Trai nhảy ở các vũ trường không phải lúc nào cũng là những gã bảnh trai, nhảy đẹp, "hót" hay và kiêm thêm công việc phục vụ chuyện tình cảm cho các quý bà cô đơn như người ta vẫn thường nghĩ.
Thực tế có nhiều người làm công việc này một cách nghiêm túc, và những gì họ kể làm người nghe ngậm ngùi.
Ế vợ vì làm nghề nhạy cảm
H đến với nghề dẫn nhảy rất tình cờ. Anh sinh ra ở thành phố, nhưng gia đình anh lại nghèo và H học hành không đến đâu. Từ nhỏ, H đã phải lăn vào cuộc mưu sinh, nhưng tất cả đó là những nghề lao động chân tay vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Cảm H hiền lành, chăm chỉ, lại thương anh nhọc nhằn, nhếch nhác mãi, một người hàng xóm đã giới thiệu anh đến làm việc tại CLB khiêu vũ ở 65 Quán Sứ (Hà Nội).
Ban đầu là chân chạy bàn, sau một thời gian làm việc, H đã bị các điệu nhảy mê hoặc, anh lân la xin học nhảy. Thấy anh nhảy đẹp, ngoại hình cũng hấp dẫn nên ông chủ CLB đã chuyển anh sang vị trí nhân viên dẫn nhảy. Anh đã gắn bó với cái nghiệp nhiều "oan ức" đó, cái nghề mà nhiều người không ngần ngại gọi tên là "trai nhảy", là "cave nam", là "kép nhảy"... đến nay đã 6 năm.
Thực tế có nhiều người làm công việc này một cách nghiêm túc, và những gì họ kể làm người nghe ngậm ngùi.
Ế vợ vì làm nghề nhạy cảm
H đến với nghề dẫn nhảy rất tình cờ. Anh sinh ra ở thành phố, nhưng gia đình anh lại nghèo và H học hành không đến đâu. Từ nhỏ, H đã phải lăn vào cuộc mưu sinh, nhưng tất cả đó là những nghề lao động chân tay vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Cảm H hiền lành, chăm chỉ, lại thương anh nhọc nhằn, nhếch nhác mãi, một người hàng xóm đã giới thiệu anh đến làm việc tại CLB khiêu vũ ở 65 Quán Sứ (Hà Nội).
Ban đầu là chân chạy bàn, sau một thời gian làm việc, H đã bị các điệu nhảy mê hoặc, anh lân la xin học nhảy. Thấy anh nhảy đẹp, ngoại hình cũng hấp dẫn nên ông chủ CLB đã chuyển anh sang vị trí nhân viên dẫn nhảy. Anh đã gắn bó với cái nghiệp nhiều "oan ức" đó, cái nghề mà nhiều người không ngần ngại gọi tên là "trai nhảy", là "cave nam", là "kép nhảy"... đến nay đã 6 năm.
(Ảnh minh họa)
Luôn tự tin vào đạo đức nghề nghiệp, sự trong sáng của mình trong công việc nên H không ngần ngại giới thiệu với bạn bè, người thân về nghề dẫn nhảy của mình. Thậm chí, thấy đây là một nghề không phải đòi hỏi phải có bằng cấp, dễ kiếm việc và mang lại thu nhập khá, nên anh đã dắt theo hai người em trai của mình cùng làm. Nhờ chăm chỉ làm việc, sau nhiều năm, anh đã dành dụm được chút vốn liếng.
Chuyện cơm áo với anh giờ đây đã bớt nhọc nhằn, nhưng anh lại đau đầu một nỗi niềm riêng. "Cứ lên sàn, được đắm say theo từng điệu nhảy cùng các quý bà, quý cô, lại có tiền nên rất vui, nhưng về nhà thì lại buồn", anh H kể. Bởi lẽ 36 tuổi, nhìn quanh, bạn bè đều đã yên bề gia thất, riêng anh vẫn "một cõi đi về". "Chẳng biết có phải do mình làm nghề này không, mà hễ cứ động đến là cô nào cô ấy... chạy mất", H than thở.
Nhìn cái vẻ ngậm ngùi, đăm chiêu của H mà thấm thía nỗi đắng cay của cái nghiệp dẫn nhảy xứ mình. Khi được hỏi về định hướng nghề nghiệp cho tương lai, H cười buồn: "...Cứ làm thôi, chừng nào còn được làm thì cứ làm, chứ biết làm gì khác. Bọn mình hầu hết toàn người học thấp, vốn liếng cũng không có nhiều...".
Làm trai nhảy để nuôi con ăn học
Nếu nói rằng nghề dẫn nhảy chỉ dành riêng cho những bạn trai trẻ thì không đúng với trường hợp của L. 48 tuổi, anh đã hành nghề được 6 năm tại CLB khiêu vũ ở Chợ Hôm (HN). Không giống như nhiều nhân viên dẫn nhảy khác thường rất ngại nói về nghề nghiệp. Anh khẳng định mình đến với nghề này trước tiên là vì niềm đam mê khiêu vũ.
Với anh, khiêu vũ cổ điển là một sinh hoạt văn hóa văn minh, lành mạnh, một thú chơi dành cho giới thượng lưu, tri thức. Vì vậy, dù còn nhiều định kiến trong xã hội về khiêu vũ, đặc biệt là nghề dẫn nhảy, nhưng anh vẫn luôn giữ lòng tự tôn nghề nghiệp.
Trước đây anh là công nhân một nhà máy ở Hà Nội. Năm 1990, nhà máy giảm biên chế, anh mất việc làm. Ngay sau đó là biến cố trong gia đình, hạnh phúc đổ vỡ. Trong lúc chán nản ấy, anh đã tìm đến với khiêu vũ như một cách để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, và ngay lập tức anh tìm thấy ở đó niềm đam mê. Từ niềm đam mê ấy, anh đến với nghề dẫn nhảy, cũng là một cách để mưu sinh, với suy nghĩ, nghề này "không ảnh hưởng đến tư cách đạo đức". Công việc dẫn nhảy đã giúp anh có nhiều thời gian chăm sóc người mẹ già yếu và chu cấp đầy đủ cho cô con gái đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học.
Khi được hỏi về hiện tượng "trai bao" trong nghề dẫn nhảy, anh khẳng định dứt khoát: "Đừng đổ lỗi cho nghề. Những người mà đã có tính đó thì chẳng làm nghề này cũng thế". Tuy bản thân rất tự tin với nghề nghiệp của mình, coi đó là một công việc chân chính, mang sức lao động ra để đổi lấy thu nhập chính đáng, nhưng anh lại ngậm ngùi tâm sự rằng anh phải giấu con gái chuyện anh là nhân viên dẫn nhảy: "Tôi vẫn nói với cháu rằng bố làm... xe ôm".
Đừng đưa em lên báo
Cũng giống như anh H, anh L, N khá thân thiện và cởi mở khi chia sẻ về quãng đời nhọc nhằn khó khăn của một chàng trai tỉnh lẻ mới ra thành phố lập nghiệp, về hành trình đến với nghề và những vui buồn của đời dẫn nhảy, về ước mơ dành dụm được một khoản tiền nho nhỏ để về quê làm ăn, lấy một cô vợ hiền.
Nhưng tất cả họ, dù tự tin vào mình đến đâu thì cũng không đủ để xóa đi mặc cảm nghề nghiệp. Họ nhất định từ chối chụp hình. Khi thấy tôi chụp ảnh N đã vội vàng xua tay: "Ấy chị ơi, đừng đưa em lên báo! Mọi người ở quê và cả xóm trọ của em vẫn nghĩ em làm nhân viên phục vụ ở khách sạn".
Vũ sư Trần Bá Long, một trong số ít người Việt Nam được liên đoàn khiêu vũ quốc tế cấp bằng năm 2007, Chủ tịch CLB khiêu vũ Thăng Long cho biết: "Nghề dẫn nhảy chỉ có ở Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các sàn là nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bởi lẽ, do đặc thù riêng liên quan đến vấn đề văn hóa, xã hội, trên các sàn nhảy ở ta luôn thiếu chân nhảy nam. Vì vậy, để chăm sóc khách hàng tốt hơn, các sàn thuê chàng trai trẻ với một điều kiện duy nhất là biết khiêu vũ để dẫn cho các quý bà, quý cô nhảy, không để chọ họ đến sàn mà phải ngồi không chỉ vì không có bạn nhảy.
Lương họ nhận được rất thấp, chỉ vài trăm ngàn, nhưng bù lại, họ có thu nhập bởi tiền "bo" của khách hàng. Như vậy, nghề dẫn nhảy cũng giống như nhiều nghề làm dịch vụ khác, nhưng những người làm nghề này hiện nay lại đang phải chịu nhiều tai tiếng và những cái nhìn không mấy thiện cảm của xã hội. Dù thế, vì mưu sinh, nhiều chàng trai ngoại tỉnh hay những chàng trai thành phố không có việc làm, sinh viên nghèo... vẫn chấp nhận làm công việc này cùng với bao nỗi niềm khó chia sẻ...".
Theo Tintuconline
Chuyện cơm áo với anh giờ đây đã bớt nhọc nhằn, nhưng anh lại đau đầu một nỗi niềm riêng. "Cứ lên sàn, được đắm say theo từng điệu nhảy cùng các quý bà, quý cô, lại có tiền nên rất vui, nhưng về nhà thì lại buồn", anh H kể. Bởi lẽ 36 tuổi, nhìn quanh, bạn bè đều đã yên bề gia thất, riêng anh vẫn "một cõi đi về". "Chẳng biết có phải do mình làm nghề này không, mà hễ cứ động đến là cô nào cô ấy... chạy mất", H than thở.
Nhìn cái vẻ ngậm ngùi, đăm chiêu của H mà thấm thía nỗi đắng cay của cái nghiệp dẫn nhảy xứ mình. Khi được hỏi về định hướng nghề nghiệp cho tương lai, H cười buồn: "...Cứ làm thôi, chừng nào còn được làm thì cứ làm, chứ biết làm gì khác. Bọn mình hầu hết toàn người học thấp, vốn liếng cũng không có nhiều...".
Làm trai nhảy để nuôi con ăn học
Nếu nói rằng nghề dẫn nhảy chỉ dành riêng cho những bạn trai trẻ thì không đúng với trường hợp của L. 48 tuổi, anh đã hành nghề được 6 năm tại CLB khiêu vũ ở Chợ Hôm (HN). Không giống như nhiều nhân viên dẫn nhảy khác thường rất ngại nói về nghề nghiệp. Anh khẳng định mình đến với nghề này trước tiên là vì niềm đam mê khiêu vũ.
Với anh, khiêu vũ cổ điển là một sinh hoạt văn hóa văn minh, lành mạnh, một thú chơi dành cho giới thượng lưu, tri thức. Vì vậy, dù còn nhiều định kiến trong xã hội về khiêu vũ, đặc biệt là nghề dẫn nhảy, nhưng anh vẫn luôn giữ lòng tự tôn nghề nghiệp.
Trước đây anh là công nhân một nhà máy ở Hà Nội. Năm 1990, nhà máy giảm biên chế, anh mất việc làm. Ngay sau đó là biến cố trong gia đình, hạnh phúc đổ vỡ. Trong lúc chán nản ấy, anh đã tìm đến với khiêu vũ như một cách để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, và ngay lập tức anh tìm thấy ở đó niềm đam mê. Từ niềm đam mê ấy, anh đến với nghề dẫn nhảy, cũng là một cách để mưu sinh, với suy nghĩ, nghề này "không ảnh hưởng đến tư cách đạo đức". Công việc dẫn nhảy đã giúp anh có nhiều thời gian chăm sóc người mẹ già yếu và chu cấp đầy đủ cho cô con gái đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học.
Khi được hỏi về hiện tượng "trai bao" trong nghề dẫn nhảy, anh khẳng định dứt khoát: "Đừng đổ lỗi cho nghề. Những người mà đã có tính đó thì chẳng làm nghề này cũng thế". Tuy bản thân rất tự tin với nghề nghiệp của mình, coi đó là một công việc chân chính, mang sức lao động ra để đổi lấy thu nhập chính đáng, nhưng anh lại ngậm ngùi tâm sự rằng anh phải giấu con gái chuyện anh là nhân viên dẫn nhảy: "Tôi vẫn nói với cháu rằng bố làm... xe ôm".
Đừng đưa em lên báo
Cũng giống như anh H, anh L, N khá thân thiện và cởi mở khi chia sẻ về quãng đời nhọc nhằn khó khăn của một chàng trai tỉnh lẻ mới ra thành phố lập nghiệp, về hành trình đến với nghề và những vui buồn của đời dẫn nhảy, về ước mơ dành dụm được một khoản tiền nho nhỏ để về quê làm ăn, lấy một cô vợ hiền.
Nhưng tất cả họ, dù tự tin vào mình đến đâu thì cũng không đủ để xóa đi mặc cảm nghề nghiệp. Họ nhất định từ chối chụp hình. Khi thấy tôi chụp ảnh N đã vội vàng xua tay: "Ấy chị ơi, đừng đưa em lên báo! Mọi người ở quê và cả xóm trọ của em vẫn nghĩ em làm nhân viên phục vụ ở khách sạn".
Vũ sư Trần Bá Long, một trong số ít người Việt Nam được liên đoàn khiêu vũ quốc tế cấp bằng năm 2007, Chủ tịch CLB khiêu vũ Thăng Long cho biết: "Nghề dẫn nhảy chỉ có ở Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tế của các sàn là nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Bởi lẽ, do đặc thù riêng liên quan đến vấn đề văn hóa, xã hội, trên các sàn nhảy ở ta luôn thiếu chân nhảy nam. Vì vậy, để chăm sóc khách hàng tốt hơn, các sàn thuê chàng trai trẻ với một điều kiện duy nhất là biết khiêu vũ để dẫn cho các quý bà, quý cô nhảy, không để chọ họ đến sàn mà phải ngồi không chỉ vì không có bạn nhảy.
Lương họ nhận được rất thấp, chỉ vài trăm ngàn, nhưng bù lại, họ có thu nhập bởi tiền "bo" của khách hàng. Như vậy, nghề dẫn nhảy cũng giống như nhiều nghề làm dịch vụ khác, nhưng những người làm nghề này hiện nay lại đang phải chịu nhiều tai tiếng và những cái nhìn không mấy thiện cảm của xã hội. Dù thế, vì mưu sinh, nhiều chàng trai ngoại tỉnh hay những chàng trai thành phố không có việc làm, sinh viên nghèo... vẫn chấp nhận làm công việc này cùng với bao nỗi niềm khó chia sẻ...".
Theo Tintuconline