G
Guest
Guest
Tôi tìm người trồng trầm cự phách ở xã biên giới Hóa Sơn giáp Lào trên miền tây Quảng Bình chẳng khác gì thợ trầm đi tìm trầm. Gian nan vất vả, suýt chết trên eo Lập Cập - cái eo ai đi qua cũng chân run lập cập nên được đặt tên Lập Cập. Trước khi cất bước “tìm trầm” chuyến này, nhiều người can ngăn và đã hơn một lần tôi định bỏ cuộc nhưng tôi đã đi, đã đến và đã thấy.
Tâm sự của “vua” trầm
Người trồng trầm cự phách ấy tên là Đinh Ngọc Loan, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 47 tuổi, có trong tay hơn 4.000 cây dó đang trong cơn đau cho trầm. Để tìm được người đàn ông này, bước chân của tôi đã chao chiêng trên đèo Đá Đẽo, chập chùng lên Quy Đạt ngút ngàn mây trắng, chới với trong thăm thẳm eo Lập Cập. Xuống bản đồng bào Sách trong thung lũng Hóa Sơn hỏi anh Loan trồng trầm ai cũng biết, một người tên Mẫn nhiệt tình nói:
“Ngạc nhiên lắm cán bộ ơi. Đồng bào mình bàng hoàng chuyện nó trồng nhiều, nhất là nó trồng rồi dân mình học theo!”. Qua suối Hương Bưởi, đi bộ nửa tiếng mới tới nhà Loan. Ngôi nhà gỗ phong cách Nguồn, không cửa, không cổng. Vào nhà tìm mãi, hàng xóm cho hay Loan đang cùng vợ thăm trầm trên núi A Ròn.
Nhờ hàng xóm tìm gọi mới gặp được Loan. Không cần tôi giới thiệu, Loan nói thao thao: “Cán bộ chờ tao đã lâu chưa? Lo cho trầm quá. Uống chén nước cho trơn cái cổ rồi nói cái chuyện tới sáng chớ. Mặt trời trốn sau núi A Ròn rồi, cán bộ đừng về mà ngã chết trên eo Lập Cập đó. Tao biết cán bộ lên đây muốn nghe cái trầm. Tao biết cái bụng cán bộ rồi.
Cán bộ chưa nghe xong là chưa về mô. Để bảo vợ ra suối Hương Cau đơm ít cá Mát rồi uống rượu chơi. Chuyện trầm thì kể tới sáng cán bộ nghe đã cái tai. Tao trồng trầm không phải vì nghèo. Đi bộ đội về, tao hì hục trồng đủ thứ; ổi, cam, chanh, chuối... quả nhiều vô kể nhưng đi bán không được do cái eo Lập Cập chết tiệt. Qua được eo Lập Câp khổ lắm. Người đi bộ còn bổ (ngã) chớ đừng nói đi xe.
Chừ (bây giờ) thì eo Lập Cập đi tốt hơn trước vì đường đã có. Đi trầm có tiền nhưng bạc. Anh em đi với tao chừ (bây giờ) không còn bao nhiêu, sốt rét, thổ phỉ đã giết chết nhiều anh em lắm. Đi được tám năm bỏ.
Không mần chi (làm gì) chỉ biết uống rượu. Ngày mô (nào) cũng ngà ngà say, sáng bảo vợ mua can rượu, uống tới khi mặt trời ngủ sau núi, tao cũng ngủ luôn, say lả lướt mãi cũng chán. Đang chán lại nhớ tới câu nói trong sách khoa học thường thức lớp bốn. Lúc đó tao bỏ rượu.
Vợ mừng tròn xoe mắt, hình như cây cỏ quanh nhà cũng vui thì phải. Tao nhớ sách xếp trầm hương hạng ba, mà trầm hương thì ông nội để lại mấy cây trên núi A Ròn, chạy lên xem, cứ ngỡ ai chặt lấy củi rồi, không ngờ nó vẫn còn, tao mừng, bắt tay vào trồng trầm từ năm 1985 cán bộ ạ”.
Trồng trầm trả nợ rừng
Chính khoảng thời gian “mặt xanh nanh vàng” vì đạp cội tìm trầm nên Loan rất hiểu tính của cây dó. Loan nói: “Tháng 7 đến tháng 9 trồng trầm thuận nhất vì là mùa mưa rừng, rất tốt cho cây rừng sinh sôi. Chuyện ni (này) tao biết rõ vì là dân rừng, đam mê trầm như mê vợ. Cây giống được tao lấy từ ba cây dó mẹ của ông nội để lại. Mỗi năm từ nguồn giống ni (này) tao có được 10kg hạt, không cần qua công đoạn xử lý nào, cứ gieo xuống đất từ lúc chập tối, sau hai tháng sẽ nảy mầm và thành cây.
View attachment 6567
Tao trồng trầm ở vùng gà gáy hai nước nghe thấy, rứa mà (thế mà) có lái buôn vào trả mỗi cây 10 triệu đồng, tao không bán. Bán đi để rừng trọc hết à? Bán đi là bạc lắm. Tao trồng để trả nợ cho rừng thôi. Khi mới trồng cũng nghĩ bán trầm cho có cái tiền, nhưng chừ (bây giờ) nghĩ lại không muốn bán. Lấy của rừng nhiều rồi chừ (bây giờ) phải đáp đền nợ ấy thôi. Tính với giá 10 triệu đồng mỗi cây, tao thành tỷ phú.
Nhưng rứa (thế) là bạc là phản bội lại anh em rừng, bây giờ còn sức còn trồng để tâm hồn thanh thản. Này, tao thấy trên tivi, người ta trồng trầm lạ quá, cứ lấy dao rựa, dùi sắt mà phang thì răng (làm sao) có trầm được. Dó phải tự đau, tự sâu đục, mối ăn ruột mới có nỗi đau ngọt tinh tiết ra trầm được. Thuổng dùi sắt vô, dó săn lại, không đau tinh tiết mô (đâu). Dó kỵ hơi đàn bà đến tháng lắm. Rứa (thế) nên đàn ông con trai có vợ đi tìm trầm không ngậm ngải thì không tìm ra trầm.
Mấy bận tao đi trầm không ngậm ngải là về tay trắng thôi. Dó kỵ hơi người nên quạnh quẻ trong rừng sâu nước độc, ẩn hiện trong rừng già nhưng hắn có tính có nết đấy cán bộ ạ. Hình như khi tao trồng trầm trả nợ rừng, thần núi A Ròn, mẹ suối Hương Cau thương tao nên nuôi đàn bò cũng đông 20 con, đàn gà thì không đếm hết, ong mật cũng nhiều, chuối lùn cũng lắm, nên không sợ đói sợ khổ mô (đâu)...”.
Tôi được Loan cho lên thăm rừng trầm. Cứ nhìn mãi mà mê lịm giữa núi non biên cương. Nghĩ mãi, không biết có nhiều người như Loan không? Còn với ông Đinh Xuân Giáo - Chủ tịch xã Hóa Sơn lại tỏ ra rất thán phục: “Nói thiệt trước đây ai cũng nghĩ Loan điên. Nhưng chừ (bây giờ) thì ngược lại.
Mỗi năm ngoài 3.000 cây giống cho bà con thung lũng Hóa Sơn, Loan còn bán 1.500 cây giống cho Nông trường Việt Trung. Nhờ Loan mà người Nguồn, người Sách vùng này không phá rừng, phong trào trồng trầm đang bừng bừng cả vùng Hóa Sơn này, chứ mấy chục năm trước dân vô rừng ào ào thấy xót lắm”.
Theo Anh Linh
Tâm sự của “vua” trầm
Người trồng trầm cự phách ấy tên là Đinh Ngọc Loan, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 47 tuổi, có trong tay hơn 4.000 cây dó đang trong cơn đau cho trầm. Để tìm được người đàn ông này, bước chân của tôi đã chao chiêng trên đèo Đá Đẽo, chập chùng lên Quy Đạt ngút ngàn mây trắng, chới với trong thăm thẳm eo Lập Cập. Xuống bản đồng bào Sách trong thung lũng Hóa Sơn hỏi anh Loan trồng trầm ai cũng biết, một người tên Mẫn nhiệt tình nói:
“Ngạc nhiên lắm cán bộ ơi. Đồng bào mình bàng hoàng chuyện nó trồng nhiều, nhất là nó trồng rồi dân mình học theo!”. Qua suối Hương Bưởi, đi bộ nửa tiếng mới tới nhà Loan. Ngôi nhà gỗ phong cách Nguồn, không cửa, không cổng. Vào nhà tìm mãi, hàng xóm cho hay Loan đang cùng vợ thăm trầm trên núi A Ròn.
Nhờ hàng xóm tìm gọi mới gặp được Loan. Không cần tôi giới thiệu, Loan nói thao thao: “Cán bộ chờ tao đã lâu chưa? Lo cho trầm quá. Uống chén nước cho trơn cái cổ rồi nói cái chuyện tới sáng chớ. Mặt trời trốn sau núi A Ròn rồi, cán bộ đừng về mà ngã chết trên eo Lập Cập đó. Tao biết cán bộ lên đây muốn nghe cái trầm. Tao biết cái bụng cán bộ rồi.
Cán bộ chưa nghe xong là chưa về mô. Để bảo vợ ra suối Hương Cau đơm ít cá Mát rồi uống rượu chơi. Chuyện trầm thì kể tới sáng cán bộ nghe đã cái tai. Tao trồng trầm không phải vì nghèo. Đi bộ đội về, tao hì hục trồng đủ thứ; ổi, cam, chanh, chuối... quả nhiều vô kể nhưng đi bán không được do cái eo Lập Cập chết tiệt. Qua được eo Lập Câp khổ lắm. Người đi bộ còn bổ (ngã) chớ đừng nói đi xe.
Chừ (bây giờ) thì eo Lập Cập đi tốt hơn trước vì đường đã có. Đi trầm có tiền nhưng bạc. Anh em đi với tao chừ (bây giờ) không còn bao nhiêu, sốt rét, thổ phỉ đã giết chết nhiều anh em lắm. Đi được tám năm bỏ.
Không mần chi (làm gì) chỉ biết uống rượu. Ngày mô (nào) cũng ngà ngà say, sáng bảo vợ mua can rượu, uống tới khi mặt trời ngủ sau núi, tao cũng ngủ luôn, say lả lướt mãi cũng chán. Đang chán lại nhớ tới câu nói trong sách khoa học thường thức lớp bốn. Lúc đó tao bỏ rượu.
Vợ mừng tròn xoe mắt, hình như cây cỏ quanh nhà cũng vui thì phải. Tao nhớ sách xếp trầm hương hạng ba, mà trầm hương thì ông nội để lại mấy cây trên núi A Ròn, chạy lên xem, cứ ngỡ ai chặt lấy củi rồi, không ngờ nó vẫn còn, tao mừng, bắt tay vào trồng trầm từ năm 1985 cán bộ ạ”.
Trồng trầm trả nợ rừng
Chính khoảng thời gian “mặt xanh nanh vàng” vì đạp cội tìm trầm nên Loan rất hiểu tính của cây dó. Loan nói: “Tháng 7 đến tháng 9 trồng trầm thuận nhất vì là mùa mưa rừng, rất tốt cho cây rừng sinh sôi. Chuyện ni (này) tao biết rõ vì là dân rừng, đam mê trầm như mê vợ. Cây giống được tao lấy từ ba cây dó mẹ của ông nội để lại. Mỗi năm từ nguồn giống ni (này) tao có được 10kg hạt, không cần qua công đoạn xử lý nào, cứ gieo xuống đất từ lúc chập tối, sau hai tháng sẽ nảy mầm và thành cây.
View attachment 6567
Cách ươm trầm của ông Loan khác nhiều người là ươm dó ở nơi ánh sáng không quá sáng và không quá tối
Nhưng rứa (thế) là bạc là phản bội lại anh em rừng, bây giờ còn sức còn trồng để tâm hồn thanh thản. Này, tao thấy trên tivi, người ta trồng trầm lạ quá, cứ lấy dao rựa, dùi sắt mà phang thì răng (làm sao) có trầm được. Dó phải tự đau, tự sâu đục, mối ăn ruột mới có nỗi đau ngọt tinh tiết ra trầm được. Thuổng dùi sắt vô, dó săn lại, không đau tinh tiết mô (đâu). Dó kỵ hơi đàn bà đến tháng lắm. Rứa (thế) nên đàn ông con trai có vợ đi tìm trầm không ngậm ngải thì không tìm ra trầm.
Mấy bận tao đi trầm không ngậm ngải là về tay trắng thôi. Dó kỵ hơi người nên quạnh quẻ trong rừng sâu nước độc, ẩn hiện trong rừng già nhưng hắn có tính có nết đấy cán bộ ạ. Hình như khi tao trồng trầm trả nợ rừng, thần núi A Ròn, mẹ suối Hương Cau thương tao nên nuôi đàn bò cũng đông 20 con, đàn gà thì không đếm hết, ong mật cũng nhiều, chuối lùn cũng lắm, nên không sợ đói sợ khổ mô (đâu)...”.
Tôi được Loan cho lên thăm rừng trầm. Cứ nhìn mãi mà mê lịm giữa núi non biên cương. Nghĩ mãi, không biết có nhiều người như Loan không? Còn với ông Đinh Xuân Giáo - Chủ tịch xã Hóa Sơn lại tỏ ra rất thán phục: “Nói thiệt trước đây ai cũng nghĩ Loan điên. Nhưng chừ (bây giờ) thì ngược lại.
Mỗi năm ngoài 3.000 cây giống cho bà con thung lũng Hóa Sơn, Loan còn bán 1.500 cây giống cho Nông trường Việt Trung. Nhờ Loan mà người Nguồn, người Sách vùng này không phá rừng, phong trào trồng trầm đang bừng bừng cả vùng Hóa Sơn này, chứ mấy chục năm trước dân vô rừng ào ào thấy xót lắm”.
Theo Anh Linh