T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Sông Mekong có hệ sinh thái đặc biệt, nguồn thủy sản nước ngọt dồi dào nhất thế giới.
Lào đang có kế hoạch xây đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong, một dự án gây nhiều tranh cãi trong nhóm nước vùng hạ lưu.
Các nước như Việt Nam, Campuchia lo ngại con đập lớn đập xây ở Trung Lào sẽ cản bớt phù sa, giảm lượng cá, điều tiết dòng chảy một cách bất thường.
Tiến sĩ Suphasuk Pradubsuk, thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, tổ chức bảo vệ môi trường, cho BBC Việt Ngữ hay bà lo ngại con đập sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nông dân Việt Nam.
Suphasuk Pradubsuk: Vâng chắc chắn đập xây ở Lào sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, tvùng đồng bằng sông Mekong sẽ bị tác động rất lớn. Thứ nhất là lượng lắng đọng phù sa sẽ giảm. Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam trù phú vì lượng phù sa bồi đắp hàng năm, nếu một hoặc nhiều đập thủy điện xây trên sông chính của dòng Mekong, phù sa chảy xuống hạ nguồn sẽ ít đi. Lượng phù sa giảm sẽ dẫn đến thay đổi thổ nhưỡng ở các vùng đất bồi, gây thoái hóa vùng nước. Cạnh đó tôi tin rằng sản lượng cá của sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng. Trước đây ta từng nghe Trung Quốc xây đập thủy điện ở các nhánh sông vùng thượng nguồn của Mekong. Đập Xayabury, nếu được chấp thuận, xẽ xây trên dòng chính. Như vậy nó sẽ tác động đến các cộng đồng dân cư sinh sống hạ nguồn. Một số chuyên gia cho rằng đập thủy điện sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy một cách lớn lao.
BBC:Hiện quá trình tham vấn xây đập thủy điện Xayabury ở Lào đến đâu rồi thưa bà?
Giống ca tra khổng lồ chỉ có ở sông Mekong.
Suphasuk Pradubsuk: Vì là đập xây trên sông chính của dòng Mekong nên Ủy hội Sông Mekong đã vào cuộc. Theo thủ tục được thông qua, bốn nước thành viên của Ủy hội, gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, đã được thông báo về quyết định xây đập. Hiện nay chúng ta đang ở tiến trình tham vấn các bên. Quá trình tham vấn để nghe quan điểm của nhiều giới, nhiều phía, thường kéo dài 6 tháng. Và cuối cùng là thỏa thuận. Cuối tháng Tư tới đây, các bên sẽ biết việc xây đập có được tiến hành hay không. Tôi cho rằng Nghiên cứu tính khả thi của đập Xayabury, mới chỉ được công bố thời gian gần đây đã không nhắc gì đến các bài học xây đập thủy điện trước đây. Trong đó có đập sông Mun ở Thái Lan.
Nghiên cứu cho rằng tác động của đập Xayabury sẽ ở mức thấp mà không đưa ra những bằng chứng để hỗ trợ cho kết luận mang tính hơi lạc quan này. Theo tôi, không nên coi Nghiên cứu này là một báo cáo về môi trường đáng tin cậy thời điểm hiện nay.
BBC:Bà có nhắc đến bài học trong việc xây đập sông Mun ở Thái Lan. Tôi hiểu mọi thứ ban đầu được đánh giá rất tích cực, tuy về sau, do thiếu nước đập, thủy điện này hoạt động thua lỗ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Xin bà giải thích tại sao?
Trung Quốc xây đập Cảnh Hồng, vùng thượng nguồn sông Mekong
Suphasuk Pradubsuk: Công trình đập sông Mun được xây vào những năm 1990. Tiền đầu tư vượt mức dự tính. Con đập khiến nhiều cộng đồng dân cư phải di dời, số dòng thuỷ sản giảm sụt, giới đầu tư không vui, vì lợi nhuận thu về không cao như họ nghĩ.
Các nguy cơ này cũng có thể lặp lại với đập Xayabury, dự định xây trên dòng chính con sông Mekong vùng Trung Lào. Ai cũng biết sông Mekong có hệ sinh thái rất đặc biệt, nơi có nguồn lợi thủy sản nước ngọt dồi dào nhất thế giới. Về số lượng các loài cá, Mekong đứng thứ hai chỉ sau sông Amazon. Theo tôi, bài học của đập sông Mun Thái Lan vẫn còn đó. Đó là nghiên cứu vội vàng về tác động đến môi trường và xã hội có thể dẫn đến tình huống bất lợi cho cả ngư dân và chủ sở hữu con đập. Với số vốn bỏ ra khoảng 230 triệu USD, xây đập sông Mun tốn gấp đôi dự tính ban đầu, trong khi sản lượng điện đạt được chỉ đạt 1/3 trong mùa khô. Tỷ lệ hoàn vốn chỉ ở mức 5% so với 12% như dự tính.
BBC: Quan điểm của quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, WWF, như thế nào liên quan đến đập Xayabury, thưa bà?
Suphasuk Pradubsuk: Nghiên cứu tính khả thi của đập Xayaburi mới được phát hành gần đây đã không đề cập gì đến bài học từ đập sông Mun. Nhóm nghiên cứu tỏ ra thiếu hiểu biết về thủy sản, đa dạng sinh học và dòng chảy trầm tích của sông Mekong. Chúng tôi cho rằng đời sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực hạ lưu sông Mekong có thể bị đe doạ. Tổ chức WWF kêu gọi nên trì hoãn phê duyệt các đập tại dòng chính hạ lưu sông Mekong trong 10 năm để đảm bảo hiểu biết toàn diện về những tác động của việc xây dựng và vận hành đập.
Theo BBC Vietnamese
Lào đang có kế hoạch xây đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong, một dự án gây nhiều tranh cãi trong nhóm nước vùng hạ lưu.
Các nước như Việt Nam, Campuchia lo ngại con đập lớn đập xây ở Trung Lào sẽ cản bớt phù sa, giảm lượng cá, điều tiết dòng chảy một cách bất thường.
Tiến sĩ Suphasuk Pradubsuk, thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, tổ chức bảo vệ môi trường, cho BBC Việt Ngữ hay bà lo ngại con đập sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nông dân Việt Nam.
Suphasuk Pradubsuk: Vâng chắc chắn đập xây ở Lào sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam, tvùng đồng bằng sông Mekong sẽ bị tác động rất lớn. Thứ nhất là lượng lắng đọng phù sa sẽ giảm. Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam trù phú vì lượng phù sa bồi đắp hàng năm, nếu một hoặc nhiều đập thủy điện xây trên sông chính của dòng Mekong, phù sa chảy xuống hạ nguồn sẽ ít đi. Lượng phù sa giảm sẽ dẫn đến thay đổi thổ nhưỡng ở các vùng đất bồi, gây thoái hóa vùng nước. Cạnh đó tôi tin rằng sản lượng cá của sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng. Trước đây ta từng nghe Trung Quốc xây đập thủy điện ở các nhánh sông vùng thượng nguồn của Mekong. Đập Xayabury, nếu được chấp thuận, xẽ xây trên dòng chính. Như vậy nó sẽ tác động đến các cộng đồng dân cư sinh sống hạ nguồn. Một số chuyên gia cho rằng đập thủy điện sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy một cách lớn lao.
BBC:Hiện quá trình tham vấn xây đập thủy điện Xayabury ở Lào đến đâu rồi thưa bà?
Suphasuk Pradubsuk: Vì là đập xây trên sông chính của dòng Mekong nên Ủy hội Sông Mekong đã vào cuộc. Theo thủ tục được thông qua, bốn nước thành viên của Ủy hội, gồm Lào, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, đã được thông báo về quyết định xây đập. Hiện nay chúng ta đang ở tiến trình tham vấn các bên. Quá trình tham vấn để nghe quan điểm của nhiều giới, nhiều phía, thường kéo dài 6 tháng. Và cuối cùng là thỏa thuận. Cuối tháng Tư tới đây, các bên sẽ biết việc xây đập có được tiến hành hay không. Tôi cho rằng Nghiên cứu tính khả thi của đập Xayabury, mới chỉ được công bố thời gian gần đây đã không nhắc gì đến các bài học xây đập thủy điện trước đây. Trong đó có đập sông Mun ở Thái Lan.
Nghiên cứu cho rằng tác động của đập Xayabury sẽ ở mức thấp mà không đưa ra những bằng chứng để hỗ trợ cho kết luận mang tính hơi lạc quan này. Theo tôi, không nên coi Nghiên cứu này là một báo cáo về môi trường đáng tin cậy thời điểm hiện nay.
BBC:Bà có nhắc đến bài học trong việc xây đập sông Mun ở Thái Lan. Tôi hiểu mọi thứ ban đầu được đánh giá rất tích cực, tuy về sau, do thiếu nước đập, thủy điện này hoạt động thua lỗ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Xin bà giải thích tại sao?
Suphasuk Pradubsuk: Công trình đập sông Mun được xây vào những năm 1990. Tiền đầu tư vượt mức dự tính. Con đập khiến nhiều cộng đồng dân cư phải di dời, số dòng thuỷ sản giảm sụt, giới đầu tư không vui, vì lợi nhuận thu về không cao như họ nghĩ.
Các nguy cơ này cũng có thể lặp lại với đập Xayabury, dự định xây trên dòng chính con sông Mekong vùng Trung Lào. Ai cũng biết sông Mekong có hệ sinh thái rất đặc biệt, nơi có nguồn lợi thủy sản nước ngọt dồi dào nhất thế giới. Về số lượng các loài cá, Mekong đứng thứ hai chỉ sau sông Amazon. Theo tôi, bài học của đập sông Mun Thái Lan vẫn còn đó. Đó là nghiên cứu vội vàng về tác động đến môi trường và xã hội có thể dẫn đến tình huống bất lợi cho cả ngư dân và chủ sở hữu con đập. Với số vốn bỏ ra khoảng 230 triệu USD, xây đập sông Mun tốn gấp đôi dự tính ban đầu, trong khi sản lượng điện đạt được chỉ đạt 1/3 trong mùa khô. Tỷ lệ hoàn vốn chỉ ở mức 5% so với 12% như dự tính.
BBC: Quan điểm của quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, WWF, như thế nào liên quan đến đập Xayabury, thưa bà?
Suphasuk Pradubsuk: Nghiên cứu tính khả thi của đập Xayaburi mới được phát hành gần đây đã không đề cập gì đến bài học từ đập sông Mun. Nhóm nghiên cứu tỏ ra thiếu hiểu biết về thủy sản, đa dạng sinh học và dòng chảy trầm tích của sông Mekong. Chúng tôi cho rằng đời sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực hạ lưu sông Mekong có thể bị đe doạ. Tổ chức WWF kêu gọi nên trì hoãn phê duyệt các đập tại dòng chính hạ lưu sông Mekong trong 10 năm để đảm bảo hiểu biết toàn diện về những tác động của việc xây dựng và vận hành đập.
Theo BBC Vietnamese