Vào năm 1948 Đàm Lựu được thụ phong làm một tín đồ ( Sramanerika) và như một bhiksuni vào năm 1951. Năm 1960 bà tốt nghiệp tu viện Dược sư và làm viện trưởng Viện Mồ Côi Lâm Tì Ni cho tới tháng 4 năm 1975, cộng sản cưỡng chiếm Saigòn.
Sau 4 lần bỏ đi không thành và lần chót bà rời khỏi Việt Nam khi bà 46 tuổi. Sau khi ở trại tị nạn một thời gian cuối cùng bà đã đến được tiểu bang California. Chỉ thu lượm lon và giấy báo bán bà đã dành dụm tiền xây dựng nên ngôi chùa Đức Viên tại San Jose vào năm 1981.( Vietnamese Nuns Bring Calm to Neighborhood," a news paper article paying tribute to" the Budihist temple in North California run by women,"
Was reprinted in the Winter 1994 Sakyadhita newsletter. )
Sư bà Đàm Lựu là một thành viên lâu năm của Sakyyadhita, chùa của bà được đề nghị chương trình huấn luyện và họp mặt các nữ tu.
Sau khi bà qua đời ngày 26 tháng 3 năm 1999, xác bà được hỏa táng, người ta phát hiện xác phát ra rất nhiều màu báo cho biết linh hồn tu luyện được đắc đạo. ( Hòa Thượng Thích Minh Đức trong Swimming Against the Stream : "Những người đàn bà Phật Giáo có tính cải cách" ) ( Curzon Press 1999).
MỘT GÁNH VE CHAI NUÔI 42 CUỘC ĐỜI
Cách đây vài tháng người bạn Kiến Nâu về Việt Nam dự đám tang mẹ. Khi trở lại Mỹ có kể cho Kiến Nâu một câu chuyện thực mà anh đã đọc được trên tờ An Ninh Thế giới phát hành ở Sai gon . Dù rằng chuyện không xảy ra trên đất Mỹ, nhưng đây có thể xem như là tấm gương sáng của những người làm nghề thu lượm ve chai.
"Một người phụ nữ có tên là Phạm Thị Đơn, mang trong mình một đức tin cao cả . Chị đã dành hơn nửa và có lẽ sẽ là cả cuộc đời để cưu mang những kiếp người đơn côi. Ngôi nhà thuê ở đường Lý Thái Tổ ( Saigon) đã trở thành mái ấm của 42 người , từ em bé mới 2 tháng tuổi đến một bà cụ đãng trí hơn 80 .
Chị Đơn sinh năm 1965, học hết lớp 11, chị nghỉ học để buôn bán, nuôi 8 người em ăn học. Khi các em đã có cuộc sống êm ấm , chị vào làm tu sĩ ở trường dòng. Hình ảnh những con người khốn khổ nằm co quắp bên vệ đường, ngoài tu viện khiến chị không đành lòng ẩn mình trong thánh đường . Chị tìm đến để san sẻ, chia vơi nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh.
Không có vốn để buôn bán, chị chọn gánh ve chai làm kế mưu sinh. Công việc này cũng giúp chị có điều kiện sống hòa mình với người nghèo khó. Nhìn những đứa trẻ không nhà tập trung trong các hẻm phố, làm đủ mọi thứ từ đánh giày, bán báo đến chôm chĩa, chị nghĩ: " Chúng cần dạy dỗ
" Hằng ngày chị lân la làm quen và kêu gọi các em đến lớp học do mình tổ chức.
Dưới ánh sáng của những ngọn đèn đường, những Thành tóc vàng, Hùng, Lan, Tèo rách môi, chị em Bé Đen …ngạc nhiên và thích thú cầm que nguệch ngoạc trên nền đất viết tên mình . Chị đã dành dụm số tiền ít ỏi của mình mua cho mỗi đứa một cây bút, cuốn tập, đưa vào lớp "vỡ lòng".
Đầu tháng 8/1998, cô giáo được Công an phường 9, quận 10 mời về , yêu cầu …giải tán lớp học hè phố. Hiểu được tấm lòng chị, Giám đốc Trung tâm dạy nghề quận 5 đã dành cho chị một phòng làm lớp học. Những người nghèo khổ , bệnh tật, cơ nhỡ tìm đến đều được chị đón nhận chân thành. Ban ngày, cả chị và bọn trẻ tỏa đi khắp thành phố làm việc, buổi tối lại vào lớp học.
Trong số những người được chị dìu dắt, có em đang học Cao Đẳng Sân khấu Điện ảnh, một em lớp 11, một lớp 9, 4 em lớp 7, số còn lại đều đang học cấp 1.
CHIẾC LON NHÔM NIỀM VUI VÀ HY VỌNG
Trong dịp tổ chức thi năng khiếu cho các em học sinh liên trường Việt Ngữ trong vùng Vịnh( SanFrancisco, Oakland và San Rafael) ký giả Kiến Nâu đã gặp lại anh Phan Mẫn tác giả quyển bút ký" Những Ngày Tháng Tha Hương" , hiện là hiệu trưởng của trường Việt Ngữ San Rafael. Người đã đi đầu trong công việc thu lượm ve chai cứu giúp bạn bè và trẻ mồ côi. Anh tâm sự:
"Làm gì thì làm, nghĩ cũng buồn, sang Mỹ đã hơn 2 năm rồi chưa giúp gì được cho bạn bè , người thân còn ở lại trong khi đó thư từ nhận được từ quê nhà mỗi ngày một nhiều mà thư nào cũng mang đau thương. Khốn khổ!!
Một hôm, trầm tư trong suy nghĩ, lẻ bóng thẫn thờ dọc bãi biển " Canal" bỗng nhìn thấy trước mắt" mấy chiếc lon nhôm" tôi liền nghĩ ngay hay là mình đi lượm lon bán kiếm chút đỉnh tiền phụ thêm gia đình và giúp đỡ bạn bè như hằng mơ ước. Ngay hôm đó, tôi quyết định dấn thân vào nghề "lượm lon nhôm". Tuần lễ đầu , với số lon lượm được tôi bán hai đồng tám mươi bảy xu ( $2.87). Hớn hở về khoe với nhà tôi. Nhà tôi nói: " hai đồng tám mươi bảy xu bằng ba chục ngàn đồng ở Việt Nam đó mình à! Và có thể mua được 10 ký gạo." Nghĩ về hoàn cảnh cơ hàn trên đất nước quê hương, ngoài công việc đi lượm lon hằng ngày, tôi còn nghĩ và tìm đến cơ quan từ thiện để xin quần áo đem về giặt lại, ủi vào xếp ngăn nắp để dành gửi về Việt Nam cho bà con nghèo.( Nhân đây tôi xin được cám ơn anh chị Tín Nghĩa ở Oakland đã giúp đỡ tôi đóng gói và chuyển gửi mấy thùng quần áo cũ về Việt Nam để kịp phân phối cho các gia đình bà con nghèo trong dịp giáng sinh năm 1995)
Thế rồi vợ tôi khích lệ nên tiếp tục lượm lon, kiếm tiền dành dụm gửi về giúp đở bà con nghèo ở quê nhà. Bởi vậy cho nên ông bà xưa thường nói: " Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn!" Và cũng từ đó đến nay, nhà tôi phụ trong công việc lượm lon hằng ngày mà cả hai chúng tôi đều gọi đó là chương trình: " Chiếc lon nhôm, niềm vui và hy vọng!!"
Lượm lon cũng được tiền. Sau mấy tháng dành dụm chút đỉnh, một hôm tôi nhận thư Soeur Christane từ dòng thánh Phao Lồ Đà Lạt gửi sang thăm, cho biết hiện Soeur đang tập trung nuôi dạy khoảng hơn 200 trẻ mồ côi cần sự giúp đỡ.
Nhắc đến trẻ mồ côi, tôi xót xa đau đớn khi nghĩ về các chiến hữu của tôi đã nằm xuống cho Quê Hương được sống, những bà Mẹ kiên cường rồi cũng khuất bóng với thời gian để lại đàn con thơ dại ngày ngày lang thang trên khắp nẻo đường xin ăn, khi cuộc chiến chưa tàn!… Giờ đây, hơn 28 năm qua sau ngày tàn chiến cuộc, vận nước đổi thay có khác nhưng số trẻ em lang thang trên hè phố không những chưa chấm dứt mà lại còn có chiều hướng gia tăng thì biết phải đổ lỗi cho ai ? ! Thôi thì hãy cố gắng góp phần công sức của mình để nuôi dạy các cháu với hy vọng ngày nào các cháu lớn khôn trở thành người hữu ích cho xã hội.
Soeur Christane còn cho biết Bà đang đi sâu vào buông Thượng hẽo lánh ở miền rừng núi xa xôi để tìm gom trẻ bất hạnh về nuôi với mơ ước sau nầy các cháu trở về giúp đỡ cho buông làng.
Cảm động sự hy sinh cao cả của các Soeurs và cũng để chia sẽ phần nào những khó khăn của các Soeurs đang gặp phải, tôi gởi khẩn cấp số tiền có được từ những chiếc lon nhôm để các Soeurs phụ thêm mua gạo nuôi các cháu, mong giảm phần nào ăn độn sắn, khoai. Mặt khác tôi viết một bài ngắn : " Xin cho các Em một cánh hồng!" nhắn gửi đến các cháu từng là nội trú sinh của Đà lạt Nazareth theo cha mẹ sang Mỹ mà bây giờ hy vọng đã thành tài, để các cháu biết tin, hầu nhớ về mái trường xưa đang thời dột nát."
KẾT LUẬN
Ông Ortensia, một người Mễ cư ngụ ở San Jose đã có hơn 18 năm trong nghề thu lượm ve chai , giấy thùng bằng xe truck nói :" Nghề thu lượm ve chai là một nghề ít ai thèm nghĩ tới, vì nghề này so với các nghề khác trên đất Hoa Kỳ , nó là một nghề xem ra là hạ cấp, người hành nghề này đôi khi cảm thấy mặc cảm với mọi người, chỉ khi nào họ có một ý thức cao cả trong công việc hay hành nghề này để phục vụ cho mục đích từ thiện thì sự mặc cảm mới không ảnh hưởng đến họ. Tôi làm nghề này đã lâu, hiện tôi có nhiều cơ sở kinh doanh về ăn uống trên địa bàn San Jose, nhưng tôi vẫn không bỏ nghề thu lượm ve chai.
Đành rằng người làm nghề này, ngoài mặc cảm ra cần đòi hỏi người hành nghề phải kiên nhẫn và lại có sức khỏe nữa. Tôi nghĩ rằng, những người Mễ như chúng tôi có thừa sức khỏe để tham gia cái nghề này, nhưng còn tùy suy nghĩ của mỗi người. Tôi cho rằng vì mọi người cho là nghề hạ cấp nên ít ai tham gia và chính vì suy nghĩ như vậy nên nếu ai đã làm nghề thu lượm ve chai thì hầu như đều có chỗ đứng nhất định trong lợi tức sinh hoạt của họ.
Nói về những rủi ro ngoài ý muốn, không nhất thiết nghề thu lượm ve chai có nguy hiểm mà hầu như nghề nào cũng có những tai nạn nghề nghiệp gây ra những nỗi thương tâm cho người hành nghề.
Trong 5 năm vừa qua, giới thu lượm giấy thùng bằng xe truck người Mễ chúng tôi đã thiệt hại mất 3 đồng nghiệp. Một người đã chết và 2 người hiện đang tàn phế vì những tắc trách trong lúc làm việc hay do tai nạn giao thông gây ra.
Tuy nhiên theo tôi nghề thu lượm ve chai cũng là một nghề đáng trân quí, chúng ta không thể có sự kỳ thị về nghề nghiệp, sự kỳ thị nếu có cần phải chấm dứt sớm và nên khuyến khích mọi người tham gia vào nghề này nếu muốn có một đời sống tương đối dễ chịu."
Sự thành công của đa số người hành nghề thu lượm ve chai trên đất Mỹ tuy có tính cách khiêm nhượng , nhưng không một người nào không cảm thấy thích thú với nghề nghiệp. Nhiều di dân sang xứ Mỹ này làm đủ mọi thứ nghề mà cuộc sống vẫn bấp bênh. Nhưng làm nghề thu lượm ve chai cuộc sống có khởi sắc.
Ta qua đây
rốt cuộc làm đủ thứ :
Nào làm bồi, làm thợ,làm cu li…
Giống trâu cổ kéo cày ôi mệt lử
Thân hỡi thân sao quá đổi ê chề ?
Ta qua đây
giả làm thầy bói dỏm
Toàn đặt điều nói dối để kiếm cơm
Biết làm vậy là quá chừng ghê tởm
Hết cách rồi còn biết tính sao hơn?
( thơ Quang Tuấn)
Cuối cùng họ đã chọn nghề thu lượm ve chai, đúng với câu tục ngữ Việt Nam " Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân vinh".
Sau 4 lần bỏ đi không thành và lần chót bà rời khỏi Việt Nam khi bà 46 tuổi. Sau khi ở trại tị nạn một thời gian cuối cùng bà đã đến được tiểu bang California. Chỉ thu lượm lon và giấy báo bán bà đã dành dụm tiền xây dựng nên ngôi chùa Đức Viên tại San Jose vào năm 1981.( Vietnamese Nuns Bring Calm to Neighborhood," a news paper article paying tribute to" the Budihist temple in North California run by women,"
Was reprinted in the Winter 1994 Sakyadhita newsletter. )
Sư bà Đàm Lựu là một thành viên lâu năm của Sakyyadhita, chùa của bà được đề nghị chương trình huấn luyện và họp mặt các nữ tu.
Sau khi bà qua đời ngày 26 tháng 3 năm 1999, xác bà được hỏa táng, người ta phát hiện xác phát ra rất nhiều màu báo cho biết linh hồn tu luyện được đắc đạo. ( Hòa Thượng Thích Minh Đức trong Swimming Against the Stream : "Những người đàn bà Phật Giáo có tính cải cách" ) ( Curzon Press 1999).
MỘT GÁNH VE CHAI NUÔI 42 CUỘC ĐỜI
Cách đây vài tháng người bạn Kiến Nâu về Việt Nam dự đám tang mẹ. Khi trở lại Mỹ có kể cho Kiến Nâu một câu chuyện thực mà anh đã đọc được trên tờ An Ninh Thế giới phát hành ở Sai gon . Dù rằng chuyện không xảy ra trên đất Mỹ, nhưng đây có thể xem như là tấm gương sáng của những người làm nghề thu lượm ve chai.
"Một người phụ nữ có tên là Phạm Thị Đơn, mang trong mình một đức tin cao cả . Chị đã dành hơn nửa và có lẽ sẽ là cả cuộc đời để cưu mang những kiếp người đơn côi. Ngôi nhà thuê ở đường Lý Thái Tổ ( Saigon) đã trở thành mái ấm của 42 người , từ em bé mới 2 tháng tuổi đến một bà cụ đãng trí hơn 80 .
Chị Đơn sinh năm 1965, học hết lớp 11, chị nghỉ học để buôn bán, nuôi 8 người em ăn học. Khi các em đã có cuộc sống êm ấm , chị vào làm tu sĩ ở trường dòng. Hình ảnh những con người khốn khổ nằm co quắp bên vệ đường, ngoài tu viện khiến chị không đành lòng ẩn mình trong thánh đường . Chị tìm đến để san sẻ, chia vơi nỗi đau cho những mảnh đời bất hạnh.
Không có vốn để buôn bán, chị chọn gánh ve chai làm kế mưu sinh. Công việc này cũng giúp chị có điều kiện sống hòa mình với người nghèo khó. Nhìn những đứa trẻ không nhà tập trung trong các hẻm phố, làm đủ mọi thứ từ đánh giày, bán báo đến chôm chĩa, chị nghĩ: " Chúng cần dạy dỗ
" Hằng ngày chị lân la làm quen và kêu gọi các em đến lớp học do mình tổ chức.
Dưới ánh sáng của những ngọn đèn đường, những Thành tóc vàng, Hùng, Lan, Tèo rách môi, chị em Bé Đen …ngạc nhiên và thích thú cầm que nguệch ngoạc trên nền đất viết tên mình . Chị đã dành dụm số tiền ít ỏi của mình mua cho mỗi đứa một cây bút, cuốn tập, đưa vào lớp "vỡ lòng".
Đầu tháng 8/1998, cô giáo được Công an phường 9, quận 10 mời về , yêu cầu …giải tán lớp học hè phố. Hiểu được tấm lòng chị, Giám đốc Trung tâm dạy nghề quận 5 đã dành cho chị một phòng làm lớp học. Những người nghèo khổ , bệnh tật, cơ nhỡ tìm đến đều được chị đón nhận chân thành. Ban ngày, cả chị và bọn trẻ tỏa đi khắp thành phố làm việc, buổi tối lại vào lớp học.
Trong số những người được chị dìu dắt, có em đang học Cao Đẳng Sân khấu Điện ảnh, một em lớp 11, một lớp 9, 4 em lớp 7, số còn lại đều đang học cấp 1.
CHIẾC LON NHÔM NIỀM VUI VÀ HY VỌNG
Trong dịp tổ chức thi năng khiếu cho các em học sinh liên trường Việt Ngữ trong vùng Vịnh( SanFrancisco, Oakland và San Rafael) ký giả Kiến Nâu đã gặp lại anh Phan Mẫn tác giả quyển bút ký" Những Ngày Tháng Tha Hương" , hiện là hiệu trưởng của trường Việt Ngữ San Rafael. Người đã đi đầu trong công việc thu lượm ve chai cứu giúp bạn bè và trẻ mồ côi. Anh tâm sự:
"Làm gì thì làm, nghĩ cũng buồn, sang Mỹ đã hơn 2 năm rồi chưa giúp gì được cho bạn bè , người thân còn ở lại trong khi đó thư từ nhận được từ quê nhà mỗi ngày một nhiều mà thư nào cũng mang đau thương. Khốn khổ!!
Một hôm, trầm tư trong suy nghĩ, lẻ bóng thẫn thờ dọc bãi biển " Canal" bỗng nhìn thấy trước mắt" mấy chiếc lon nhôm" tôi liền nghĩ ngay hay là mình đi lượm lon bán kiếm chút đỉnh tiền phụ thêm gia đình và giúp đỡ bạn bè như hằng mơ ước. Ngay hôm đó, tôi quyết định dấn thân vào nghề "lượm lon nhôm". Tuần lễ đầu , với số lon lượm được tôi bán hai đồng tám mươi bảy xu ( $2.87). Hớn hở về khoe với nhà tôi. Nhà tôi nói: " hai đồng tám mươi bảy xu bằng ba chục ngàn đồng ở Việt Nam đó mình à! Và có thể mua được 10 ký gạo." Nghĩ về hoàn cảnh cơ hàn trên đất nước quê hương, ngoài công việc đi lượm lon hằng ngày, tôi còn nghĩ và tìm đến cơ quan từ thiện để xin quần áo đem về giặt lại, ủi vào xếp ngăn nắp để dành gửi về Việt Nam cho bà con nghèo.( Nhân đây tôi xin được cám ơn anh chị Tín Nghĩa ở Oakland đã giúp đỡ tôi đóng gói và chuyển gửi mấy thùng quần áo cũ về Việt Nam để kịp phân phối cho các gia đình bà con nghèo trong dịp giáng sinh năm 1995)
Thế rồi vợ tôi khích lệ nên tiếp tục lượm lon, kiếm tiền dành dụm gửi về giúp đở bà con nghèo ở quê nhà. Bởi vậy cho nên ông bà xưa thường nói: " Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn!" Và cũng từ đó đến nay, nhà tôi phụ trong công việc lượm lon hằng ngày mà cả hai chúng tôi đều gọi đó là chương trình: " Chiếc lon nhôm, niềm vui và hy vọng!!"
Lượm lon cũng được tiền. Sau mấy tháng dành dụm chút đỉnh, một hôm tôi nhận thư Soeur Christane từ dòng thánh Phao Lồ Đà Lạt gửi sang thăm, cho biết hiện Soeur đang tập trung nuôi dạy khoảng hơn 200 trẻ mồ côi cần sự giúp đỡ.
Nhắc đến trẻ mồ côi, tôi xót xa đau đớn khi nghĩ về các chiến hữu của tôi đã nằm xuống cho Quê Hương được sống, những bà Mẹ kiên cường rồi cũng khuất bóng với thời gian để lại đàn con thơ dại ngày ngày lang thang trên khắp nẻo đường xin ăn, khi cuộc chiến chưa tàn!… Giờ đây, hơn 28 năm qua sau ngày tàn chiến cuộc, vận nước đổi thay có khác nhưng số trẻ em lang thang trên hè phố không những chưa chấm dứt mà lại còn có chiều hướng gia tăng thì biết phải đổ lỗi cho ai ? ! Thôi thì hãy cố gắng góp phần công sức của mình để nuôi dạy các cháu với hy vọng ngày nào các cháu lớn khôn trở thành người hữu ích cho xã hội.
Soeur Christane còn cho biết Bà đang đi sâu vào buông Thượng hẽo lánh ở miền rừng núi xa xôi để tìm gom trẻ bất hạnh về nuôi với mơ ước sau nầy các cháu trở về giúp đỡ cho buông làng.
Cảm động sự hy sinh cao cả của các Soeurs và cũng để chia sẽ phần nào những khó khăn của các Soeurs đang gặp phải, tôi gởi khẩn cấp số tiền có được từ những chiếc lon nhôm để các Soeurs phụ thêm mua gạo nuôi các cháu, mong giảm phần nào ăn độn sắn, khoai. Mặt khác tôi viết một bài ngắn : " Xin cho các Em một cánh hồng!" nhắn gửi đến các cháu từng là nội trú sinh của Đà lạt Nazareth theo cha mẹ sang Mỹ mà bây giờ hy vọng đã thành tài, để các cháu biết tin, hầu nhớ về mái trường xưa đang thời dột nát."
KẾT LUẬN
Ông Ortensia, một người Mễ cư ngụ ở San Jose đã có hơn 18 năm trong nghề thu lượm ve chai , giấy thùng bằng xe truck nói :" Nghề thu lượm ve chai là một nghề ít ai thèm nghĩ tới, vì nghề này so với các nghề khác trên đất Hoa Kỳ , nó là một nghề xem ra là hạ cấp, người hành nghề này đôi khi cảm thấy mặc cảm với mọi người, chỉ khi nào họ có một ý thức cao cả trong công việc hay hành nghề này để phục vụ cho mục đích từ thiện thì sự mặc cảm mới không ảnh hưởng đến họ. Tôi làm nghề này đã lâu, hiện tôi có nhiều cơ sở kinh doanh về ăn uống trên địa bàn San Jose, nhưng tôi vẫn không bỏ nghề thu lượm ve chai.
Đành rằng người làm nghề này, ngoài mặc cảm ra cần đòi hỏi người hành nghề phải kiên nhẫn và lại có sức khỏe nữa. Tôi nghĩ rằng, những người Mễ như chúng tôi có thừa sức khỏe để tham gia cái nghề này, nhưng còn tùy suy nghĩ của mỗi người. Tôi cho rằng vì mọi người cho là nghề hạ cấp nên ít ai tham gia và chính vì suy nghĩ như vậy nên nếu ai đã làm nghề thu lượm ve chai thì hầu như đều có chỗ đứng nhất định trong lợi tức sinh hoạt của họ.
Nói về những rủi ro ngoài ý muốn, không nhất thiết nghề thu lượm ve chai có nguy hiểm mà hầu như nghề nào cũng có những tai nạn nghề nghiệp gây ra những nỗi thương tâm cho người hành nghề.
Trong 5 năm vừa qua, giới thu lượm giấy thùng bằng xe truck người Mễ chúng tôi đã thiệt hại mất 3 đồng nghiệp. Một người đã chết và 2 người hiện đang tàn phế vì những tắc trách trong lúc làm việc hay do tai nạn giao thông gây ra.
Tuy nhiên theo tôi nghề thu lượm ve chai cũng là một nghề đáng trân quí, chúng ta không thể có sự kỳ thị về nghề nghiệp, sự kỳ thị nếu có cần phải chấm dứt sớm và nên khuyến khích mọi người tham gia vào nghề này nếu muốn có một đời sống tương đối dễ chịu."
Sự thành công của đa số người hành nghề thu lượm ve chai trên đất Mỹ tuy có tính cách khiêm nhượng , nhưng không một người nào không cảm thấy thích thú với nghề nghiệp. Nhiều di dân sang xứ Mỹ này làm đủ mọi thứ nghề mà cuộc sống vẫn bấp bênh. Nhưng làm nghề thu lượm ve chai cuộc sống có khởi sắc.
Ta qua đây
rốt cuộc làm đủ thứ :
Nào làm bồi, làm thợ,làm cu li…
Giống trâu cổ kéo cày ôi mệt lử
Thân hỡi thân sao quá đổi ê chề ?
Ta qua đây
giả làm thầy bói dỏm
Toàn đặt điều nói dối để kiếm cơm
Biết làm vậy là quá chừng ghê tởm
Hết cách rồi còn biết tính sao hơn?
( thơ Quang Tuấn)
Cuối cùng họ đã chọn nghề thu lượm ve chai, đúng với câu tục ngữ Việt Nam " Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân vinh".