngoại nhưng ham rẻ của một bộ phận người trong nước, những kẻ ăn cắp tìm mọi cách để “tuồn” hàng hiệu chôm chỉa ở nước ngoài về Việt Nam.
Thấy cảnh sát truy đuổi, người đang mang lệnh truy nã rút súng bắn trả. Trung úy Phát bị trúng đạn nhưng vẫn kịp lao đến tước súng, khống chế gã giang hồ cộm cán.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương (60 tuổi, ngụ địa phương) cho biết: "Tôi không ngờ những con kiến lại mang nhiều lợi ích cho cây trồng đến vậy. Vườn ông Le cây xanh mướt, cành trĩu quả, không có sâu hại".
|
Nông dân Đoàn Văn Le nuôi hàng ngàn tổ kiến trong vườn cây để diệt trừ sâu bọ. Ảnh: Ngọc An |
Để bảo vệ cây trồng, ông Le dùng các loại thuốc có độc tố cao để diệt sâu. Tuy nhiên, hoá chất chỉ trừ sâu tạm thời, trong khi độc tố của nó gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường.
Ông Le tâm sự: “Nhiều lần tôi tìm cách diệt trừ sâu không dùng thuốc hóa học, nhưng đều thất bại. Một ngày đầu năm 2007, tôi đang làm vườn thì có thầy Phạm Hồng Đức Phước (trường đại học Nông lâm TP HCM) ghé thăm và gợi ý việc nuôi kiến bảo vệ cây. Lúc đó, tôi tiếp thu ý tưởng, nhưng không nghĩ đến chuyện thực hiện vì chưa thấy ai làm".
Ông kể, khoảng 2 tháng sau, khi tỉa cành cây ca cao thì phát hiện đàn kiến vàng đang vây quanh con sâu trên lá, sau đó tha về tổ. Ông nhớ lại lời thầy Phước, nên triển khai nuôi kiến.
Để đưa kiến về vườn, nông dân Le đi khắp vùng tìm tổ của chúng, mang về vườn thả. Nhưng khi đưa tổ về treo lên cây, thì hôm sau đàn kiến kéo đi nơi khác sinh sống.
Ông Le đến các tổ kiến để tìm hiểu. “Tôi nhận ra muốn thu hút đàn kiến, đưa chúng về vườn chỉ còn cách tạo môi trường tự nhiên. Tôi bắt đầu sử dụng cành cây khô, dây điện cũ để làm cầu nối giữa tổ kiến ở ngoài với vườn nhà. Sau đó, tôi mang xác động vật, sâu bọ bỏ ở các gốc cây để dụ chúng về. Cung cấp thức ăn liên tục trong 1 tháng, đàn kiến ùn ùn kéo về vườn làm tổ", người đàn ông 56 tuổi chia sẻ.
Kiến vàng vây quanh quả để tìm sâu bọ. Ảnh: Ngọc An |
Tuy nhiên, ông không từ bỏ mà tiếp tục tăng số đàn kiến trong vườn. Đến năm thứ 2, cây nào trong vườn cũng có tổ kiến, mỗi ngày có hàng trăm triệu con kiến tỏa ra… bắt sâu.
Hiện khu vườn của nông dân này có trên 2.000 tổ kiến vàng, với hàng triệu con. Ông Le cho biết: "Lá, quả và thân cây không có dấu hiệu bị sâu phá hoại. Các loại bệnh của cây cũng được triệt tiêu, nên năng suất rất cao”.
Mỗi năm nông dân này tiết kiệm hơn 40 triệu đồng tiền phun thuốc hóa học. Ca cao, chôm chôm, sầu riêng thành phẩm của ông được các chuyên gia đánh giá là sạch, an toàn.
Mỗi năm, ông thu hoạch khoảng 50 tấn quả các loại, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, môi trường vườn được duy trì và cân bằng sinh học, không có tác động của thuốc bảo vệ thực vật nên vào mùa mưa, nấm mối mọc lên nhiều. Mỗi năm, ông Le thu trên 20 triệu đồng từ việc bán nấm mối.
Cũng theo ông Le, để đàn kiến "an cư", ông thường xuyên tạo nguồn thức ăn cho chúng. Trong vườn có hàng triệu con kiến nên lượng thức ăn chúng tiêu thụ rất lớn. Do vậy, ngoài việc chúng tự tìm sâu bọ, ông phải mua phế phẩm thịt heo, thịt gà để bổ sung cho đàn.*
“Tuy nhiên, chỉ cho kiến ăn ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu thức ăn, chúng bỏ đi nơi khác, nhưng cho ăn quá no kiến sẽ lười đi tìm sâu", ông Le nói.*Tiếng lành đồn xa, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã tìm đến vườn ông Le để tham quan, học hỏi cách nuôi kiến.
Nhờ kiến bắt sâu, mỗi năm ông Le tiết kiệm được 40 triệu tiền mua thuốc trừ sâu.*Ảnh: Ngọc An** |
Trạm khuyến nông đang lồng ghép mô hình này vào các chương trình tập huấn, đưa nông dân đến vườn ông Le tham quan và khuyến khích nuôi kiến. *
Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (giảng viên trường đại học Nông lâm TP HCM), người gợi ý cho ông Đoàn Văn Le nuôi kiến cho biết: “Kiến vàng mà ông Le nuôi có tên khoa học là Oecophylla Smaragdina, thuộc bộ cánh màng Hymenoptera, họ Formicidae. Đây là loại kiến không gây hại cây trồng và có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái".
Trăn đột biến có giá cao gấp hàng chục lần so với loại thường. Giá con mới nở thấp nhất 2-3 triệu đồng mỗi con, loại nặng trên 10 kg giá khoảng 15-40 triệu đồng.
Một trực thăng đâm trúng nhà dân ở Sao Paulo, Brazil hôm 2/4 khiến phi công cùng 3 hành khách thiệt mạng.
Lợi dụng tâm lý sính ngoại nhưng ham rẻ của một bộ phận người trong nước, những kẻ ăn cắp tìm mọi cách để “tuồn” hàng hiệu chôm chỉa ở nước ngoài về Việt Nam.
Thấy cảnh sát truy đuổi, người đang mang lệnh truy nã rút súng bắn trả. Trung úy Phát bị trúng đạn nhưng vẫn kịp lao đến tước súng, khống chế gã giang hồ cộm cán.