[h=2]Trao đổi với báo, không ít độc giả đặt nghi vấn về việc có dấu hiệu người Trung Quốc đứng sau lưng ba "nữ nhân" của công ty TNHH Sa Sa chỉ đạo sản xuất. Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã tìm về địa phương của ba người góp vốn để tìm hiểu thực hư. Những thông tin chúng tôi ghi nhận được cũng tăng thêm cơ sở cho những nghi vấn của độc giả là có căn cứ.[/h]
Cũng sau khi loạt bài điều tra của báo ĐS&PL đăng tải, các cơ quan chức năng của huyện Hoài Đức đã vào cuộc kiểm tra và xác minh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những nghi vấn, lo lắng về chất lượng bim bim của công ty TNHH Sa Sa vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải đáp.
Chất lượng sản phẩm của công ty TNHH Sa Sa vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Dấu hiệu bất minh trong quá trình kiểm tra của đoàn liên ngành
Mặc dù xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ một thời gian ngắn, nhưng các sản phẩm này nhanh chóng "làm mưa làm gió" trên thị trường cả nước. Được biết, ở mỗi thành phố lớn, công ty này đều có các đại lý phân phối quy mô lớn. Qua quá trình điều tra, chúng tôi được biết, trong khi người dân ở xã An Thượng, Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) tẩy chay, cấm con em mình ăn sản phẩm của công ty TNHH Sa Sa thì ở các địa phương khác, đây lại trở thành món ăn khoái khẩu, tràn ngập ở các cổng trường.
Điều khiến PV nghi ngờ về cách làm ăn của công ty này là biết trước đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra, chỉ sau một đêm xưởng sản xuất khổng lồ này không còn bất cứ một sản phẩm nào trong kho. Càng kỳ lạ hơn, thời điểm kiểm tra, công ty TNHH Sa Sa không xuất được hoá đơn bán hàng và một vài hoá đơn nguyên liệu đầu vào.
Chính điều kỳ lạ trên khiến PV một lần nữa trở lại Hoài Đức để tìm hiểu kỹ thông tin. Sau 6 ngày, kể từ khi đoàn liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra công ty TNHH Sa Sa, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 24 (chi cục Quản lý thị trường Hà Nội). Được biết, ông Hồng là người chủ trì đợt kiểm tra của đoàn liên ngành mới đây tại công ty TNHH Sa Sa. Theo ông Hồng, đến nay, phía công ty TNHH Sa Sa vẫn chưa xuất trình được bất cứ hoá đơn bán hàng nào. Cũng theo ông Hồng, nhà xưởng của công ty TNHH Sa Sa hiện vẫn chưa được cấp chứng nhận đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có đề án cam kết về vệ sinh môi trường. Chính vì thế, phía công ty TNHH Sa Sa vẫn bị tạm ngừng sản xuất để hoàn thiện hồ sơ. Vị Đội trưởng này cũng khẳng định, phía công ty TNHH Sa Sa đã xuất trình đủ hoá đơn nguyên liệu đầu vào cho đoàn kiểm tra.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy là vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng trong việc kiểm tra công ty TNHH Sa Sa của đoàn kiểm tra liên ngành. Khi chúng tôi đặt vấn đề, nguyên liệu đầu vào của công ty TNHH Sa Sa mà đoàn liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra, có trùng khớp với danh mục thành phần được công bố công khai trên bao bì sản phẩm của công ty này hay không, ông Hồng cho biết "hiện chưa có đối chiếu cụ thể".
Cũng liên quan đến việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm bim bim của công ty TNHH Sa Sa, ông Hồng cho rằng, hiện nay cơ quan này mới bố trí người đi thu thập lấy mẫu bim bim của công ty này được bày bán trên thị trường. Khi chúng tôi hỏi về hoá đơn bán hàng của công ty bim bim này kể từ khi chuyển từ thị trấn Sơn Đồng sang xã An Thượng, ông Hồng thừa nhận, đến bây giờ công ty này vẫn chưa trình được. Việc một công ty không có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn ngang nhiên sản xuất là trái với quy định, việc xác định công ty này đã "tuồn" bao nhiêu sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn sản xuất ra thị trường đến giờ vẫn chưa có thống kê cụ thể, khiến chúng tôi đặt ra dấu hỏi lớn về sự thiếu trách nhiệm của cán bộ quản lý thị trường và vấn đề tiêu cực. Phải chăng, công ty này cố tình không trình hoá đơn bán hàng để gây khó dễ cho cơ quan chức năng trong việc thống kê sản phẩm họ đã bán đi khi chưa được phép? Hay, việc bán hàng của họ chẳng có bất cứ loại hoá đơn chứng từ nào?
Nhìn chung, sau 6 ngày từ lúc đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoài Đức trực tiếp xuống xưởng sản xuất, hiện vẫn chưa có thông tin nào đủ cơ sở để giải đáp những lo lắng của người dân về mức độ an toàn của các sản phẩm bim bim do công ty TNHH Sa Sa sản xuất đang bày bán trên thị trường.
Ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 24.
Chân dung những "lãnh đạo"công ty
Sau rất nhiều lần hỏi đường, chúng tôi đã đến được thôn Dục Nội (xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội). Đây là nơi đăng ký thường trú của bà Nguyễn Thuỳ Linh, một trong ba người góp vốn thành lập công ty TNHH Sa Sa. Sau khi tìm hiểu trong bản đăng ký kinh doanh của công ty này với sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội, chúng tôi lại thêm một lần nữa ngạc nhiên bởi bà Linh cũng chỉ sinh năm 1991. Mặc dù mới tốt nghiệp đại học Hà Nội, khoa tiếng Trung chưa lâu, nhưng thời gian qua, Linh đã được giao nhiệm vụ là đầu mối phân phối sản phẩm bim bim trên cả nước. Và chính cô gái này là người "cầm" đường dây nóng của công ty.
Trao đổi với PV, ông Ngô Tuấn Phi, Trưởng công an xã Việt Hùng cho biết: "Cháu Nguyễn Thuỳ Linh ở khu Đoài, thôn Dục Nội. Bố cháu là N.V.Đ (SN 1970, hành nghề thợ mộc), còn mẹ cháu Linh là T.T.H (SN 1972, nhiều năm qua làm việc ở công ty giày da). Dưới Linh còn một người em gái sinh năm 1997. Từ bao năm qua, kinh tế gia đình anh Đ. bình thường như bao gia đình khác. Cháu Linh sau khi tốt nghiệp đại học, cháu du học ở Trung Quốc, đến năm 2012 mới về nước".
Khi chúng tôi hỏi ông Phi, có biết việc Linh góp vốn mở công ty bim bim ở huyện Hoài Đức, vị Trưởng công an xã này cảm thấy rất ngạc nhiên. Ông cho biết, chỉ nghe người thân, hàng xóm của Linh nói rằng, đang làm thuê cho công ty nào đó ở Hà Nội, chứ chưa nghe đến việc cô gái này mở công ty riêng bao giờ.
Để tìm hiểu sâu hơn về bà Nguyễn Thuỳ Linh, chúng tôi đã tìm về thôn Dục Nội. Khi PV thông tin cho người dân về việc Linh có gần 350 triệu đồng góp vốn mở công ty, nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên. Bác N.T.H (57 tuổi) chia sẻ: "Gia đình chú Đ. cũng không phải là có của ăn của để. Các chú xem đấy, bố làm mộc, mẹ làm công nhân thì lấy đâu ra nhiều tiền thế cho con mở công ty chứ. Hơn 300 triệu đồng chứ có phải ít đâu. Đối với vợ chồng chú Đ. việc lo được cho con gái học đại học rồi đi du học đã là giỏi lắm rồi. Chúng tôi cũng không biết họ có vay mượn tiền ở đâu không, nhưng mà từ trước đến nay, người dân nơi đây không hề hay biết Linh hùn vốn mở công ty riêng. Mà cô bé ấy mới đi học ở Trung Quốc về được một năm, chẳng lẽ thời gian ở bên ấy lại kiếm được nhiều tiền đến thế?".
Thông tin về Hoàng Thị Hằng, SN 1992, ở khu Khuôn Thần, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi nhận được xác nhận ban đầu rằng: Hằng rất ít ở quê và cũng ít xin giấy tạm vắng tại công an địa phương. Thành phần gia đình không thuần nhất. Gia cảnh bình thường, người dân cũng rất bất ngờ khi hay tin Hằng mở công ty riêng. Còn một nhân vật cũng có tên trong danh sách góp vốn và là PGĐ công ty, có tên Đặng Thu Hương, PV báo ĐS&PL vẫn đang tiếp tục xác minh, tìm hiểu.
Chúng tôi sẽ trở lại những thông tin về bim bim đốt có mùi khét lẹt của công ty TNHH Sa Sa nghi làm bằng hóa chất độc hại trong những số báo tới.
Trinh Phúc - Văn Chương
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Cũng sau khi loạt bài điều tra của báo ĐS&PL đăng tải, các cơ quan chức năng của huyện Hoài Đức đã vào cuộc kiểm tra và xác minh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những nghi vấn, lo lắng về chất lượng bim bim của công ty TNHH Sa Sa vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải đáp.
Chất lượng sản phẩm của công ty TNHH Sa Sa vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Dấu hiệu bất minh trong quá trình kiểm tra của đoàn liên ngành
Mặc dù xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ một thời gian ngắn, nhưng các sản phẩm này nhanh chóng "làm mưa làm gió" trên thị trường cả nước. Được biết, ở mỗi thành phố lớn, công ty này đều có các đại lý phân phối quy mô lớn. Qua quá trình điều tra, chúng tôi được biết, trong khi người dân ở xã An Thượng, Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) tẩy chay, cấm con em mình ăn sản phẩm của công ty TNHH Sa Sa thì ở các địa phương khác, đây lại trở thành món ăn khoái khẩu, tràn ngập ở các cổng trường.
Điều khiến PV nghi ngờ về cách làm ăn của công ty này là biết trước đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra, chỉ sau một đêm xưởng sản xuất khổng lồ này không còn bất cứ một sản phẩm nào trong kho. Càng kỳ lạ hơn, thời điểm kiểm tra, công ty TNHH Sa Sa không xuất được hoá đơn bán hàng và một vài hoá đơn nguyên liệu đầu vào.
Chính điều kỳ lạ trên khiến PV một lần nữa trở lại Hoài Đức để tìm hiểu kỹ thông tin. Sau 6 ngày, kể từ khi đoàn liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra công ty TNHH Sa Sa, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 24 (chi cục Quản lý thị trường Hà Nội). Được biết, ông Hồng là người chủ trì đợt kiểm tra của đoàn liên ngành mới đây tại công ty TNHH Sa Sa. Theo ông Hồng, đến nay, phía công ty TNHH Sa Sa vẫn chưa xuất trình được bất cứ hoá đơn bán hàng nào. Cũng theo ông Hồng, nhà xưởng của công ty TNHH Sa Sa hiện vẫn chưa được cấp chứng nhận đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có đề án cam kết về vệ sinh môi trường. Chính vì thế, phía công ty TNHH Sa Sa vẫn bị tạm ngừng sản xuất để hoàn thiện hồ sơ. Vị Đội trưởng này cũng khẳng định, phía công ty TNHH Sa Sa đã xuất trình đủ hoá đơn nguyên liệu đầu vào cho đoàn kiểm tra.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy là vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng trong việc kiểm tra công ty TNHH Sa Sa của đoàn kiểm tra liên ngành. Khi chúng tôi đặt vấn đề, nguyên liệu đầu vào của công ty TNHH Sa Sa mà đoàn liên ngành của huyện Hoài Đức tiến hành kiểm tra, có trùng khớp với danh mục thành phần được công bố công khai trên bao bì sản phẩm của công ty này hay không, ông Hồng cho biết "hiện chưa có đối chiếu cụ thể".
Cũng liên quan đến việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm bim bim của công ty TNHH Sa Sa, ông Hồng cho rằng, hiện nay cơ quan này mới bố trí người đi thu thập lấy mẫu bim bim của công ty này được bày bán trên thị trường. Khi chúng tôi hỏi về hoá đơn bán hàng của công ty bim bim này kể từ khi chuyển từ thị trấn Sơn Đồng sang xã An Thượng, ông Hồng thừa nhận, đến bây giờ công ty này vẫn chưa trình được. Việc một công ty không có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn ngang nhiên sản xuất là trái với quy định, việc xác định công ty này đã "tuồn" bao nhiêu sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn sản xuất ra thị trường đến giờ vẫn chưa có thống kê cụ thể, khiến chúng tôi đặt ra dấu hỏi lớn về sự thiếu trách nhiệm của cán bộ quản lý thị trường và vấn đề tiêu cực. Phải chăng, công ty này cố tình không trình hoá đơn bán hàng để gây khó dễ cho cơ quan chức năng trong việc thống kê sản phẩm họ đã bán đi khi chưa được phép? Hay, việc bán hàng của họ chẳng có bất cứ loại hoá đơn chứng từ nào?
Nhìn chung, sau 6 ngày từ lúc đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoài Đức trực tiếp xuống xưởng sản xuất, hiện vẫn chưa có thông tin nào đủ cơ sở để giải đáp những lo lắng của người dân về mức độ an toàn của các sản phẩm bim bim do công ty TNHH Sa Sa sản xuất đang bày bán trên thị trường.
Ông Tô Sơn Hồng, Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 24.
Chân dung những "lãnh đạo"công ty
Kiểm tra hoá đơn sao đánh giá được chất lượng sản phẩm!?Điều chúng tôi và bạn đọc quan tâm nhất vẫn chính là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm bim bim do công ty TNHH Sa Sa sản xuất. Nhưng, trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành không thể lấy được mẫu sản phẩm đi xét nghiệm vì thời điểm đó trong kho của công ty TNHH Sa Sa không còn một sản phẩm nào để lấy mẫu. Một điều khiến chúng tôi băn khoăn đó là việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào sản xuất của các sản phẩm bim bim. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Hoài Đức chỉ đơn thuần rà soát hoá đơn. Có sản phẩm công ty TNHH Sa Sa không xuất trình được hoá đơn và đoàn liên ngành cho phép họ bổ sung sau. Trong khi đó, các sản phẩm hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi có nguồn gốc từ Trung Quốc thì công ty này trình chưa đầy đủ với các cơ quan chức năng. |
Trao đổi với PV, ông Ngô Tuấn Phi, Trưởng công an xã Việt Hùng cho biết: "Cháu Nguyễn Thuỳ Linh ở khu Đoài, thôn Dục Nội. Bố cháu là N.V.Đ (SN 1970, hành nghề thợ mộc), còn mẹ cháu Linh là T.T.H (SN 1972, nhiều năm qua làm việc ở công ty giày da). Dưới Linh còn một người em gái sinh năm 1997. Từ bao năm qua, kinh tế gia đình anh Đ. bình thường như bao gia đình khác. Cháu Linh sau khi tốt nghiệp đại học, cháu du học ở Trung Quốc, đến năm 2012 mới về nước".
Khi chúng tôi hỏi ông Phi, có biết việc Linh góp vốn mở công ty bim bim ở huyện Hoài Đức, vị Trưởng công an xã này cảm thấy rất ngạc nhiên. Ông cho biết, chỉ nghe người thân, hàng xóm của Linh nói rằng, đang làm thuê cho công ty nào đó ở Hà Nội, chứ chưa nghe đến việc cô gái này mở công ty riêng bao giờ.
Để tìm hiểu sâu hơn về bà Nguyễn Thuỳ Linh, chúng tôi đã tìm về thôn Dục Nội. Khi PV thông tin cho người dân về việc Linh có gần 350 triệu đồng góp vốn mở công ty, nhiều người cảm thấy rất ngạc nhiên. Bác N.T.H (57 tuổi) chia sẻ: "Gia đình chú Đ. cũng không phải là có của ăn của để. Các chú xem đấy, bố làm mộc, mẹ làm công nhân thì lấy đâu ra nhiều tiền thế cho con mở công ty chứ. Hơn 300 triệu đồng chứ có phải ít đâu. Đối với vợ chồng chú Đ. việc lo được cho con gái học đại học rồi đi du học đã là giỏi lắm rồi. Chúng tôi cũng không biết họ có vay mượn tiền ở đâu không, nhưng mà từ trước đến nay, người dân nơi đây không hề hay biết Linh hùn vốn mở công ty riêng. Mà cô bé ấy mới đi học ở Trung Quốc về được một năm, chẳng lẽ thời gian ở bên ấy lại kiếm được nhiều tiền đến thế?".
Thông tin về Hoàng Thị Hằng, SN 1992, ở khu Khuôn Thần, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi nhận được xác nhận ban đầu rằng: Hằng rất ít ở quê và cũng ít xin giấy tạm vắng tại công an địa phương. Thành phần gia đình không thuần nhất. Gia cảnh bình thường, người dân cũng rất bất ngờ khi hay tin Hằng mở công ty riêng. Còn một nhân vật cũng có tên trong danh sách góp vốn và là PGĐ công ty, có tên Đặng Thu Hương, PV báo ĐS&PL vẫn đang tiếp tục xác minh, tìm hiểu.
Chúng tôi sẽ trở lại những thông tin về bim bim đốt có mùi khét lẹt của công ty TNHH Sa Sa nghi làm bằng hóa chất độc hại trong những số báo tới.
Trinh Phúc - Văn Chương
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn