Vết thương tím bầm sau gáy của ông M là nguyên nhân đưa ông đến tử vong đã làm cho giới thu lượm giấy thùng nghi ngờ khả năng có dính líu đến người chồng trước của bà H.
Ông M và bà H sống trong phòng căn phòng thuê trên đường Hyde. Hai người hằng ngày lái xe thu lượm giấy thùng trên toàn địa bàn thành phố.
Một buổi chiều mưa nặng hạt, nhiều khu vực trong thành phố có gió mạnh ông M không thể lái xe đi khắp những tụ điểm thu nhặt giấy, mà chỉ thu nhặt ở những nơi gần nhà ông.
Mưa mỗi lúc mỗi tăng thêm cường độ và gió cũng không kém gì mưa. Gió thổi làm gãy những cành cây gây trở ngại giao thông cho một số tuyến đường. Một chiếc xe du lịch đậu dọc bên lề đường O'farrell bị một cành cây rơi trúng làm vỡ mặt kính trước phòng lái. Không thể tiếp tục thu lượm giấy vì trời mưa và giông, ông M quay xe về nhà tìm chỗ đậu trên đường Hyde, nhưng mất hơn một tiếng đồng hồ ông cũng chưa tìm ra được chỗ đậu cho xe ông. (ở thành phố SF sau 6 giờ chiều người lái xe có thể đậu xe qua đêm trên một số tuyến đường qui định mà không phải bị phạt) Bà H nôn nóng về nhà để kịp xem chương trình tuyển lựa Hoa Hậu Hoàn Vũ nên bảo chồng cho bà về trước. Ông M chìu ý vợ.
Bà H thong thả bước ra khỏi phòng lái của chiếc xe truck hiệu Toyota màu cam và tay kéo chiếc áo lạnh trùm đầu như để tránh những hạt nước mưa làm ướt tóc, rồi lầm lủi tiến về nhà. Đi một đoạn bà quay lại nhìn chồng trong khi ông M còn tiếp tục tìm chỗ đậu xe.
Khoảng cách từ chỗ bà H xuống xe đến nhà không xa lắm, chỉ khoảng hai block đường, nhưng bà phải mất gần 20 phút mới về tới nhà. Không thể biết được tại sao bà phải mất một số thời gian khá lâu với một đoạn đường quá ngắn như thế, nếu như bà muốn tranh thủ về nhà để xem thi Hoa hậu.
Nhưng sau cái chết của ông M, nhà chức trách đã có đề cập đến bà H và cho rằng khoảng thời gian 20 phút cũng có thể là đầu mối chính cho cuộc điều tra.
Gần 10 giờ đêm không thấy ông M về bà H đinh ninh rằng ông tìm không được chỗ đậu xe gần nhà nên phải đậu vùng khác xa hơn và phải đi bộ về nhà nên mất thời gian. Nghĩ thế, nhưng lòng bà vẫn bồn chồn như ai cào xé trong gan ruột. Bà H quyết định ra khỏi nhà tìm chồng. Bà đi rảo khắp các khu vực quen thuộc và những con đường trước đây ông M thường đậu xe qua đêm.
Mưa vẫn nặng hạt và gió vẫn ùn ùn thổi, những hạt nước mồ côi cố tình chui qua lớp áo mưa và len lỏi vào trong thân thể bà H làm vùng ngực bà trở nên nhột nhạt vì ướt lạnh. Bà thọc tay vào để lau khô những hạt nước đang chảy trên " hai quả núi lửa" đã có một thời phun cháy những đôi mắt của những gã thanh niên vốn có tính đa tình và nay vẫn còn hừng hực nóng.
Bà cố quan sát thật kỹ để không khỏi bỏ sót những chiếc xe ra vào đậu qua đêm trên các con đường, nhưng cũng không thấy ông M đâu cả. Bị uớt và lạnh bà trở về nhà định gọi cảnh sát giúp đỡ tìm ông M, trong lúc còn lưỡng lự thì điện thoại reo. Cảnh sát cho biết ông M hiện đang nằm trong phòng cấp cứu của bệnh viện SF yêu cầu người nhà đến gấp.
Trong bệnh viện thân thể ông M được đặt trên một chiếc băng ca trên đầu đang băng một lớp vải trắng nhưng đã thấm đỏ máu. Bác sĩ trực cho biết ông đã bị một vật cứng đập mạnh vào sau gáy (ót) đã làm bể những mạch máo não vùng chẩm, tình trạng có thể đưa đến tử vong vì máu hiện giờ đã tràn đầy ra ngoài các van não, hiện cần quyết định của người thân để bác sĩ giải phẩu cấp tốc.
Bà H ký trong tờ giấy của bệnh viện đồng ý cho chồng được giải phẩu. Một y tá bảo bà ngồi ngoài chờ để khi cần thiết bác sĩ sẽ liên lạc với bà.
Ngồi trong phòng chờ đợi bà suy nghĩ miên man tìm kiếm lý do ông M bị nạn .Khi nghĩ đến mạng sống của ông M bà rối cả lòng.
Phía cảnh sát cũng không biết chắc ai là thủ phạm gây ra tai nạn cho ông M hay do sự bất cẩn trong công việc ông tự chuốc tai nạn cho mình và vụ án đang trong vòng tiến hành điều tra .
Bà H không thể yên lòng, đứng lên, ngồi xuống ra vào hành lang phía bên ngoài phòng mổ. Thời gian lúc này trôi qua thật là chậm chạp đối với bà, bà nôn nóng muốn biết sự thật về tình trạng ông M, bà cầu mong tin tốt lành về một ca mổ. "Cầu xin ơn trên cho anh M được bình an." Bà lâm râm khấn vái.
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, bà H cũng chưa nhận được tin gì từ phía bác sĩ, lòng càng bồn chồn hơn. Bà đến cánh cửa sắt của phòng mổ nhìn vào bên trong nhưng không thể thấy gì . Không một tiếng động và cánh cửa như là một bức tường chống âm thanh sừng sững vô tình trước mọi lo lắng của bà.
Trở lại phòng chờ đợi, kiên nhẫn chờ tin bà H gặp một vài người Việt cũng đang mong biết kết quả giải phẩu của thân nhân họ.Bởi cùng tâm trạng lo âu nên không ai có thể tâm sự nhiều, họ chỉ im lặng nhìn nhau.
Đã quá khuya, phòng chờ đợi chỉ còn hai người, không khí tĩnh mịch của một bệnh viện về khuya làm cho mọi người không khỏi suy nghĩ đến những câu chuyện kinh dị như người chết hiện hồn về thăm vợ con hoặc những bóng ma phát xuất từ nhà xác đi lấy cắp xe hơi của nhân viên bệnh viện lái đi chơi… Chuyện con gái chú Hoả biến thành tinh, chuyện qủy nhập tràng đột nhập vào bệnh viện hút máu những bệnh nhân nữ trẻ đẹp….
Bà H tựa người vào thành ghế , đôi mắt nhắm nghiền vì mệt như không cần để ý đến những tác động xung quanh, khi cô y tá đến lay bà mới giật tỉnh.
-Bà đây là H?
-Vâng, tôi là H, Bùi Thị H.
-Bà theo tôi nhé.
-Chồng tôi thế nào rồi, cô có biết không?
-Ờ , bà cứ theo tôi sẽ rõ.
Người y tá dẫn bà H đến một khu vực riêng biệt, nơi đó những căn phòng hình hộp nối liền nhau. Hai người vào trong một căn phòng lớn nhất.
Trên chiếc bàn làm việc đầy những hồ sơ và giấy má được xếp vào những sơ mi trông ngăn nắp, trước bàn là những hàng ghế dành cho khách. Người y tá bảo bà H ngồi. Bà H vừa ngồi xuống, người y tá nói:
- Chúng tôi muốn xác nhận lại địa chỉ của bà. Có phải 2911 đường Y, thành phố SF?
- Dạ, phải. Đúng là địa chỉ liên lạc thư từ của tôi.
- Bà còn có địa chỉ nào khác?
- Dạ thưa không.
Người y tá đưa cho bà H một tấm giấy bằng tiếng Anh bảo bà đọc kỹ rồiø ký vào phần dưới cùng của trang giấy và nói thành thật chia buồn với bà H.
Cầm tờ giấy với mẫu chữ in trên tay bà mới biết đó là tờ giấy phép nhận xác chồng. Bà H khóc nức nở, và tiếng khóc càng lớn làm phá tan bầu không khí vốn buồn tẻ thâm u của bệnh viện về khuya.
Được báo xác ông M đưa từ phòng mổ ra nhà vĩnh biệt, bà H muốn sớm để nhìn mặt chồng nhưng luật nhà thương không cho phép.
Sau khi giải quyết xong mọi thủ tục, đám tang ông M tiến hành được nhiều đồng hương Việt tham dự.
Bà H rất đau buồn sau cái chết của ông M, nhưng vẫn phải tiếp tục cái nghề đã làm cho bà mất chồng.
Theo lời thuật lại của một y tá tham gia trong cuộc giải phẩu, cô Maria cho biết : vì đứt những mạch máu não sau ót nên máu đã tuôn ra nhiều và ứ đọng trong não. Bác sĩ đã cố tìm cách đưa số máu ứ đọng này thoát ra ngoài, nhưng sức khoẻ của ông M không thể chịu đựng với thời gian giải phẩu nhiều giờ và ông đã chết trong lúc lâm sàng.
Cuộc điều tra của cảnh sát về cái chết của ông M hầu như đã chìm, vì đã hơn một năm kể từ ngày ông M chết mà Cảnh sát chưa có những dự kiện nào chính xác về cái chết đáng ngờ vực của ông M.
Ông chồng cũ của bà H cũng đã bị cảnh sát điều tra hình sự thành phố SF thẩm vấn nhiều lần nhưng vẫn thấy ông vẫn còn tự do đi lại có lẽ cảnh sát đã không tìm thấy những yếu tố nào khả nghi để buộc tội. Bên phía cảnh sát cũng không bỏ qua cơ hội khai thác bà H. nhưng rồi cũng không tìm thấy ở bà H những đầu mối nào khả dĩ liên quan đến cái chết của ông M.
Bà H nói với các bạn đồng nghiệp lượm giấy thùng rằng cảnh sát đã mời bà nhiều lần lên phòng điều tra xét hỏi và đã làm mất nhiều thời gian làm ăn của bà. Cũng theo lời bà H: Sau hơn một năm, vào một buổi sáng mùa Thu trời dịu mát bà đang lái xe thu lượm một số một số giấy thùng ở những tụ điểm quen thuộc, khi vào trong nhà hàng S trên đường Camel khu phố Tàu mới để lấy một số thùng võ chai bia, bà nghe một số người Việt gốc hoa bàn tán về cái chết của chồng bà. Họ cho rằng cảnh sát hình sự của thành phố SF tài giỏi lắm kể từ khi ông Fed Lau ( người gốc Hoa) nhậm chức cảnh sát trưởng bộ mặt thành phố SF đã thay đổi hẳn về mặt an ninh trật tự xã hội. Cảnh sát đã phá vỡ nhiều băng nhóm tội phạm và đem nhiều lợi ích cho người dân . Cái chết của người Việt Nam lượm giấy thùng tên M là chính ông tự gây ra cho ông . Khi được tin báo cảnh sát đến hiện trường đã thấy ông M đang nằm bất tĩnh phía sau chiếc bửng xe truck của ông và cảnh sát đã đưa vào trong bệnh viện. Một người Hoa trong nhóm nói: đêm đó mưa gió bảo bùn, tôi đi làm về ngang đường Z tôi thấy một chiếc xe truck chở giấy thùng đang tìm chổ đậu sau khi tìm được chỗ đậu người tài xế ra phía sau xe dùng chiếc dây thừng buộc lại cây đòn chặn trên lớp giấy thùng. ( mục đích cây đòn này giữ để không giấy thùng tung bay khi có gió lớn) Nhưng chiếc bửng xe đã bật ra sợi dây thừng cột trên đầu cây đòn lôi cây đòn theo phóng mạnh vào đầu của người tài xế. Tôi thấy ông ngã người xuống.
Bà H nghe lóm qua câu chuyện mới biết rõ nguyên nhân gây ra cái chết của chồng, không cầm được nước mắt. Tội nghiệp cho ông M. Trở lại xe, ngồi than thân trách phận: Nào là nếu như đêm hôm ấy không đòi về sớm thì chồng bà không chết v.v. rồi tự nhũ: con người ai cũng đều có số mệnh, đã mang cái nghiệp thì phải trả nghiệp
( sinh nghề tử nghiệp) để an ủi những lúc cô đơn.
ÔNG LÃO VÀ CHIẾC SHOPPING CART
Để chuẩn bị đón Noel, chính quyền cho sửa sang lại các công viên cũng như cần làm lại những con đường trọng điểm. Những thành phần vô gia cư cũng được chiếu cố đến. Cảnh sát không ngừng tuần tiễu và bắt đưa những kẻ không nhà đến điểm tạm cư ngoài ngoại ô thành phố hay ngay trong những vùng lân cận. Những người thu lượm ve chai, giấy thùng bằng phương tiện shopping cart cũng bị ảnh hưởng không ít. Chỉ trong một ngày Lão Ti bị cảnh sát lấy bốn chiếc xe. Theo lời lão nói với ký giả Kiến Nâu của Tuần Báo Đời: "không phải nhà chức trách địa phương cấm đoán không cho thu lượm ve chai, thu lượm rác rến như vầy cũng là góp phần làm sạch sẽ thành phố, nhưng chủ yếu nhà chức trách muốn thu gom những người homless sống theo các công viên hay góc phố về nơi qui định an toàn ( người vô gia cư cũng thường dùng shopping cart lấy ve chai) Tôi xui nên bị bị chặn lấy mất xe mà thôi. Nhưng ngẫm nghĩ cũng buồn chán lắm ông ký giả à! Người Mỹ họ đối xử phân biệt với người mình cũng đã đành vì trong lịch sử của họ lại là một quốc gia có truyền thống tệ nạn phân biệt chủng tộc, họ với nhau mà vẫn kỳ thị. Người Mỹ trắng kỳ thị với người Mỹ đen hoặc những người da mầu khác ngẫm ra cũng tất yếu vì màu da họ kỵ màu da. Trái lại người cùng màu da mà đối xử kỳ thị với nhau mới là đáng trách cứ. Ông lão lấy ra một điếu thuốc đưa vào môi rồi nói tiếp: một sáng nọ, tôi đến nhà hàng K lấy một số ve chai và giấy thùng, theo địa chỉ mà một người khách đã cho tôi ngày hôm trước. Trên đường đi tôi gặp người đàn bàViệt Nam ăn mặc sang trọng đang nói chuyện với một người đàn ông ( nói bằng tiếng Việt) , tôi đến nhờ giúp chỉ hộ đường đến nhà hàng K và tôi vừa hỏi : thưa bàlàm ơn chỉ đường cho tôi đến địa chỉ này, (tôi đưa tấm giấy viết tay có ghi địa chỉ nhà hàng K) liền sau câu hỏi của tôi, người đàn bà nói một tràng tiếng Anh ( I don't know something, I am not Vietnamese….You get out here.) rồi phun nước bọt xuống đất. Tôi không nói câu nào và đến nhờ hai người Mỹ gần đó chỉ hộ cho tôi.
Đến nhà hàng K, tôi đang lom khom lượm những võ ve chai rơi rãi rác ngoài thùng recycle, một người đàn bà Mỹ trắng đến hỏi tôi từ đâu đến và tại sao phải làm cái nghề cực khổ này, và mùa Noel này có ai tặng quà cho tôi chưa? Tôi chưa kịp trả lời bà tặng tôi 100đô la và nói đây là quà Noel của bà, rồi đi vào nhà hàng.
Qua cử chỉ của người đàn bà Mỹ làm tôi không khỏi so sánh đến thái độ của người đàn bà Việt đã tặng cho tôi một bãi nước miếng bọt và nhớ lại một bài học " khinh người " của Chu Thư , trong "Cổ Học Tinh Hoa" mà tôi đã có dịp học qua hồi nhỏ để rồi an ủi và tự hào với chính mình. Câu chuyện như vầy:
" Tử Kích là một bực quyền quí, gặp Điền Tử Phương, là một người hàn sĩ ở giữa đường liền xuống xe chào. Tử Phương làm lơ không đáp lại. Tử Kích giận, hỏi Tử Phương rằng:
-Kẻ phú quí hay khinh người đã đành, kẻ bần tiện có khinh người được không?
-Tử Phương nói:
- Kẻ bần tiện mới có thể khinh người; kẻ phú quí làm sao dám khinh người. Vua nếu mà khinh người thì mất nước, quan nếu mà khinh người thì mất chức. Còn kẻ vô học thức, xử cảnh bần tiện, đi đến đâu mà lời nói vua quan không dùng, việc làm vua quan không theo, thì xỏ chân vào giày, đi ngay lập tức, đến chỗ nào chẳng được bần tiện, còn có sợ gì, mà không dám khinh người?
Tử Kích nghe ra, bèn xin lỗi Tử Phương.
Chuyện trên Cho thấy Tử Kích muốn lấy quyền thế mà khinh người; Tử Phương muốn lấy học thức và tư cách mà khinh người. Đến cùng, thì học thức và tư cách khinh nổi được quyền thế. Mới hay ở đời nào cũng vậy, phú quí không bao giờ bằng học thức. Có lẽ Tử Phương đây muốn chữa cái bệnh cho người quyền thế kiêu căng đời bấy giờ , cho nên nói những câu quá khích như thế. Ta cũng không quên cái phục thiện của Tử Kích đáng trọng và đáng yêu. Khinh người là tự "kiêu" mà chữ kiêu là cái nguồn làm bại hoại cả đức tính Phú quí chẳng nên kiêu thì bần tiện dẫu có kiêu được, cũng không lấy gì làm phải. Kẻ sĩ đời chiến quốc phải cái phong khí nó chuyển di, cho nên thường hay mắc cái thế kiêu như Tử Kích đây, không thoát khỏi tục cũng là đáng tiếc. Người có học thức mà kiêu, là hạng người khinh thế ngạo vật, coi đời như không quan thiết đến mình. Ôi ! Đã gọi là học thức mà có tính kiêu, thì vô bổ cho đời, đời có người ấy cũng như không vậy.
Kiến Nâu tôi đã biết Lão Ti hồi còn ở Việt Nam. Trước năm 1975, Lão dạy Toán ở một trường trung học và rồi sau đó bị động viên vào Thủ Đức và không như một số bạn bè của lão trở lại nghề gõ đầu trẻ sau khi thụ huấn xong, lão theo đời quân ngũ cho đến ngày "sập màn". Kiến Nâu tôi không rõ cấp bậc của lão, nhưng qua một số bạn bè nghe đâu lão cũng đã vào hàng tá của Quân Đội Cộng Hòa.
Lão đến Mỹ theo chương trình đoàn tụ. Nhưng khi đến Mỹ lão chẳng tụ đoàn với người thân, lão sống đơn độc một mình trong căn hộ nhỏ trong thành phố SF.
Một lần khác Lão Ti nói với người quen của Kiến Nâu, lão buồn tủi cho thân phận và tự trách cứ tuổi già cứ chạy lòng vòng mà chẳng biết phải làm gì trong xã hội Mỹ.
Ta qua đây ( 1)
như gà mở cửa mả
Chạy lòng vòng chẳng biết chạy làm sao?
Vừa xong việc họ nhổ lông cắt cổ
Thịt xào lăn xương cốt liệng xó rào
Ta qua đây
làm tên hề múa rối
Rán hết mình mà quá ít người coi
Già khú đế, còn làm duyên sao nổi
Dưới huýt la, trên mếu máo gượng cười
Ta qua đây
nổi danh nghề cầm chổi
Múa vài chiêu thiên hạ đã hoảng hồn
Học đâu thế mà tay nghề quá giỏi?
Dạ thưa rằng : ở đại học trại giam
Suy đi rồi nghĩ lại lão cũng tự hãnh diện với chính mình. Dù làm cái nghề thu lượm ve chai, nhưng còn có giá trị hơn, chỉ đem công sức đổi lấy đồng tiền, nhưng có được tự do còn hơn ở quê nhà đã không có việc làm mà ngày đêm còn lo sợ công an bắt bớ.
Ta qua đây
nhiều khi đi moi rác
Lượm từng lon seven up, co ca
Thà khổ cực mà không chết khát
Khát nhân quyền, khát dân chủ, tự do
(1) (thơ Quang Tuấn)
Chiếc lon nhôm ! Niềm vui và hy vọng!
Chiếc lon nhôm! Là sức sống gắn liền với quãng đời còn lại của tôi trong những ngày tháng tha hương trên đất Mỹ!
Chiếc lon nhôm! Bạn lòng ơi! Hãy chấp cánh bay cao, hãy vượt Đại dương ngàn trùng xa cách mang niềm vui về với Quê Hương tôi để xoa dịu phần nào nỗi đau thương của đồng bào tôi trong cảnh nghèo đói, bất hạnh.
( Phan Mẫn)
Hơn 10 năm rồi, Lão Ti gắn bó với nghề thu lượm ve chai. Dù nắng hay mưa chiếc shopping cart vẫn luôn là người bạn chí thân với lão, cùng lão vượt mọi dặm trường và đem nhiều lợi tức cho lão.
Tình cờ gặp lại Lão Ti trong cuộc biểu tình hỗ trợ cho Uûy Ban tranh đấu Lá Cờ Vàng trước tiền đình tòa thị sảnh SF, Kiến Nâu thấy lão già hơn, nhưng vẫn còn rắn rỏi. Lão cho Kiến Nâu biết hiện nay lão vẫn sống một mình, nhưng không còn dùng shopping cart thu lượm ve chai nữa. Lão đã mua được chiếc xe truck và đang cùng nhặt giấy thùng với một người bạn. Cuộc sống trở nên khấm khá. Được hỏi lý do tham gia biểu tình, lão Ti dõng dạc trả lời: " Tôi là một quân nhân đã có thời chiến đấu dưới lá cờ vàng, để bảo vệ nền tự do, dân chủ cho người dân. Tôi rất tôn kính lá cờ ấy vì là biểu tượng tự do, đoàn kết và bản sắc của hàng triệu người Việt Nam. Tôi ủng hộ Uûy Ban Tranh Đấu Cho Lá Cờ Vàng, vì họ là những người đã ý thức thấy được giá trị của Lá Cờ Vàng thiêng liêng và gắn bó suốt cuộc đời lưu vong của người Việt cũng như sau này."
Lão chỉ cho ký giả Kiến Nâu chiếc xe truck chứa đầy giấy thùng đậu bên ngoài khu vực biểu tình và nói : " chiếc xe này tôi mua lại của một người Mễ. Ông Bojorquer trước đây là người thu lượm giấy thùng trong cộng đồng Mễ. Nay là ông chủ của vài trạm xăng thành phố SF. Chiếc xe truck Chevrolet sáu máy này ổng bán lại cho tôi với giá rất "bèo", trông nó cũ kỹ nhưng máy móc còn tốt. Từ khi được nó tôi đỡ phải vất vả mỗi khi đưa hàng phế liệu đến trạm thu mua và cũng nhờ nó mà 3 năm trở lại đây tôi có cơ hội ngẩng mặt lên với mọi người. Mỗi cuộc gây quỹ vận động cho người Việt mình ứng cử vào cơ quan lập pháp Hoa Kỳ hay góp công quả xây chùa chiền đều có sự đóng góp của tôi.
Hiện nay, tôi là thành viên của Hội Cao Niên SF, tôi muốn sau khi sức khỏe không cho phép tôi làm việc được nữa, Hội sẽ giúp tôi về phần chung sự."
Được hỏi về những người thân, lão Ti nói: " nói đến người thân thuộc chán lắm ông ký giả ơi! Ông ký giả tưởng rằng vợ con nó bảo lãnh tôi qua Mỹ là tôi được hạnh phúc sao. Sở dĩ tôi không ở chung với người thân là có lý do riêng, chắc không tiện nói ra đây, nhưng mà thôi vì tình thân quen tôi cũng chẳng dấu diếm gì.
Năm 1974, khi còn trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tôi đã gặp một người con gái và đã kết hôn với họ. A là một nữ sinh đẹp của một trường trung học tỉnh lẻ ở miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi đã có hai con ( một trai, một gái) , đời sống trong quân ngũ có lẽ ký giả đã biết rồi. Tôi là lính tác chiến nên rày đây mai đó nên không thể đem vợ con theo. A ở nhà mẹ ruột, cuộc sống chỉ quanh quẩn cùng hai đứa con và nhờ vào đồng lương lính của tôi. Sau 1975,tôi vào trại tập trung cải tạo ( nhà tù cộng sản) . Suốt ba năm trong tù tôi không có một tin tức gì về A và hai con. Một ngày nọ tôi được trật tự trại cho biết có người nhà đến thăm, lòng tôi mừng như mở hội, tôi mong gặp lại A và các con tôi, nhưng ra đến khu thăm nuôi, tôi không thấy A đâu cả mà chỉ có bà mẹ vợ và hai đứa con của tôi. Hỏi đến A mẹ vợ tôi ngập ngừng và nói: " Con A nó bệnh không thể lên thăm con" và bà không nói gì thêm nữa. Hai đứa con tôi còn nhỏ nên không biết đến những gì của mẹ nó.
Tôi chỉ kịp hôn vội hai con đã đến giờ chia tay. Tôi nhận một ít quà từ bà mẹ vợ và rời khu thăm nuôi. Phút chốc bóng bà và hai con tôi đã xa khuất dần trong đám bụi đường .
Con đường đất đỏ từ quốc lộ 1 chạy dài vào trại giam Z, mùa hè bụi bốc tung lên mỗi khi có xe bò hoặc xe trâu đi qua, ngay cả người cũng vậy. Bụi bay lên và bám vào những hàng cây bên đường, màu đất đỏ quyện vào màu xanh của lá tạo ra một thứ màu nâu kỳ lạ làm cho tôi liên tưởng đến màu áo nâu đà của những vị sư sãi tu theo phái Tăng Già khổ hạnh trên núi Bà Đen Tây Ninh mà tôi đã thường gặp khi tôi còn nhỏ. Màu nâu trong những chiếc áo của các ni cô trẻ ở chùa Phổ Từ hàng ngày xuống Sông Vàm Cỏ Đông lấy nước cho chùa. Và có phải màu nâu là màu của sự phân chia giữa Đời và Đạo, của sự chấm dứt hẳn những oan khiên tục lụy? ….Bao nhiêu câu hỏi cứ vẫn vơ trong đầu tôi chưa có câu trả lời. Tôi lại nghĩ về A không lẽ nào….?
Về đến láng, khi sắp xếp đồ thăm nuôi, tôi phát hiện ra một lá thư của A viết cho tôi được ngụy trang trong bịt mì gói. Nội dung cho biết là: vì có người giúp đở nên muốn đi ra nước ngoài và dặn tôi nên giữ gìn sức khỏe.
Mấy đêm liền tôi không ngủ được, cứ nghĩ ngợi về nội dung bức thư và liên tưởng đến thái độ ngập ngừng của bà mẹ vợ trong lúc thăm nuôi mà lòng bồn chồn.
Lần bà mẹ vợ và hai con đến thăm, đó là lần đầu và cũng là lần cuối. Suốt chín năm trời trong các trại giam tôi chẳng bao giờ nghe trật tự gọi tên thăm nuôi. Nhiều lúc cảm thấy tủi thân, nhưng chưa dám nghĩ xấu về A.
Thời gian trôi qua, một ngày nọ tôi được gọi tên thả bất ngờ. Trở về lại căn nhà xưa nơi A ở cùng mẹ, chỉ còn có H đứa cháu ruột gọi mẹ vợ tôi bằng dì. Mẹ vợ tôi chết trước khi tôi được thả vài năm, còn A với hai con tôi đã vượt biên qua Mỹ cùng với T một người bạn trai cùng khu phố.
H cho biết, sau khi tôi bị tù, T đến nhà và thường giúp đỡ cho A những chuyện lặt vặt trong nhà. Họ thường đi tối về khuya với nhau vài năm trước khi họ vượt biên sang Mỹ.
Buồn chán cho tình đời, tôi theo bạn bè lên vùng kinh tế mới Lâm Đồng làm rẫy mong sống cùng với thiên nhiên để vơi đi những sầu muộn trong lòng. Nhưng lòng tôi không bao giờ được bình yên bởi vì chính quyền cộng sản không để cho bất cứ một người tù chính trị nào yên thân . Hàng tháng tôi phải trình diện với ban công an xã ít nhất một lần và mọi sự chuyển đổi cư trú đều phải trình báo với họ.
Năm 1995, tôi đoàn tụ với hai con của tôi ( hai con tôi đứng đơn bảo lãnh) . Dĩ nhiên là tôi gặp lại A, nhưng trong một hoàn cảnh khác. A không còn là người vợ trẻ của hai mươi mấy năm về trước bế con đón chồng mỗi khi hành quân về hoặc những chiều chủ nhật dịu dàng bên chồng trước mâm cơm với nhiều thức ăn tươi mới mua về từ phố chợ.
A bây giờ là vợ của T, là mẹ của nhiều đứa con nhỏ (con củaT) mang tên Mỹ . A tất bật với cuộc sống hàng ngày vì phải làm lụng và đưa rước các con đi học. Mỗi con người đều có một số mệnh, không thể nào hiểu nổi ngày mai. Nhiều lúc tôi muốn bỏ trôi cuộc đời cho định số, nhưng cũng không đành phận, rồi lại tiếp tục tranh đấu để giành lại cho mình một cuộc sống bình thường như bao người. Tôi nghĩ thời kỳ bị tù là một thời kỳ nguy hiểm và đau khổ nhất cho tôi mà có thể vuợt qua được huống chi ngày nay tôi đang ở một đất nước tự do, tôi có thể có nhiều suy nghĩ tự do cho riêng tôi.
Tôi không sống gần người thân là một suy nghĩ chính chắn là một hành động cần thiết cho cuộc sống hàng ngày vốn đã quá căng thẳng mà mọi người cần có thời gian để hưởng thụ riêng tư.
Hai con của tôi chúng nó cũng có quá nhiều trăn trở với cuộc sống riêng của chúng cần dành cho chúng nhiều thời gian ."
NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỂ ĐỜI
THU LƯỢM VE CHAI XÂY DỰNG CHÙA
Người Việt nào ở San Jose hay các vùng lân cận mà không biết chùa Đức Viên (Duc Vien Buddhist Temple ) . Chùa tọa lạc số 2420 2440 đường Mc Laughin Avenue. Đây là một ngôi chùa lớn có sức chứa hàng ngàn người vào những dịp lễ. Theo lời đồn miệng của tín đồ Phật Giáo cộng với một số tài liệu do chùa ấn hành: Chùa Đức Viên trước đây là một bãi đất trống sư bà Đàm Lựu đã mua bằng tiền thu lượm ve chai và tạo tác nên ngôi chùa.
Sư bà Đàm Lựu là một nữ tu Việt Nam đến Mỹ năm 1980 với tư cách một người tị nạn, số tiềndằn túi không tới 20 đô la và không có một tí vốn liếng tiếng Anh, Sư bà Đàm Lựu đã trở thành một khuôn mặt được kính trọng trong Cộng Đồng Việt Nam và một người có vị thế tầm vóc lớn trong xã hội. Bà giảng thuyết chỉ dạy cho những tín đồ đạo Phật, huấn luyện tu sĩ và tạo dựng một truyền thống cho người Việt theo đạo Phật trên đất Mỹ.
Sư bà Đàm Lựu sinh ra trong một gia đình Phật giáo vào ngày 8 tháng 4 năm 1932, tại Hà Đông miền Bắc Việt Nam. Khi bà lên hai tuổi ba má bà đã dẫn bà đến viếng thăm chùa Cù Đà . Khi tới giờ về , bà từ chối không chịu về nhà với ba má và đòi ở lại trong chùa là nơi bà đã được dạy dỗ của bà sư trưởng Bhiksuni Dam Soan.
Ông M và bà H sống trong phòng căn phòng thuê trên đường Hyde. Hai người hằng ngày lái xe thu lượm giấy thùng trên toàn địa bàn thành phố.
Một buổi chiều mưa nặng hạt, nhiều khu vực trong thành phố có gió mạnh ông M không thể lái xe đi khắp những tụ điểm thu nhặt giấy, mà chỉ thu nhặt ở những nơi gần nhà ông.
Mưa mỗi lúc mỗi tăng thêm cường độ và gió cũng không kém gì mưa. Gió thổi làm gãy những cành cây gây trở ngại giao thông cho một số tuyến đường. Một chiếc xe du lịch đậu dọc bên lề đường O'farrell bị một cành cây rơi trúng làm vỡ mặt kính trước phòng lái. Không thể tiếp tục thu lượm giấy vì trời mưa và giông, ông M quay xe về nhà tìm chỗ đậu trên đường Hyde, nhưng mất hơn một tiếng đồng hồ ông cũng chưa tìm ra được chỗ đậu cho xe ông. (ở thành phố SF sau 6 giờ chiều người lái xe có thể đậu xe qua đêm trên một số tuyến đường qui định mà không phải bị phạt) Bà H nôn nóng về nhà để kịp xem chương trình tuyển lựa Hoa Hậu Hoàn Vũ nên bảo chồng cho bà về trước. Ông M chìu ý vợ.
Bà H thong thả bước ra khỏi phòng lái của chiếc xe truck hiệu Toyota màu cam và tay kéo chiếc áo lạnh trùm đầu như để tránh những hạt nước mưa làm ướt tóc, rồi lầm lủi tiến về nhà. Đi một đoạn bà quay lại nhìn chồng trong khi ông M còn tiếp tục tìm chỗ đậu xe.
Khoảng cách từ chỗ bà H xuống xe đến nhà không xa lắm, chỉ khoảng hai block đường, nhưng bà phải mất gần 20 phút mới về tới nhà. Không thể biết được tại sao bà phải mất một số thời gian khá lâu với một đoạn đường quá ngắn như thế, nếu như bà muốn tranh thủ về nhà để xem thi Hoa hậu.
Nhưng sau cái chết của ông M, nhà chức trách đã có đề cập đến bà H và cho rằng khoảng thời gian 20 phút cũng có thể là đầu mối chính cho cuộc điều tra.
Gần 10 giờ đêm không thấy ông M về bà H đinh ninh rằng ông tìm không được chỗ đậu xe gần nhà nên phải đậu vùng khác xa hơn và phải đi bộ về nhà nên mất thời gian. Nghĩ thế, nhưng lòng bà vẫn bồn chồn như ai cào xé trong gan ruột. Bà H quyết định ra khỏi nhà tìm chồng. Bà đi rảo khắp các khu vực quen thuộc và những con đường trước đây ông M thường đậu xe qua đêm.
Mưa vẫn nặng hạt và gió vẫn ùn ùn thổi, những hạt nước mồ côi cố tình chui qua lớp áo mưa và len lỏi vào trong thân thể bà H làm vùng ngực bà trở nên nhột nhạt vì ướt lạnh. Bà thọc tay vào để lau khô những hạt nước đang chảy trên " hai quả núi lửa" đã có một thời phun cháy những đôi mắt của những gã thanh niên vốn có tính đa tình và nay vẫn còn hừng hực nóng.
Bà cố quan sát thật kỹ để không khỏi bỏ sót những chiếc xe ra vào đậu qua đêm trên các con đường, nhưng cũng không thấy ông M đâu cả. Bị uớt và lạnh bà trở về nhà định gọi cảnh sát giúp đỡ tìm ông M, trong lúc còn lưỡng lự thì điện thoại reo. Cảnh sát cho biết ông M hiện đang nằm trong phòng cấp cứu của bệnh viện SF yêu cầu người nhà đến gấp.
Trong bệnh viện thân thể ông M được đặt trên một chiếc băng ca trên đầu đang băng một lớp vải trắng nhưng đã thấm đỏ máu. Bác sĩ trực cho biết ông đã bị một vật cứng đập mạnh vào sau gáy (ót) đã làm bể những mạch máo não vùng chẩm, tình trạng có thể đưa đến tử vong vì máu hiện giờ đã tràn đầy ra ngoài các van não, hiện cần quyết định của người thân để bác sĩ giải phẩu cấp tốc.
Bà H ký trong tờ giấy của bệnh viện đồng ý cho chồng được giải phẩu. Một y tá bảo bà ngồi ngoài chờ để khi cần thiết bác sĩ sẽ liên lạc với bà.
Ngồi trong phòng chờ đợi bà suy nghĩ miên man tìm kiếm lý do ông M bị nạn .Khi nghĩ đến mạng sống của ông M bà rối cả lòng.
Phía cảnh sát cũng không biết chắc ai là thủ phạm gây ra tai nạn cho ông M hay do sự bất cẩn trong công việc ông tự chuốc tai nạn cho mình và vụ án đang trong vòng tiến hành điều tra .
Bà H không thể yên lòng, đứng lên, ngồi xuống ra vào hành lang phía bên ngoài phòng mổ. Thời gian lúc này trôi qua thật là chậm chạp đối với bà, bà nôn nóng muốn biết sự thật về tình trạng ông M, bà cầu mong tin tốt lành về một ca mổ. "Cầu xin ơn trên cho anh M được bình an." Bà lâm râm khấn vái.
Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua, bà H cũng chưa nhận được tin gì từ phía bác sĩ, lòng càng bồn chồn hơn. Bà đến cánh cửa sắt của phòng mổ nhìn vào bên trong nhưng không thể thấy gì . Không một tiếng động và cánh cửa như là một bức tường chống âm thanh sừng sững vô tình trước mọi lo lắng của bà.
Trở lại phòng chờ đợi, kiên nhẫn chờ tin bà H gặp một vài người Việt cũng đang mong biết kết quả giải phẩu của thân nhân họ.Bởi cùng tâm trạng lo âu nên không ai có thể tâm sự nhiều, họ chỉ im lặng nhìn nhau.
Đã quá khuya, phòng chờ đợi chỉ còn hai người, không khí tĩnh mịch của một bệnh viện về khuya làm cho mọi người không khỏi suy nghĩ đến những câu chuyện kinh dị như người chết hiện hồn về thăm vợ con hoặc những bóng ma phát xuất từ nhà xác đi lấy cắp xe hơi của nhân viên bệnh viện lái đi chơi… Chuyện con gái chú Hoả biến thành tinh, chuyện qủy nhập tràng đột nhập vào bệnh viện hút máu những bệnh nhân nữ trẻ đẹp….
Bà H tựa người vào thành ghế , đôi mắt nhắm nghiền vì mệt như không cần để ý đến những tác động xung quanh, khi cô y tá đến lay bà mới giật tỉnh.
-Bà đây là H?
-Vâng, tôi là H, Bùi Thị H.
-Bà theo tôi nhé.
-Chồng tôi thế nào rồi, cô có biết không?
-Ờ , bà cứ theo tôi sẽ rõ.
Người y tá dẫn bà H đến một khu vực riêng biệt, nơi đó những căn phòng hình hộp nối liền nhau. Hai người vào trong một căn phòng lớn nhất.
Trên chiếc bàn làm việc đầy những hồ sơ và giấy má được xếp vào những sơ mi trông ngăn nắp, trước bàn là những hàng ghế dành cho khách. Người y tá bảo bà H ngồi. Bà H vừa ngồi xuống, người y tá nói:
- Chúng tôi muốn xác nhận lại địa chỉ của bà. Có phải 2911 đường Y, thành phố SF?
- Dạ, phải. Đúng là địa chỉ liên lạc thư từ của tôi.
- Bà còn có địa chỉ nào khác?
- Dạ thưa không.
Người y tá đưa cho bà H một tấm giấy bằng tiếng Anh bảo bà đọc kỹ rồiø ký vào phần dưới cùng của trang giấy và nói thành thật chia buồn với bà H.
Cầm tờ giấy với mẫu chữ in trên tay bà mới biết đó là tờ giấy phép nhận xác chồng. Bà H khóc nức nở, và tiếng khóc càng lớn làm phá tan bầu không khí vốn buồn tẻ thâm u của bệnh viện về khuya.
Được báo xác ông M đưa từ phòng mổ ra nhà vĩnh biệt, bà H muốn sớm để nhìn mặt chồng nhưng luật nhà thương không cho phép.
Sau khi giải quyết xong mọi thủ tục, đám tang ông M tiến hành được nhiều đồng hương Việt tham dự.
Bà H rất đau buồn sau cái chết của ông M, nhưng vẫn phải tiếp tục cái nghề đã làm cho bà mất chồng.
Theo lời thuật lại của một y tá tham gia trong cuộc giải phẩu, cô Maria cho biết : vì đứt những mạch máu não sau ót nên máu đã tuôn ra nhiều và ứ đọng trong não. Bác sĩ đã cố tìm cách đưa số máu ứ đọng này thoát ra ngoài, nhưng sức khoẻ của ông M không thể chịu đựng với thời gian giải phẩu nhiều giờ và ông đã chết trong lúc lâm sàng.
Cuộc điều tra của cảnh sát về cái chết của ông M hầu như đã chìm, vì đã hơn một năm kể từ ngày ông M chết mà Cảnh sát chưa có những dự kiện nào chính xác về cái chết đáng ngờ vực của ông M.
Ông chồng cũ của bà H cũng đã bị cảnh sát điều tra hình sự thành phố SF thẩm vấn nhiều lần nhưng vẫn thấy ông vẫn còn tự do đi lại có lẽ cảnh sát đã không tìm thấy những yếu tố nào khả nghi để buộc tội. Bên phía cảnh sát cũng không bỏ qua cơ hội khai thác bà H. nhưng rồi cũng không tìm thấy ở bà H những đầu mối nào khả dĩ liên quan đến cái chết của ông M.
Bà H nói với các bạn đồng nghiệp lượm giấy thùng rằng cảnh sát đã mời bà nhiều lần lên phòng điều tra xét hỏi và đã làm mất nhiều thời gian làm ăn của bà. Cũng theo lời bà H: Sau hơn một năm, vào một buổi sáng mùa Thu trời dịu mát bà đang lái xe thu lượm một số một số giấy thùng ở những tụ điểm quen thuộc, khi vào trong nhà hàng S trên đường Camel khu phố Tàu mới để lấy một số thùng võ chai bia, bà nghe một số người Việt gốc hoa bàn tán về cái chết của chồng bà. Họ cho rằng cảnh sát hình sự của thành phố SF tài giỏi lắm kể từ khi ông Fed Lau ( người gốc Hoa) nhậm chức cảnh sát trưởng bộ mặt thành phố SF đã thay đổi hẳn về mặt an ninh trật tự xã hội. Cảnh sát đã phá vỡ nhiều băng nhóm tội phạm và đem nhiều lợi ích cho người dân . Cái chết của người Việt Nam lượm giấy thùng tên M là chính ông tự gây ra cho ông . Khi được tin báo cảnh sát đến hiện trường đã thấy ông M đang nằm bất tĩnh phía sau chiếc bửng xe truck của ông và cảnh sát đã đưa vào trong bệnh viện. Một người Hoa trong nhóm nói: đêm đó mưa gió bảo bùn, tôi đi làm về ngang đường Z tôi thấy một chiếc xe truck chở giấy thùng đang tìm chổ đậu sau khi tìm được chỗ đậu người tài xế ra phía sau xe dùng chiếc dây thừng buộc lại cây đòn chặn trên lớp giấy thùng. ( mục đích cây đòn này giữ để không giấy thùng tung bay khi có gió lớn) Nhưng chiếc bửng xe đã bật ra sợi dây thừng cột trên đầu cây đòn lôi cây đòn theo phóng mạnh vào đầu của người tài xế. Tôi thấy ông ngã người xuống.
Bà H nghe lóm qua câu chuyện mới biết rõ nguyên nhân gây ra cái chết của chồng, không cầm được nước mắt. Tội nghiệp cho ông M. Trở lại xe, ngồi than thân trách phận: Nào là nếu như đêm hôm ấy không đòi về sớm thì chồng bà không chết v.v. rồi tự nhũ: con người ai cũng đều có số mệnh, đã mang cái nghiệp thì phải trả nghiệp
( sinh nghề tử nghiệp) để an ủi những lúc cô đơn.
ÔNG LÃO VÀ CHIẾC SHOPPING CART
Để chuẩn bị đón Noel, chính quyền cho sửa sang lại các công viên cũng như cần làm lại những con đường trọng điểm. Những thành phần vô gia cư cũng được chiếu cố đến. Cảnh sát không ngừng tuần tiễu và bắt đưa những kẻ không nhà đến điểm tạm cư ngoài ngoại ô thành phố hay ngay trong những vùng lân cận. Những người thu lượm ve chai, giấy thùng bằng phương tiện shopping cart cũng bị ảnh hưởng không ít. Chỉ trong một ngày Lão Ti bị cảnh sát lấy bốn chiếc xe. Theo lời lão nói với ký giả Kiến Nâu của Tuần Báo Đời: "không phải nhà chức trách địa phương cấm đoán không cho thu lượm ve chai, thu lượm rác rến như vầy cũng là góp phần làm sạch sẽ thành phố, nhưng chủ yếu nhà chức trách muốn thu gom những người homless sống theo các công viên hay góc phố về nơi qui định an toàn ( người vô gia cư cũng thường dùng shopping cart lấy ve chai) Tôi xui nên bị bị chặn lấy mất xe mà thôi. Nhưng ngẫm nghĩ cũng buồn chán lắm ông ký giả à! Người Mỹ họ đối xử phân biệt với người mình cũng đã đành vì trong lịch sử của họ lại là một quốc gia có truyền thống tệ nạn phân biệt chủng tộc, họ với nhau mà vẫn kỳ thị. Người Mỹ trắng kỳ thị với người Mỹ đen hoặc những người da mầu khác ngẫm ra cũng tất yếu vì màu da họ kỵ màu da. Trái lại người cùng màu da mà đối xử kỳ thị với nhau mới là đáng trách cứ. Ông lão lấy ra một điếu thuốc đưa vào môi rồi nói tiếp: một sáng nọ, tôi đến nhà hàng K lấy một số ve chai và giấy thùng, theo địa chỉ mà một người khách đã cho tôi ngày hôm trước. Trên đường đi tôi gặp người đàn bàViệt Nam ăn mặc sang trọng đang nói chuyện với một người đàn ông ( nói bằng tiếng Việt) , tôi đến nhờ giúp chỉ hộ đường đến nhà hàng K và tôi vừa hỏi : thưa bàlàm ơn chỉ đường cho tôi đến địa chỉ này, (tôi đưa tấm giấy viết tay có ghi địa chỉ nhà hàng K) liền sau câu hỏi của tôi, người đàn bà nói một tràng tiếng Anh ( I don't know something, I am not Vietnamese….You get out here.) rồi phun nước bọt xuống đất. Tôi không nói câu nào và đến nhờ hai người Mỹ gần đó chỉ hộ cho tôi.
Đến nhà hàng K, tôi đang lom khom lượm những võ ve chai rơi rãi rác ngoài thùng recycle, một người đàn bà Mỹ trắng đến hỏi tôi từ đâu đến và tại sao phải làm cái nghề cực khổ này, và mùa Noel này có ai tặng quà cho tôi chưa? Tôi chưa kịp trả lời bà tặng tôi 100đô la và nói đây là quà Noel của bà, rồi đi vào nhà hàng.
Qua cử chỉ của người đàn bà Mỹ làm tôi không khỏi so sánh đến thái độ của người đàn bà Việt đã tặng cho tôi một bãi nước miếng bọt và nhớ lại một bài học " khinh người " của Chu Thư , trong "Cổ Học Tinh Hoa" mà tôi đã có dịp học qua hồi nhỏ để rồi an ủi và tự hào với chính mình. Câu chuyện như vầy:
" Tử Kích là một bực quyền quí, gặp Điền Tử Phương, là một người hàn sĩ ở giữa đường liền xuống xe chào. Tử Phương làm lơ không đáp lại. Tử Kích giận, hỏi Tử Phương rằng:
-Kẻ phú quí hay khinh người đã đành, kẻ bần tiện có khinh người được không?
-Tử Phương nói:
- Kẻ bần tiện mới có thể khinh người; kẻ phú quí làm sao dám khinh người. Vua nếu mà khinh người thì mất nước, quan nếu mà khinh người thì mất chức. Còn kẻ vô học thức, xử cảnh bần tiện, đi đến đâu mà lời nói vua quan không dùng, việc làm vua quan không theo, thì xỏ chân vào giày, đi ngay lập tức, đến chỗ nào chẳng được bần tiện, còn có sợ gì, mà không dám khinh người?
Tử Kích nghe ra, bèn xin lỗi Tử Phương.
Chuyện trên Cho thấy Tử Kích muốn lấy quyền thế mà khinh người; Tử Phương muốn lấy học thức và tư cách mà khinh người. Đến cùng, thì học thức và tư cách khinh nổi được quyền thế. Mới hay ở đời nào cũng vậy, phú quí không bao giờ bằng học thức. Có lẽ Tử Phương đây muốn chữa cái bệnh cho người quyền thế kiêu căng đời bấy giờ , cho nên nói những câu quá khích như thế. Ta cũng không quên cái phục thiện của Tử Kích đáng trọng và đáng yêu. Khinh người là tự "kiêu" mà chữ kiêu là cái nguồn làm bại hoại cả đức tính Phú quí chẳng nên kiêu thì bần tiện dẫu có kiêu được, cũng không lấy gì làm phải. Kẻ sĩ đời chiến quốc phải cái phong khí nó chuyển di, cho nên thường hay mắc cái thế kiêu như Tử Kích đây, không thoát khỏi tục cũng là đáng tiếc. Người có học thức mà kiêu, là hạng người khinh thế ngạo vật, coi đời như không quan thiết đến mình. Ôi ! Đã gọi là học thức mà có tính kiêu, thì vô bổ cho đời, đời có người ấy cũng như không vậy.
Kiến Nâu tôi đã biết Lão Ti hồi còn ở Việt Nam. Trước năm 1975, Lão dạy Toán ở một trường trung học và rồi sau đó bị động viên vào Thủ Đức và không như một số bạn bè của lão trở lại nghề gõ đầu trẻ sau khi thụ huấn xong, lão theo đời quân ngũ cho đến ngày "sập màn". Kiến Nâu tôi không rõ cấp bậc của lão, nhưng qua một số bạn bè nghe đâu lão cũng đã vào hàng tá của Quân Đội Cộng Hòa.
Lão đến Mỹ theo chương trình đoàn tụ. Nhưng khi đến Mỹ lão chẳng tụ đoàn với người thân, lão sống đơn độc một mình trong căn hộ nhỏ trong thành phố SF.
Một lần khác Lão Ti nói với người quen của Kiến Nâu, lão buồn tủi cho thân phận và tự trách cứ tuổi già cứ chạy lòng vòng mà chẳng biết phải làm gì trong xã hội Mỹ.
Ta qua đây ( 1)
như gà mở cửa mả
Chạy lòng vòng chẳng biết chạy làm sao?
Vừa xong việc họ nhổ lông cắt cổ
Thịt xào lăn xương cốt liệng xó rào
Ta qua đây
làm tên hề múa rối
Rán hết mình mà quá ít người coi
Già khú đế, còn làm duyên sao nổi
Dưới huýt la, trên mếu máo gượng cười
Ta qua đây
nổi danh nghề cầm chổi
Múa vài chiêu thiên hạ đã hoảng hồn
Học đâu thế mà tay nghề quá giỏi?
Dạ thưa rằng : ở đại học trại giam
Suy đi rồi nghĩ lại lão cũng tự hãnh diện với chính mình. Dù làm cái nghề thu lượm ve chai, nhưng còn có giá trị hơn, chỉ đem công sức đổi lấy đồng tiền, nhưng có được tự do còn hơn ở quê nhà đã không có việc làm mà ngày đêm còn lo sợ công an bắt bớ.
Ta qua đây
nhiều khi đi moi rác
Lượm từng lon seven up, co ca
Thà khổ cực mà không chết khát
Khát nhân quyền, khát dân chủ, tự do
(1) (thơ Quang Tuấn)
Chiếc lon nhôm ! Niềm vui và hy vọng!
Chiếc lon nhôm! Là sức sống gắn liền với quãng đời còn lại của tôi trong những ngày tháng tha hương trên đất Mỹ!
Chiếc lon nhôm! Bạn lòng ơi! Hãy chấp cánh bay cao, hãy vượt Đại dương ngàn trùng xa cách mang niềm vui về với Quê Hương tôi để xoa dịu phần nào nỗi đau thương của đồng bào tôi trong cảnh nghèo đói, bất hạnh.
( Phan Mẫn)
Hơn 10 năm rồi, Lão Ti gắn bó với nghề thu lượm ve chai. Dù nắng hay mưa chiếc shopping cart vẫn luôn là người bạn chí thân với lão, cùng lão vượt mọi dặm trường và đem nhiều lợi tức cho lão.
Tình cờ gặp lại Lão Ti trong cuộc biểu tình hỗ trợ cho Uûy Ban tranh đấu Lá Cờ Vàng trước tiền đình tòa thị sảnh SF, Kiến Nâu thấy lão già hơn, nhưng vẫn còn rắn rỏi. Lão cho Kiến Nâu biết hiện nay lão vẫn sống một mình, nhưng không còn dùng shopping cart thu lượm ve chai nữa. Lão đã mua được chiếc xe truck và đang cùng nhặt giấy thùng với một người bạn. Cuộc sống trở nên khấm khá. Được hỏi lý do tham gia biểu tình, lão Ti dõng dạc trả lời: " Tôi là một quân nhân đã có thời chiến đấu dưới lá cờ vàng, để bảo vệ nền tự do, dân chủ cho người dân. Tôi rất tôn kính lá cờ ấy vì là biểu tượng tự do, đoàn kết và bản sắc của hàng triệu người Việt Nam. Tôi ủng hộ Uûy Ban Tranh Đấu Cho Lá Cờ Vàng, vì họ là những người đã ý thức thấy được giá trị của Lá Cờ Vàng thiêng liêng và gắn bó suốt cuộc đời lưu vong của người Việt cũng như sau này."
Lão chỉ cho ký giả Kiến Nâu chiếc xe truck chứa đầy giấy thùng đậu bên ngoài khu vực biểu tình và nói : " chiếc xe này tôi mua lại của một người Mễ. Ông Bojorquer trước đây là người thu lượm giấy thùng trong cộng đồng Mễ. Nay là ông chủ của vài trạm xăng thành phố SF. Chiếc xe truck Chevrolet sáu máy này ổng bán lại cho tôi với giá rất "bèo", trông nó cũ kỹ nhưng máy móc còn tốt. Từ khi được nó tôi đỡ phải vất vả mỗi khi đưa hàng phế liệu đến trạm thu mua và cũng nhờ nó mà 3 năm trở lại đây tôi có cơ hội ngẩng mặt lên với mọi người. Mỗi cuộc gây quỹ vận động cho người Việt mình ứng cử vào cơ quan lập pháp Hoa Kỳ hay góp công quả xây chùa chiền đều có sự đóng góp của tôi.
Hiện nay, tôi là thành viên của Hội Cao Niên SF, tôi muốn sau khi sức khỏe không cho phép tôi làm việc được nữa, Hội sẽ giúp tôi về phần chung sự."
Được hỏi về những người thân, lão Ti nói: " nói đến người thân thuộc chán lắm ông ký giả ơi! Ông ký giả tưởng rằng vợ con nó bảo lãnh tôi qua Mỹ là tôi được hạnh phúc sao. Sở dĩ tôi không ở chung với người thân là có lý do riêng, chắc không tiện nói ra đây, nhưng mà thôi vì tình thân quen tôi cũng chẳng dấu diếm gì.
Năm 1974, khi còn trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tôi đã gặp một người con gái và đã kết hôn với họ. A là một nữ sinh đẹp của một trường trung học tỉnh lẻ ở miền Đông Nam Bộ. Chúng tôi đã có hai con ( một trai, một gái) , đời sống trong quân ngũ có lẽ ký giả đã biết rồi. Tôi là lính tác chiến nên rày đây mai đó nên không thể đem vợ con theo. A ở nhà mẹ ruột, cuộc sống chỉ quanh quẩn cùng hai đứa con và nhờ vào đồng lương lính của tôi. Sau 1975,tôi vào trại tập trung cải tạo ( nhà tù cộng sản) . Suốt ba năm trong tù tôi không có một tin tức gì về A và hai con. Một ngày nọ tôi được trật tự trại cho biết có người nhà đến thăm, lòng tôi mừng như mở hội, tôi mong gặp lại A và các con tôi, nhưng ra đến khu thăm nuôi, tôi không thấy A đâu cả mà chỉ có bà mẹ vợ và hai đứa con của tôi. Hỏi đến A mẹ vợ tôi ngập ngừng và nói: " Con A nó bệnh không thể lên thăm con" và bà không nói gì thêm nữa. Hai đứa con tôi còn nhỏ nên không biết đến những gì của mẹ nó.
Tôi chỉ kịp hôn vội hai con đã đến giờ chia tay. Tôi nhận một ít quà từ bà mẹ vợ và rời khu thăm nuôi. Phút chốc bóng bà và hai con tôi đã xa khuất dần trong đám bụi đường .
Con đường đất đỏ từ quốc lộ 1 chạy dài vào trại giam Z, mùa hè bụi bốc tung lên mỗi khi có xe bò hoặc xe trâu đi qua, ngay cả người cũng vậy. Bụi bay lên và bám vào những hàng cây bên đường, màu đất đỏ quyện vào màu xanh của lá tạo ra một thứ màu nâu kỳ lạ làm cho tôi liên tưởng đến màu áo nâu đà của những vị sư sãi tu theo phái Tăng Già khổ hạnh trên núi Bà Đen Tây Ninh mà tôi đã thường gặp khi tôi còn nhỏ. Màu nâu trong những chiếc áo của các ni cô trẻ ở chùa Phổ Từ hàng ngày xuống Sông Vàm Cỏ Đông lấy nước cho chùa. Và có phải màu nâu là màu của sự phân chia giữa Đời và Đạo, của sự chấm dứt hẳn những oan khiên tục lụy? ….Bao nhiêu câu hỏi cứ vẫn vơ trong đầu tôi chưa có câu trả lời. Tôi lại nghĩ về A không lẽ nào….?
Về đến láng, khi sắp xếp đồ thăm nuôi, tôi phát hiện ra một lá thư của A viết cho tôi được ngụy trang trong bịt mì gói. Nội dung cho biết là: vì có người giúp đở nên muốn đi ra nước ngoài và dặn tôi nên giữ gìn sức khỏe.
Mấy đêm liền tôi không ngủ được, cứ nghĩ ngợi về nội dung bức thư và liên tưởng đến thái độ ngập ngừng của bà mẹ vợ trong lúc thăm nuôi mà lòng bồn chồn.
Lần bà mẹ vợ và hai con đến thăm, đó là lần đầu và cũng là lần cuối. Suốt chín năm trời trong các trại giam tôi chẳng bao giờ nghe trật tự gọi tên thăm nuôi. Nhiều lúc cảm thấy tủi thân, nhưng chưa dám nghĩ xấu về A.
Thời gian trôi qua, một ngày nọ tôi được gọi tên thả bất ngờ. Trở về lại căn nhà xưa nơi A ở cùng mẹ, chỉ còn có H đứa cháu ruột gọi mẹ vợ tôi bằng dì. Mẹ vợ tôi chết trước khi tôi được thả vài năm, còn A với hai con tôi đã vượt biên qua Mỹ cùng với T một người bạn trai cùng khu phố.
H cho biết, sau khi tôi bị tù, T đến nhà và thường giúp đỡ cho A những chuyện lặt vặt trong nhà. Họ thường đi tối về khuya với nhau vài năm trước khi họ vượt biên sang Mỹ.
Buồn chán cho tình đời, tôi theo bạn bè lên vùng kinh tế mới Lâm Đồng làm rẫy mong sống cùng với thiên nhiên để vơi đi những sầu muộn trong lòng. Nhưng lòng tôi không bao giờ được bình yên bởi vì chính quyền cộng sản không để cho bất cứ một người tù chính trị nào yên thân . Hàng tháng tôi phải trình diện với ban công an xã ít nhất một lần và mọi sự chuyển đổi cư trú đều phải trình báo với họ.
Năm 1995, tôi đoàn tụ với hai con của tôi ( hai con tôi đứng đơn bảo lãnh) . Dĩ nhiên là tôi gặp lại A, nhưng trong một hoàn cảnh khác. A không còn là người vợ trẻ của hai mươi mấy năm về trước bế con đón chồng mỗi khi hành quân về hoặc những chiều chủ nhật dịu dàng bên chồng trước mâm cơm với nhiều thức ăn tươi mới mua về từ phố chợ.
A bây giờ là vợ của T, là mẹ của nhiều đứa con nhỏ (con củaT) mang tên Mỹ . A tất bật với cuộc sống hàng ngày vì phải làm lụng và đưa rước các con đi học. Mỗi con người đều có một số mệnh, không thể nào hiểu nổi ngày mai. Nhiều lúc tôi muốn bỏ trôi cuộc đời cho định số, nhưng cũng không đành phận, rồi lại tiếp tục tranh đấu để giành lại cho mình một cuộc sống bình thường như bao người. Tôi nghĩ thời kỳ bị tù là một thời kỳ nguy hiểm và đau khổ nhất cho tôi mà có thể vuợt qua được huống chi ngày nay tôi đang ở một đất nước tự do, tôi có thể có nhiều suy nghĩ tự do cho riêng tôi.
Tôi không sống gần người thân là một suy nghĩ chính chắn là một hành động cần thiết cho cuộc sống hàng ngày vốn đã quá căng thẳng mà mọi người cần có thời gian để hưởng thụ riêng tư.
Hai con của tôi chúng nó cũng có quá nhiều trăn trở với cuộc sống riêng của chúng cần dành cho chúng nhiều thời gian ."
NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỂ ĐỜI
THU LƯỢM VE CHAI XÂY DỰNG CHÙA
Người Việt nào ở San Jose hay các vùng lân cận mà không biết chùa Đức Viên (Duc Vien Buddhist Temple ) . Chùa tọa lạc số 2420 2440 đường Mc Laughin Avenue. Đây là một ngôi chùa lớn có sức chứa hàng ngàn người vào những dịp lễ. Theo lời đồn miệng của tín đồ Phật Giáo cộng với một số tài liệu do chùa ấn hành: Chùa Đức Viên trước đây là một bãi đất trống sư bà Đàm Lựu đã mua bằng tiền thu lượm ve chai và tạo tác nên ngôi chùa.
Sư bà Đàm Lựu là một nữ tu Việt Nam đến Mỹ năm 1980 với tư cách một người tị nạn, số tiềndằn túi không tới 20 đô la và không có một tí vốn liếng tiếng Anh, Sư bà Đàm Lựu đã trở thành một khuôn mặt được kính trọng trong Cộng Đồng Việt Nam và một người có vị thế tầm vóc lớn trong xã hội. Bà giảng thuyết chỉ dạy cho những tín đồ đạo Phật, huấn luyện tu sĩ và tạo dựng một truyền thống cho người Việt theo đạo Phật trên đất Mỹ.
Sư bà Đàm Lựu sinh ra trong một gia đình Phật giáo vào ngày 8 tháng 4 năm 1932, tại Hà Đông miền Bắc Việt Nam. Khi bà lên hai tuổi ba má bà đã dẫn bà đến viếng thăm chùa Cù Đà . Khi tới giờ về , bà từ chối không chịu về nhà với ba má và đòi ở lại trong chùa là nơi bà đã được dạy dỗ của bà sư trưởng Bhiksuni Dam Soan.