T
T$
Guest
[h=1]Nga ra dự luật chống tổ chức nước ngoài[/h]
Dự luật được cho là nhắm tới các nhà hoạt động Nga Tổng thống Vladimir Putin ký một dự luật mới có thể cấm các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Nga.
Luật này cho phép chính quyền truy tố các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay công ty được cho là “không mong muốn” đối với an ninh quốc gia.
Mức phạt tù đối với các nhân viên làm việc cho NGO có thể lên tới 6 năm.
Các nhà chỉ trích cho rằng động thái của điện Kremlin thực chất nhằm siết vào giới bất đồng chính kiến.
Nghĩa của từ “không mong muốn” được để mở, nhưng hãng tin Interfax nói luật này sẽ áp dụng lên các tổ chức bị coi là có thể để dọa tới “nền tảng trật tự hiến pháp của Nga, khả năng phòng vệ và an ninh”.
Các tổ chức phi chính phủ liên quan tới chính trị ở Nga đã phải đối mặt với nhiều cấm đoán do luật năm 2012 yêu cầu đăng ký dưới dạng “cơ quan nước ngoài”.
[h=2]'Bóp chết sự sống'[/h]
Những người ủng hộ dự luật nói điều này cần thiết để ngăn ngừa sự can thiệp từ bên ngoài vào Nga trong lúc căng thẳng vẫn tiếp diễn do xung đột với Ukraine.
Tuy nhiên, chính phủ phương Tây và nhiều tổ chức NGO tỏ ra lo ngại trước những tác động do dự luật mang lại.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ “lo ngại sâu sắc” trong một thông cáo:
"Chúng tôi lo ngại rằng quyền lực mới này sẽ hạn chế nhiều hơn công việc của các tổ chức xã hội dân sự ở Nga và là ví dụ nữa cho thấy tình trạng chính phủ Nga đàn áp những tiếng nói độc lập và những bước đi có chủ đích trong việc ngăn tách người Nga khỏi thế giới ngày càng tăng,” nữ phát ngôn viên Marie Harf nói.
Bộ trưởng phụ trách mảng châu Âu của Anh, David Lidington nói đây “lại là một ví dụ khác cho thấy chính phủ Nga quấy nhiễu các NGO và những người làm việc cho họ ở Nga”.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói luật này sẽ “bóp chết sự sống” của xã hội dân sự, còn tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cảnh báo chính người dân Nga sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
“Chúng tôi vẫn thường được hỏi – có phải dự luật này nhắm tới việc chống đối lại những tổ chức như của chúng tôi?”, ông Hugh Williamson, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu và Trung Á của HRW nói.
“Nhưng trên thực tế, khó có thể nghi ngờ rằng, đối tượng chính của họ chính là các nhà hoạt động và tổ chức độc lập của Nga.”
Theo BBC Vietnamese
- 24 tháng 5 2015
Luật này cho phép chính quyền truy tố các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay công ty được cho là “không mong muốn” đối với an ninh quốc gia.
Mức phạt tù đối với các nhân viên làm việc cho NGO có thể lên tới 6 năm.
Các nhà chỉ trích cho rằng động thái của điện Kremlin thực chất nhằm siết vào giới bất đồng chính kiến.
Nghĩa của từ “không mong muốn” được để mở, nhưng hãng tin Interfax nói luật này sẽ áp dụng lên các tổ chức bị coi là có thể để dọa tới “nền tảng trật tự hiến pháp của Nga, khả năng phòng vệ và an ninh”.
Các tổ chức phi chính phủ liên quan tới chính trị ở Nga đã phải đối mặt với nhiều cấm đoán do luật năm 2012 yêu cầu đăng ký dưới dạng “cơ quan nước ngoài”.
[h=2]'Bóp chết sự sống'[/h]
Chúng tôi lo ngại rằng quyền lực mới này sẽ hạn chế nhiều hơn công việc của các tổ chức xã hội dân sự ở Nga và là ví dụ nữa cho thấy tình trạng chính phủ Nga đàn áp những tiếng nói độc lập và những bước đi có chủ đích trong việc ngăn tách người Nga khỏi thế giới ngày càng tăngPhát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ
Những người ủng hộ dự luật nói điều này cần thiết để ngăn ngừa sự can thiệp từ bên ngoài vào Nga trong lúc căng thẳng vẫn tiếp diễn do xung đột với Ukraine.
Tuy nhiên, chính phủ phương Tây và nhiều tổ chức NGO tỏ ra lo ngại trước những tác động do dự luật mang lại.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ “lo ngại sâu sắc” trong một thông cáo:
"Chúng tôi lo ngại rằng quyền lực mới này sẽ hạn chế nhiều hơn công việc của các tổ chức xã hội dân sự ở Nga và là ví dụ nữa cho thấy tình trạng chính phủ Nga đàn áp những tiếng nói độc lập và những bước đi có chủ đích trong việc ngăn tách người Nga khỏi thế giới ngày càng tăng,” nữ phát ngôn viên Marie Harf nói.
Bộ trưởng phụ trách mảng châu Âu của Anh, David Lidington nói đây “lại là một ví dụ khác cho thấy chính phủ Nga quấy nhiễu các NGO và những người làm việc cho họ ở Nga”.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói luật này sẽ “bóp chết sự sống” của xã hội dân sự, còn tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cảnh báo chính người dân Nga sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
“Chúng tôi vẫn thường được hỏi – có phải dự luật này nhắm tới việc chống đối lại những tổ chức như của chúng tôi?”, ông Hugh Williamson, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu và Trung Á của HRW nói.
“Nhưng trên thực tế, khó có thể nghi ngờ rằng, đối tượng chính của họ chính là các nhà hoạt động và tổ chức độc lập của Nga.”
Theo BBC Vietnamese