Ở thành phố San Francisco và San Jose có những người thuộc sắc dân thiểu số lái những chiếc xe tải nhỏ chở đầy giấy thùng( cardboard), giấy báo ( newspaper), ve chai
(bottle) lon nhôm ( cans) cung cấp cho các công ty thu mua phế liệu. Một nghề, tuy được xem như hạ đẳng so với các nghề khác, ấy thế mà lợi tức hàng năm của họ lại khấm khá ra phết.
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NGHỀ NGHIỆP
"Recycle man" là tên người Mỹ bản xứ thường gọi cho những người chuyên đi thu lượm các loại phế liệu như : thùng giấy( cardboard), giấy báo( newspaper), ve chai (bottle) và lon nhôm( cans)…khắp mọi nơi trên các thành phố ở Hoa Kỳ.
Tại San Francisco nghề này đã phát triển nhanh chóng và số người làm nghề này có thời điểm lên khá cao .Tuy không biết được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng căn cứ trên số lượt người đến bán phế liệu tại những công ty thu mua thì con số lên hàng trăm người trong mỗi ngày.
Anh T ngụ ở đường Ellis thuộc downtown SF làm nghề này từ khi mới qua Mỹ hai tháng và đến nay đã có 10 năm thâm niên trong nghề. Cùng thời gian ấy đã biến anh trở nên đen đúa, chai sạm và già đi so với số tuổi, nhưng nét mặt luôn vui tươi. Dáng người to, khỏe, xốc vác, hai tay xách gọn 2 bành giấy đã được ép sẵn từ máy ép giấy của một nhà hàng, vừa nói chuyện anh vừa sắp xếp gọn lại những tấm giấy thùng có khổ lớn để khỏi phải chiếm quá nhiều chỗ trong thùng xe ( bởi xếp gọn chặt chừng nào xe chở được nhiều giấy chừng ấy) . "Xếp giấy cũng phải có nghệ thuật, nếu không biết cách xếp thì một chiếc xe truck to chỉ chở vài chục tấm giấy thì đã đầy rồi. Nhưng nếu biết cách xếp thì dù có cả trăm tấm cũng chở hết". Anh T nói với ký giả Kiến Nâu của Tuần Báo Đời San Jose như thế. Đưa tay lên trán quẹt những giọt mồ hôi anh T tâm sự: " Tôi làm nghề này là vì tôi muốn có sự độc lập, trên phương cách làm việc bởi nó không ràng buộc giờ giấc cũng như bị quản lý bởi một ai. Trước đây, khi mới qua Mỹ tôi làm công cho một nhà hàng chủ là người Việt Nam sang Mỹ vào năm 1975 sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm. Bà Kim Anh là tên các người làm công thường gọi đến bà trong lúc làm việc, còn tên thật của bà tôi thực sự không biết, nghe đồn trước bà là vợ của một quan chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có nhiều biệt thự sang trọng trên Đà Lạt cũng như đất đai trồng cà phê ở Ban Mê Thuột.
Ở nhà hàng công việc của tôi là rửa chén và dọn dẹp, lau chùi các bồn cầu trong nhà vệ sinh, việc làm này được một tháng thì chủ cho nghỉ việc bởi sau vụ tôi làm bể một chiếc dĩa kiểu lớn trong lúc rửa chén.
Một buổi chiều lòng tôi thật buồn, buồn hơn là những đám mây đen đang lơ lững trên bầu trời thành phố SF. Nhận 200 trăm đồng tiền mặt cho nửa tháng tiền lương từ tay bà Kim Anh tôi bước ra khỏi nhà hàng MG rảo bước trở về căn apartment đã mướn vội khi mới vừa qua Mỹ. Về đến căn phòng tôi nằm dài trên sàn gỗ mà đầu óc nghĩ ngợi lung tung. Nhiều lúc tôi tội nghiệp cho con người của tôi; đã hơn quá nửa đời người mà không có được một sự nghiệp. Suốt một thời làm việc tận tụy cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng không có được một cục đất giục chim hay căn nhà lá để ở mà toàn ở nhà mướn hay ở ké nhà cha mẹ ruột.
Đến Mỹ tưởng đã thoát khỏi tình cảnh khe khắt của cuộc đời nào ngờ việc ở nhà mướn lại tái diễn . "Hội chứng thuê nhà" đè nặng trên trí não tôi đưa tôi đến sự phiền muộn .
Sau khi nghỉ việc ở nhà hàng, tôi có ý định không làm bất cứ nghề gì cho một ai nữa. Đi học lấy bằng cấp để rồi làm việc cho chính quyền Mỹ? Không, thật tình mà nói tôi không có cao vọng đó. Tôi chỉ muốn là một người bình thường và có một nghề nghiệp độc lập phù họp với số tuổi, làm con lạc đà chuyên chở tải hàng hóa để nuôi sống một gia đình 5 con và một vợ mới vừa đến Mỹ theo diện bảo lãnh của thân nhân mà tiền trợ cấp chỉ có võn vẹn trong vòng 8 tháng, sau đó phải hoàn toàn tự túc. Thế rồi nguyện ước nhỏ nhen kia như có sự phù trợ của bề trên . Một buổi sángï trên đường ra quán cà phê Tú Kim tôi gặp một chiếc xe truck nhỏ trên xe đầy giấy thùng đậu trên đường Eddy trông thật kỳ quái, bởi ngoài những thùng giấy đã được xếp ngăn nắp cao khỏi hai thành tuồng làm bằng hai tấm ván gỗ thông sần sùi không một chút thẩm mỹ, đinh ốc bắt thô sơ, còn có một số dây thừng buộc chằng chịt quanh lớp giấy như dây bó một đòn bánh tét. Trong phòng lái là một người đàn ông da đen sẫm, hỏi ra mới biết tên ông là C người Việt gốc Miên quê ở Trà Vinh. Ông C làm nghề thu lượm giấy thùng từ năm 1889 khi ông và gia đình từ Boston chuyển sang sống nơi thành phố SF này. Với cái nghề "không ai muốn làm này" qua 5 năm ông C đã mua đứt một ngôi nhà 4 phòng trên đường Filbert đoạn trên đồi của thành phố SF, đồng thời nuôi 3 người con đang học đại học.
Theo lời ông bà xưa thường nói: " Thà cho mượn vàng chứ ai dẫn đàng đi buôn", nhưng với ông C thì khác, không những ông không dấu diếm những thủ thuật trong nghề thu lượm giấy mà còn chỉ cách thức,giúp đỡ và cung cấp phương tiện làm ăn cho những ai muốn làm cái nghề "bất đắc dĩ này". " Nếu anh muốn làm nghề này thì phải theo tôi học cách thu lượm giấy thùng 3 ngày mỗi tuần, đến khi nào anh thành thục biết rõ cách thức mở và xếp thùng giấy vào trong xe nhanh gọn cũng như biết tất cả những địa điểm thu mua phế liệu thì tôi sẽ cho anh mượn tiền mua một chiếc xe truck làm ăn với người ta. Cái nghề này thấp hèn trong xã hội lắm hơn nữa làm bằng tay chân dầm mưa dãi nắng cực khổ nhưng bù lại sự thu nhập khá cao". Ông C nói như vậy.
Lời nói của ông C có vẻ thành thật và như mời mọc một người vừa đến Mỹ không việc làm như tôi và tôi đã nhập cuộc không do dự.
Sau khi thực tập cách thức lượm và xếp giấy khá rành rẽ với ông C, tôi bắt đầu hành nghề.
Ngày đầu tiên bắt tay vào nghề tôi thật vất vả vì vừa không biết đường đi vừa không biết chỗ nào có giấy để thu lượm, mặc dầu ông C đã nhường lại cho tôi một số điểm giấy của ông. Tôi cứ lẩn quẩn trên một vài con đường quen thuộc trong thành phố và một số nhà hàng và chỉ thu nhặt được loại thùng giấy nhỏ đựng rau quảû hay sữa thường nhẹ, mỏng không dầy, không nặng nên cả một xe truck đầy giấy mà không được bao nhiêu tiền , nhưng cũng không thất vọng cho một ngày lao động. Thế rồi công việc dần dần được cải tiến, tôi đã quen thuộc đường xá và một số tụ điểm có nhiều giấy nên việc thu nhập tương đối khả quan.
Hiện nay, tôi có hai ngôi nhà và một nhà hàng phở trong vùng Sunset, nhưng tôi vẫn không bỏ nghề này.
Tôi nghĩ tới ngày xưa chú Hỏa là người giầu nhất Sàigon và hầu như cả miền Nam. Ngôi nhà đồ sộ nguy nga của chú Hỏa nằm chiếm cả một khu vực rộng lớn gần 200 hécta ở quận Nhì chiếm cả khu tứ giác Phó Đức Chính - Nguyễn Công Trứ - Hồ Văn Ngà - Calmette . Hơn thế nữa, đa số phố lầu, nhà cửa đất đai ở vùng quận Nhì đều là tài sản của chú Hỏa. Cả chợ Bến Thành cũng được xây cất phần lớn bằng tiền của chú Hỏa là một bằng chứng hiển nhiên về sự thành công giầu có của nghề thu mua phế liệu, nên tôi đã không ngần ngại làm nghề thu lượm giấy thùng và phế liệu khi qua Mỹ được 3 tháng. Đó là lời tâm sự của anh H khi được hỏi: Tại sao anh chọn nghề thu nhặt phế liệu của ký giả Kiến Nâu Tuần Báo Đời San Jose.
Năm 1993 anh H định cư tại SF, Hoa Kỳ theo diện H.O.Với đồng tiền trợ cấp ban đầu của chính quyền Mỹ không thể tạm đủ cho cuộc sống với quá nhiều nhu cầu như gia đình anh, nên tất cả những người trong gia đình phải tìm kiếm việc làm. Anh H thực hiện những suy nghĩ của mình. Anh mua một chiếc xe truck bằng số tiền đã dành dụm được trong những năm tháng ăn eo phe và rồi lên đường chiến đấu với " lũ rác rến, giấy thùng".
Qua 5 năm lăn lộn trong nghề gia đình anh H đã thở phào một cách nhẹ nhõm khi không còn một ai trong gia đình than phiền rằng ở nhà chật chội, nhà gì như là một ổ chuột nữa. Anh H đã dời ra khu ngoại ô thành phố SF tậu một cái nhà 5 phòng ngủ khá xinh xắn trên đường Gabiel, khu dành cho những người Mỹ trắng.
Trong một dịp làm phóng sự cho cộng đồng SF về hội chợ Xuân Quý Mùi , ký giả Kiến Nâu quá đổi ngạc nhiên khi thấy H đang ngồi cùng với một người đàn bà trẻ trên chiếc xe Mercedes mui trần loáng bóng. Gặp lại ký giả Kiến Nâu H nhận ngay ra người cách đây vài năm đã phỏng vấn mình về nghề lượm giấy. Trong chén thù chén tạc, H nói : " Tôi đã thoát khỏi những túng quẫn ban đầu khi mới đặt chân qua đất Mỹ. Giờ đây ngoài căn nhà xinh xắn ở đường Gabiel tôi còn có phòng bán đồ trang trí ở phố Tàu mới . Tôi nghĩ đây là do công sức làm việc cộng với sự may mắn trong nghề thu lượm giấy thùng trong thời gian qua của tôi. Ngày trước theo hiểu biết thì việc làm giàu của chú Hỏa cũng có sự may mắn. Dân gian truyền khẩu rằng: Có một ông Tây qua Nam kỳ làm ăn. Trong một thời gian dài, ông ta đã tom góp được một số tài sản rất lớn. Trong một tai nạn đột xuất, ông chết mà chẳng kịp trăn trối lại cho con cháu, vì vợ con ông ta sống ở Pháp. Luật sư yêu cầu con cái ông ta sang Việt Nam thừa kế di sản của người cha quá cố.
Người con này không có ý định tiếp tục sống ở Việt Nam nên cho phát mãi hết tài sản của cha mình. Tài sản này rất lớn, gồm nhà cửa, đồn điền, cơ sở kinh doanh và một số tiền lớn gởi ở ngân hàng. Người con bán tất cả đồ trong nhà, vì người chủ mới không muốn sử dụng đồ đạc của người chết.
Lúc đó chú Hỏa đang mua bán ve chai, chú bèn đến thầu mua tất cả những đồ lặt vặt ấy. Trong số những đồ đạc linh tinh này, có một số tấm thảm trải nền nhà đã cũ nhưng còn xài được . Chú Hỏa đem tấm thảm chải bụi sạch định để bán lại thì khám phá ra cả một tài sản to lớn gồm vàng lá, tiền vàng, giấy bạc loại lớn và một số kim cương được ngụy trang lót giữa hai lần tấm thảm. Có số tiền " từ trên trời rơi xuống" này,chú Hỏa bắt đầu mua sắm nhà cửa, đất đai, xây nhà cho thuê, đầu tư kinh doanh và trở thành người giàu tiếng tăm nhất trong giới người Hoa tại thành phố Sàigon Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20. (1) Tôi không có được sự may mắn hốt trọn gói một số tiền kết sù như chú Hỏa nhưng trong thời gian qua với nghề nghiệp lượm thùng giấy bất đắc dĩ này tôi cũng có được những may mắn nhất định để có được tài sản như hôm nay.
Số là trong một lần đánh xe đi lấy giấy ở khu Sunset, khi xe chạy qua khỏi khu rừng thông thơ mộng của thành phố SF tôi bất chợt nghe tiếng kêu của một người xen qua tiếng gió hú. Vì tốc độ xe cũng tương đối khá cao 45miles / giờ nên khó phân biệt được tiếng kêu của đàn ông hay đàn bà. Qua kính chiếu hậu của xe, tôi chỉ thấy một người đang lái chiếc xe Lexus màu kem chạy đuổi phía sau xe tôi vẫy tay như ra hiệu cho tôi ngừng lại.( vì khu vực đó cấm dùng còi nên không thể dùng còi để ra hiệu) Tôi hạ tốc độ xuống còn 30 miles, và sang lane phải để có thể ngừng lại bất ngờ. Khoảng cách giữa tôi và người kia ngắn lại sau 5 phút /giờ rượt đuổi, chiếc Lexus đã ở vị trí song song với xe tôi. Trên xe là một người đàn ông ngoại quốc mặc chiếc sơ mi màu vàng ,bên cạnh là một người đàn bà trạc tuổi 30 mặc chiếc áo lụa màu trắng hở cổ để lộ nguyên phần da trắng mịn màng cùng với nửa hai "quả đồi tội lỗi".
Tôi cho xe tấp sát vào lề và ngừng lại. Chiếc xe Lexus màu kem vượt qua khỏi đầu xe tôi, rồi cũng ngừng. Hai xe cách nhau vài mét nên càng thấy rõ khuôn mặt cũng như thân thể của người đàn bà. Được ăn vận trong một bộ đồ dành cho dạ tiệc Bà Nicole không thể nào không làm cho biết bao đấng mày râu buộc phải ném mắt nhòm ngó. Trước nhất là khuôn mặt trái xoan với mũi dọc dừa tuyệt diễm. Bà Nicole đang làm tăng vẻ đẹp mỗi khi cười. Và " hai quả đồi tội lỗi" là vị trí gợi kích cảm nhất của giới đàn ông mỗi khi nhìn bà.
Theo sau Ông Jimmy bà Nicole gật đầu chào tôi và nói rằng : được hân hạnh biết tôi và cũng xin lỗi về việc chồng bà ông Jimmy đã gọi tôi một khoảng xa dài ngoài đường phố vì không thể dùng còi để ra dấu hiệu bảo ngừng. Ông Jimmy xin phép được chen vào giữa câu chuyện vợ ông và tôi. Ông nói hiện ông là giám đốc của một công ty chuyên sản xuất giấy cung cấp cho văn phòng phẩm và dụng cụ học sinh ở Balboa. Công ty của ông sắp di chuyển đi Nhật Bản và có ý nhờ tôi giúp hộ dọn trống kho giấy trắng và computer đã quá khổ mà khách hàng không nhận. Nếu tôi đồng ý ông sẽ đưa tôi đến công ty của ông để quan sát rồi thực hiện việc thu nhặt.
Thời điểm đó là vào tháng giêng năm 1998, giá thu mua phế liệu bỗng nhiên tăng vọt, các công ty thu mua cạnh tranh với nhau ráo riết và nâng giá giấy các loại lên đến kỷ lục và còn cho nhiều bonus cho người đến bán hàng.
Theo thống kê của một cơ sở thu mua phế liệu ở Pier 49 ( cảng SF) giá chính thức cho một ton giấy computer ( 2000 pounds) vào khoảng 500 đến 600 đô la vì loại giấy này được xem là giấy cao cấp có thể tái chế nhanh mà ít tốn kém hoặc đem sử dụng lại cho những cơ sở thương mại nhỏ trên đất Mỹ hay xuất cảng sang các nước đang phát triển vùng Á Châu.
Giấy thùng cũng lủi thủi tiến sau giấy trắng, giấy màu và sau cùng là giấy báo (news paper) cũng chiếm một vị trí giá trị trong nhóm phế liệu là 120 đô la cho 1 ton.
Thành phố SF được xếp loại là một trong những thành phố có mức ô nhiễm cao ( theo Thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải Liên Bang năm 1999 ) so các thành phố khác của Mỹ, nhưng lại càng ô nhiễm hơn khi trên địa bàn thành phố có thêm khoảng 200 chiếc xe truck nhỏ lớn chở giấy thùng và những loại phế liệu khác, chưa kể những xe du lịch của những người các sắc tộc khác như Phi Luật Tân, Đại hàn , Tàu , Mễ, Campuchia, Lào v.v. Họ là những nhân viên trong làm việc trong các cơ sở hay công ty ngụ trên địa bàn thành phố. Sau giờ làm việc họ tranh thủ kiếm một ít giấy thùng hoặc giấy trắng đem bán để tăng thêm phần thu nhập cho cá nhân hoặc gia đình. Đó là chưa kể đến hàng trăm người không có phương tiện chuyên chở họ dùng những xe của những siêu thị ( shopping cart) để thu nhặt giấy thùng hay chai lọ. Chiếm đa số trong thành phần là người Mỹ đen hoặc những người homeless.
Ông Jimmy đưa tôi đến xem một nhà kho thuộc công ty của ông trên đường Ocean, vùng mạn đông của thành phố SF. Nhà kho không được lớn lắm, trước đây là một cái phòng làm việc cho khoảng 20 nhân viên, nhưng không biết lý do gì công ty cung cấp gỗ sàn nhà lấy làm nhà kho và khi công ty giấy của ông Jimmy đến thuê vẫn sử dụng phòng này chứa giấy.
Giấy các loại chứa từ sàn cao đến trần, phần lớn là giấy cuộn và giấy computer. Ông trao cho tôi một chiếc chìa khóa dùng mở một chiếc hộp trong đó có cần điều khiển của chiếc máy đẩy, ( push up machine) khi người ta gặt mạnh cần này thì những cuộn giấy trên cao sẽ từ từ đưa vào một sợi dây sên ( chain) từ đó sên đưa những cuộn giấy ra gần nơi cửa cho nhân công bốc vác.
Hai cuộn giấy lớn nhất đã được hạ xuống và nằm ngay trước cửa kho khi tôi vừa gặt chiếc cần trong hộp. Ông Jimmy nói: "ông cho xe tải vào tới cửa kho tôi sẽ cho người giúp ông đưa nó lên xe, chỉ có hai thứ này là nặng và khó di chuyển còn thứ khác thì là những giấy rời dễ nhặt và vận chuyển bình thường ".
Hai người nhân công Mễ có mặt khi tôi vừa lái chiếc truck của tôi vào cửa. Cả hai thanh niên này đều mới vừa qua Mỹ 6 tháng họ làm với ông Jimmy với tính cách một công nhật, nghĩa là có làm có ăn, không làm không ăn, làm bao nhiêu ăn bao nhiêu, làm ít ăn ít, làm nhiều ăn nhiều. Dĩ nhiên họ không có những phúc lợi nào của công ty dành cho ngoại trừ họ làm thêm giờ.
Sau ba ngày dọn sạch giấy trong kho, ông Jimmy gặp lại tôi đưa cho một tấm ngân phiếu 300 đô la gọi là trả thù lao cho việc dọn dẹp kho của ông và từ biệt về Nhật. Tôi cố tình quan sát coi có bà Nicole đến công ty trong những ngày tôi dọn dẹp kho giấy ở đó, nhưng đã không thấy bà, lòng tôi hơi se lại nghĩ tới chuyện vu vơ.
Qua chuyến dọn kho cho ông Jimmy tôi đã học được nhiều giá trị trong đời sống cần lao và luôn nghĩ đến câu " tận nhân lực tri thiên mệnh". Ông Trời sẽ không bất công với một ai biết đem sức mình ra đổi lấy cơm áo. Bài học này cũng chẳng dành riêng cho sắc tộc nào hễ chịu khó làm việc thì ắc hẳn có kết quả. Ông vua không ngai của vương quốc Chợ Lớn Trần Thành đã trả lời cho mọi người về tính làm việc cần mẫn siêng năng. Từ một cậu thanh niên chuyên đi rửa thùng xúc bọng mà sau này có tài sản lên đến hàng tỷ đồng.
NGHỀ THU LƯỢM VE CHAI CŨNG LẮM NHIÊU KHÊ
Bên cạnh những người thành đạt trong nghề thu lượm ve chai, cũng có người khổ sở vì nghề này. Từ những nhà kinh doanh nhỏ ( buôn bán ngoài chợ trời) họ đã bỏ nghề chuyển sang nghề thu lượm ve chai, có những người bỏ ra số tiền khá lớn sắm sửa những phương tiện chuyên chở để cùng cả gia đình hành nghề, nhưng không mấy khấm khá.( ở đây chỉ nói đến những người đi thu lượm ve chai, chứ không nói đến những người thu mua ve chai trên đất Mỹ)
Nạn giành giựt giấy thùng.
Buổi sáng thức dậy sớm và ra khu phố X trên đường Market SF, bạn sẽ thấy một đoàn 5 đến 10 người đẩy những chiếc xe Shopping cart trên xe chứa đầy giấy thùng và những vật phế liệu khác. Họ nhắm hướng trạm thu mua cứ thế mà đi, họ cười nói những ngôn ngữ khác nhau, nhưng khi giao tiếp với nhau tiếng Anh vẫn là chính. Ký giả Kiến Nâu đã gặp một người Việt Nam có mặt trong đoàn . Qua thăm hỏi ông Tân cho biết: ông đến Mỹ từ năm 1999, khi đến Mỹ 8 tháng vợ ông đã ly dị và lấy một người đàn ông khác. Hai đứa lớn cũng bỏ ông đi lập nghiệp tiểu bang xa. Không còn người thân nào bên cạnh, ông sống đời cô độc và phải lo mọi thứ. Ông xin việc nhiều nơi , nhưng không có một cơ quan nào nhận bởi lý do ông lớn tuổi. Và để có tiền sinh hoạt cũng như giải quyết vấn đề nhà mướn, ông buộc phải lao vào cái nghề hạ đẳng này.
Ông Tân vén ống quần lên chỉ cho ký giả Kiến Nâu một vết sẹo vừa mới lành và nói: "đây là hậu quả của những ngày đầu thu lượm giấy thùng bằng xe Shopping cart. Nếu ông ký giả muốn biết tôi sẽ kể cho nghe."
- Vâng, ông cứ tự nhiên.
" Sự việc xẩy ra vào một buổi chiều mùa đông năm 1989, khi tôi đang đẩy chiếc xe shopping cart băng qua đường Eddy thuộc vùng downtown thành phố SF đến một tiệm Liquor lấy số giấy thùng đã được chủ tiệm xếp sẳn để ngoài hàng hiên. Tôi vừa cúi người nhặt một thùng thì tôi nghe tiếng người nói: " Giấy đó của tao, mầy hãy bỏ xuống. Đồ quân ăn cắp." ( That is my cardboard. Sucker) Một gã Mỹ đen từ phía xa chạy xấn lại xô tôi té nhào, hai tay của hắn chộp hai thùng giấy rồi ung dung ra đi và còn nói vói lại " tao cấm mầy không được đến địa điểm này nữa nhé".
Không cần biết hắn nói thứ gì tôi lồm cồm ngồi dậy đẩy xe qua địa điểm khác, nhưng gã Mỹ đen xuất hiện trở lại trên tay hắn cầm một chai bia và miệng chửi luôn mồm có ý kỳ thị người Việt. Và vì thể diện dân tộc tôi đã cho hắn một trận.
Chỉ sau nửa giây khi tiếng chửi của hắn vừa bay ra khỏi miệng thì hắn đã té nhào ra hành lang của tiệm rượu bởi thanh gỗ dùng để chận xe mỗi khi đẩy xe đi thu lượm những vùng đồi. Tôi bổ mạnh vào đầu của hắn một cách bất ngờ, hắn không cơ hội né tránh nên lãnh đủ thanh gỗ dọc từ đầu xuống tới lỗ tai và nói mọi người xung quanh biết rằng, hắn là một tên vừa ăn cướp vừa la làng. Bị té vì đòn đau hắn lồng lộn điên tiết bò dậy định dùng chai bia đánh tôi, nhưng không kịp nữa rồi hắn lại té quỵ xuống trở lại một lần nữa và không thể đứng lên được bởi hai ống quyển của hắn là mục tiêu cho thanh gỗ của tôi. Tôi đập lia đập lịa vào chân của hắn, hắn không kịp phản ứng. Thực tế tôi không có ý định đánh hắn như thế, nhưng vì tính tự ái dân tộc nên tôi cho hắn một bài học để đời rằng là đừng bao giờ xâm phạm đến sắc dân Việt nam đang sống trên đất Mỹ này.
Cảnh sát bắt cả hai về tội gây rối trật tự công cộng. Khi ra khỏi bót cảnh sát sau vài ngày. Tôi tiếp tục thu lượm ve chai.
Một buổi trưa thành phố SF dường như bị bao phủ bởi trận mưa mây và giông nhẹ, do ảnh hưởng cơn bảo số 8 đưa vào từ biển Thái Bình. Mọi người đều sinh hoạt dưới mưa. Những chiếc xe thu lượm giấy thùng vẫn có mặt trên khắp nẻo phố để tìm lấy những tấm giấy được chủ nhân các cơ sở kinh doanh đã xếp sẳn và để một nơi nào đó. Đội quân shopping cart cũng âm thầm chiến đấu dưới mưa. Tôi di chuyển chiếc shopping cart dọc theo con đường Franklin, để thu một số thùng giấy của một cở kinh doanh vừa ném ra đường, bỗng nhiên tôi thấy gã Mỹ đen đi tới cùng người đàn bà cũng da đen. Nghĩ nhanh trong đầu tìm cách đối phó khi hắn nhận diện ra mình là kẻ đánh hắn và hắn sẽ trả thù , nhưng ý nghĩ chỉ là ý nghĩ . Hắn không nhận ra tôi, hắn đi lướt qua tôi và vào một tiệm rượu, ( có lẽ vì hai người đi cùng một cây dù và cũng muốn tranh thủ vào núp mưa nên không để ý đến tôi. )
Tôi rời khỏi khu thương mại trên đường Franklin tiến về phố Nhật. Khi tôi vừa qua khúc quanh đường Geary thì bị một chiếc xe hơi nhỏ ( compact car) đụng vào chiếc shopping cart của tôi . Chiếc shopping cart lật nhào đè trên thân thể của tôi. Sau khi ra khỏi bệnh viện tôi phải đi nạn vì chân trái của tôi vừa được giải phẩu để lấy một cây đinh nhọn . Tưởng bỏ nghề đi tìm nghề khác sau khi khỏi bệnh, nhưng rồi cái nghề thu lượm ve chai này vẫn bám chặt lấy tôi.
NGÔI CHỢ MỸ ĐẦY TRANH CHẤP
California Market là tên một dãy siêu thị của người Mỹ mà giới thu lượm giấy thùng người Việt thường gọi tắt là chợ Mỹ. Chợ tọa lạc trên đường California và chiếm cả một block đường dài trên vùng đồi Fremont. Chợ có hàng ngàn nhân viên làm việc nhiều ca. Có parking rộng đầy đủ phục vụ cho khách hàng. Bạn có thể đứng trên đồi Frement nhìn xuống trong vòng nửa giờ sẽ đánh giá được mức sinh hoạt nhộn nhịp và có thể đoán được sự thu nhập của nó.
Có lẽ vì sức tiêu thụ của khách hàng ở vùng này nên có thể nói, chợ có số lượng giấy thùng thải ra hàng ngày rất lớn và số giấy này nuôi sống nhiều gia đình làm nghề thu lượm giấy nên họ thường tranh nhau để lấy được số giấy thùng của chợ này.
"Ít nhất là 10 chiếc xe truck đến thu lượm giấy thùng chợ CaLi mỗi ngày. Họ là Mễ, Việt hoặc các dân tộc thiểu số khác. Họ canh chừng cửa nhà kho để được lấy số thùng giấy từ nhân viên đưa ra. Cứ mỗi ngày cửa nhà kho của chợ mở cửa hai lần để các nhân viên phục dịch đưa giấy ra các thùng recycle đã được đặt sẵn trong một khu riêng biệt. Giờ giấc mở cửa không theo một lịch trình nào cả có lẽ công việc này do sự sắp xếp của nhân viên. Ít nhất có 10 thùng recycle trong một khu. Chợ có nhiều khu dành cho thùng recycle được thiết kế cẩn thận bao quanh bởi một hàng rào dây thép lưới B 40.
Ông Lâm Lùn cùng vợ là người nhặt giấy thùng bằng xe truck có thâm niên trong nghề, đã tâm sự với ký giả Kiến Nâu . " Ông nhà báo có biết không từ khi tôi nghỉ làm quét dọn cho phòng massage của bà Li li , tôi sang nghề nhặt giấy thùng này cuộc sống của gia đình tôi tương đối yên ổn, tuy nhiên công việc cũng không dễ dàng như sự truyền miệng về cái nghề này. Tôi đã bỏ nhiều công sức và thời gian để xây dựng những "mối" phát triển thêm những điểm lấy giấy thùng. Chỉ tính ở ngôi chợ này thôi, tôi đã có 3 khu vực được phép lấy giấy. Nhưng rồi cũng không thu nhặt hết được bởi nhiều bạn đồng nghiệp đã đánh cắp tất cả.
Người Việt hay người Mễ thu lượm giấy thùng bằng xe truck đều có tham vọng giống nhau là quyết làm sao cho mình được nhiều giấy, do đó của ai mặc kệ ai, có cơ hội là lấy cắp thôi nên việc tranh chấp thường xuyên xẩy ra.
Tôi nhớ mùa đông năm 1998 trời SF thật lạnh, những người không nhà phải khốn đốn lắm mới chịu nổi qua một đêm lạnh, có người đã chết và dĩ nhiên là thi thể được cảnh sát đem đi. Nhưng cũng có những xác chết cho tới ngày hôm sau mới được phát giác do những người lượm giấy thùng .Tôi đã gặp một xác chết nằm co trong ụ giấy của tôi sau chợ và đã báo với cảnh sát. Cảnh sát cho biết người chết là một người đàn ông vô gia cư tuổi 50. Hàng ngày ngoài việc đi ăn xin ra ,ông còn dùng xe shopping cart thu lượm giấy thùng và lon chai để bán độ nhật. Chợ Mỹ là nơi ông thường xuất hiện để nhặt những phế liệu nhẹ và rồi đem bán cho một trạm thu mua gần đó. Lúc ông còn sinh tiền, giới thu lượm ve chai thường hay tránh né ông vì không muốn gây gổ với một người không nhà và hút sách xì ke như ông. Nhưng cũng không có một người thu lượm giấy thùng bằng xe truck nào mà không bị ông cự cãi một vài lần. Ông chết thật tội nghiệp, có người trong giới thu lượm giấy thùng đã mua nhiều hoa và nhang khói đến viếng ông trong nhà quàn.
Như thường lệ 12 giờ trưa, tôi lái xe đến các tụ điểm trong chợ để lấy giấy, nhưng vào ngày X, xe tôi đến nhưng đợi mãi không thấy giấy đâu cả và các nhân viên trong kho bảo rằng đã giao giấy cho người khác là người nhà của tôi. Thật quá ngạc nhiên, tôi tìmviên quản lý chợ để hỏi cho ra sự việc, nhưng không gặp và phụ tá cho tôi biết có người đã bỏ tiền ra mua số giấy này rồi.
Ngày hôm sau, tôi đánh xe đến địa điểm sớm hơn chờ nhân viên mở kho lấy giấy, nhưng không thể lấy được bởi cảnh sát và bảo vệ chợ đã ập đến không cho tôi đậu xe gần cửa kho.
Tôi di chuyển ra khỏi parking lot của chợ và cho xe về hướng phố Tàu mới mà lòng buồn vô hạn.
NỖI ĐAU TRONG NGHỀ THU LƯỢM GIẤY THÙNG
CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG
Một ngày nọ khi thu giấy trên đường California tình cờ tôi gặp một chiếc xe truck chở đầy giấy thùng chết máy nằm ven đường và cảnh sát cũng đang điều động xe thô để di chuyển chiếc xe đi nơi khác. Người lái xe này là một người đàn bà Việt Nam độ tuổi 40, bà mặc một chiếc áo lạnh trùm đầu nên khó nhận diện người quen hay lạ, nhưng với giọng nói tôi đoán được bà ấy tên H chồng bà mới vừa chết sau một tai nạn nghề nghiệp.
Vụ án Ông M người thu lượm giấy thùng chết đã làm chấn động cả thành phố SF vào thập niên 90.
Ông M là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua Mỹ theo diện H.O 9. Oâng gặp bà H lúc hai người cùng đi học ESL và sau đó họ sống với nhau như vợ chồng. Bà H đã có một đời chồng trước khi gặp ông M .
Duy Văn
(bottle) lon nhôm ( cans) cung cấp cho các công ty thu mua phế liệu. Một nghề, tuy được xem như hạ đẳng so với các nghề khác, ấy thế mà lợi tức hàng năm của họ lại khấm khá ra phết.
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NGHỀ NGHIỆP
"Recycle man" là tên người Mỹ bản xứ thường gọi cho những người chuyên đi thu lượm các loại phế liệu như : thùng giấy( cardboard), giấy báo( newspaper), ve chai (bottle) và lon nhôm( cans)…khắp mọi nơi trên các thành phố ở Hoa Kỳ.
Tại San Francisco nghề này đã phát triển nhanh chóng và số người làm nghề này có thời điểm lên khá cao .Tuy không biết được con số chính xác là bao nhiêu, nhưng căn cứ trên số lượt người đến bán phế liệu tại những công ty thu mua thì con số lên hàng trăm người trong mỗi ngày.
Anh T ngụ ở đường Ellis thuộc downtown SF làm nghề này từ khi mới qua Mỹ hai tháng và đến nay đã có 10 năm thâm niên trong nghề. Cùng thời gian ấy đã biến anh trở nên đen đúa, chai sạm và già đi so với số tuổi, nhưng nét mặt luôn vui tươi. Dáng người to, khỏe, xốc vác, hai tay xách gọn 2 bành giấy đã được ép sẵn từ máy ép giấy của một nhà hàng, vừa nói chuyện anh vừa sắp xếp gọn lại những tấm giấy thùng có khổ lớn để khỏi phải chiếm quá nhiều chỗ trong thùng xe ( bởi xếp gọn chặt chừng nào xe chở được nhiều giấy chừng ấy) . "Xếp giấy cũng phải có nghệ thuật, nếu không biết cách xếp thì một chiếc xe truck to chỉ chở vài chục tấm giấy thì đã đầy rồi. Nhưng nếu biết cách xếp thì dù có cả trăm tấm cũng chở hết". Anh T nói với ký giả Kiến Nâu của Tuần Báo Đời San Jose như thế. Đưa tay lên trán quẹt những giọt mồ hôi anh T tâm sự: " Tôi làm nghề này là vì tôi muốn có sự độc lập, trên phương cách làm việc bởi nó không ràng buộc giờ giấc cũng như bị quản lý bởi một ai. Trước đây, khi mới qua Mỹ tôi làm công cho một nhà hàng chủ là người Việt Nam sang Mỹ vào năm 1975 sau khi miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm. Bà Kim Anh là tên các người làm công thường gọi đến bà trong lúc làm việc, còn tên thật của bà tôi thực sự không biết, nghe đồn trước bà là vợ của một quan chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có nhiều biệt thự sang trọng trên Đà Lạt cũng như đất đai trồng cà phê ở Ban Mê Thuột.
Ở nhà hàng công việc của tôi là rửa chén và dọn dẹp, lau chùi các bồn cầu trong nhà vệ sinh, việc làm này được một tháng thì chủ cho nghỉ việc bởi sau vụ tôi làm bể một chiếc dĩa kiểu lớn trong lúc rửa chén.
Một buổi chiều lòng tôi thật buồn, buồn hơn là những đám mây đen đang lơ lững trên bầu trời thành phố SF. Nhận 200 trăm đồng tiền mặt cho nửa tháng tiền lương từ tay bà Kim Anh tôi bước ra khỏi nhà hàng MG rảo bước trở về căn apartment đã mướn vội khi mới vừa qua Mỹ. Về đến căn phòng tôi nằm dài trên sàn gỗ mà đầu óc nghĩ ngợi lung tung. Nhiều lúc tôi tội nghiệp cho con người của tôi; đã hơn quá nửa đời người mà không có được một sự nghiệp. Suốt một thời làm việc tận tụy cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng không có được một cục đất giục chim hay căn nhà lá để ở mà toàn ở nhà mướn hay ở ké nhà cha mẹ ruột.
Đến Mỹ tưởng đã thoát khỏi tình cảnh khe khắt của cuộc đời nào ngờ việc ở nhà mướn lại tái diễn . "Hội chứng thuê nhà" đè nặng trên trí não tôi đưa tôi đến sự phiền muộn .
Sau khi nghỉ việc ở nhà hàng, tôi có ý định không làm bất cứ nghề gì cho một ai nữa. Đi học lấy bằng cấp để rồi làm việc cho chính quyền Mỹ? Không, thật tình mà nói tôi không có cao vọng đó. Tôi chỉ muốn là một người bình thường và có một nghề nghiệp độc lập phù họp với số tuổi, làm con lạc đà chuyên chở tải hàng hóa để nuôi sống một gia đình 5 con và một vợ mới vừa đến Mỹ theo diện bảo lãnh của thân nhân mà tiền trợ cấp chỉ có võn vẹn trong vòng 8 tháng, sau đó phải hoàn toàn tự túc. Thế rồi nguyện ước nhỏ nhen kia như có sự phù trợ của bề trên . Một buổi sángï trên đường ra quán cà phê Tú Kim tôi gặp một chiếc xe truck nhỏ trên xe đầy giấy thùng đậu trên đường Eddy trông thật kỳ quái, bởi ngoài những thùng giấy đã được xếp ngăn nắp cao khỏi hai thành tuồng làm bằng hai tấm ván gỗ thông sần sùi không một chút thẩm mỹ, đinh ốc bắt thô sơ, còn có một số dây thừng buộc chằng chịt quanh lớp giấy như dây bó một đòn bánh tét. Trong phòng lái là một người đàn ông da đen sẫm, hỏi ra mới biết tên ông là C người Việt gốc Miên quê ở Trà Vinh. Ông C làm nghề thu lượm giấy thùng từ năm 1889 khi ông và gia đình từ Boston chuyển sang sống nơi thành phố SF này. Với cái nghề "không ai muốn làm này" qua 5 năm ông C đã mua đứt một ngôi nhà 4 phòng trên đường Filbert đoạn trên đồi của thành phố SF, đồng thời nuôi 3 người con đang học đại học.
Theo lời ông bà xưa thường nói: " Thà cho mượn vàng chứ ai dẫn đàng đi buôn", nhưng với ông C thì khác, không những ông không dấu diếm những thủ thuật trong nghề thu lượm giấy mà còn chỉ cách thức,giúp đỡ và cung cấp phương tiện làm ăn cho những ai muốn làm cái nghề "bất đắc dĩ này". " Nếu anh muốn làm nghề này thì phải theo tôi học cách thu lượm giấy thùng 3 ngày mỗi tuần, đến khi nào anh thành thục biết rõ cách thức mở và xếp thùng giấy vào trong xe nhanh gọn cũng như biết tất cả những địa điểm thu mua phế liệu thì tôi sẽ cho anh mượn tiền mua một chiếc xe truck làm ăn với người ta. Cái nghề này thấp hèn trong xã hội lắm hơn nữa làm bằng tay chân dầm mưa dãi nắng cực khổ nhưng bù lại sự thu nhập khá cao". Ông C nói như vậy.
Lời nói của ông C có vẻ thành thật và như mời mọc một người vừa đến Mỹ không việc làm như tôi và tôi đã nhập cuộc không do dự.
Sau khi thực tập cách thức lượm và xếp giấy khá rành rẽ với ông C, tôi bắt đầu hành nghề.
Ngày đầu tiên bắt tay vào nghề tôi thật vất vả vì vừa không biết đường đi vừa không biết chỗ nào có giấy để thu lượm, mặc dầu ông C đã nhường lại cho tôi một số điểm giấy của ông. Tôi cứ lẩn quẩn trên một vài con đường quen thuộc trong thành phố và một số nhà hàng và chỉ thu nhặt được loại thùng giấy nhỏ đựng rau quảû hay sữa thường nhẹ, mỏng không dầy, không nặng nên cả một xe truck đầy giấy mà không được bao nhiêu tiền , nhưng cũng không thất vọng cho một ngày lao động. Thế rồi công việc dần dần được cải tiến, tôi đã quen thuộc đường xá và một số tụ điểm có nhiều giấy nên việc thu nhập tương đối khả quan.
Hiện nay, tôi có hai ngôi nhà và một nhà hàng phở trong vùng Sunset, nhưng tôi vẫn không bỏ nghề này.
Tôi nghĩ tới ngày xưa chú Hỏa là người giầu nhất Sàigon và hầu như cả miền Nam. Ngôi nhà đồ sộ nguy nga của chú Hỏa nằm chiếm cả một khu vực rộng lớn gần 200 hécta ở quận Nhì chiếm cả khu tứ giác Phó Đức Chính - Nguyễn Công Trứ - Hồ Văn Ngà - Calmette . Hơn thế nữa, đa số phố lầu, nhà cửa đất đai ở vùng quận Nhì đều là tài sản của chú Hỏa. Cả chợ Bến Thành cũng được xây cất phần lớn bằng tiền của chú Hỏa là một bằng chứng hiển nhiên về sự thành công giầu có của nghề thu mua phế liệu, nên tôi đã không ngần ngại làm nghề thu lượm giấy thùng và phế liệu khi qua Mỹ được 3 tháng. Đó là lời tâm sự của anh H khi được hỏi: Tại sao anh chọn nghề thu nhặt phế liệu của ký giả Kiến Nâu Tuần Báo Đời San Jose.
Năm 1993 anh H định cư tại SF, Hoa Kỳ theo diện H.O.Với đồng tiền trợ cấp ban đầu của chính quyền Mỹ không thể tạm đủ cho cuộc sống với quá nhiều nhu cầu như gia đình anh, nên tất cả những người trong gia đình phải tìm kiếm việc làm. Anh H thực hiện những suy nghĩ của mình. Anh mua một chiếc xe truck bằng số tiền đã dành dụm được trong những năm tháng ăn eo phe và rồi lên đường chiến đấu với " lũ rác rến, giấy thùng".
Qua 5 năm lăn lộn trong nghề gia đình anh H đã thở phào một cách nhẹ nhõm khi không còn một ai trong gia đình than phiền rằng ở nhà chật chội, nhà gì như là một ổ chuột nữa. Anh H đã dời ra khu ngoại ô thành phố SF tậu một cái nhà 5 phòng ngủ khá xinh xắn trên đường Gabiel, khu dành cho những người Mỹ trắng.
Trong một dịp làm phóng sự cho cộng đồng SF về hội chợ Xuân Quý Mùi , ký giả Kiến Nâu quá đổi ngạc nhiên khi thấy H đang ngồi cùng với một người đàn bà trẻ trên chiếc xe Mercedes mui trần loáng bóng. Gặp lại ký giả Kiến Nâu H nhận ngay ra người cách đây vài năm đã phỏng vấn mình về nghề lượm giấy. Trong chén thù chén tạc, H nói : " Tôi đã thoát khỏi những túng quẫn ban đầu khi mới đặt chân qua đất Mỹ. Giờ đây ngoài căn nhà xinh xắn ở đường Gabiel tôi còn có phòng bán đồ trang trí ở phố Tàu mới . Tôi nghĩ đây là do công sức làm việc cộng với sự may mắn trong nghề thu lượm giấy thùng trong thời gian qua của tôi. Ngày trước theo hiểu biết thì việc làm giàu của chú Hỏa cũng có sự may mắn. Dân gian truyền khẩu rằng: Có một ông Tây qua Nam kỳ làm ăn. Trong một thời gian dài, ông ta đã tom góp được một số tài sản rất lớn. Trong một tai nạn đột xuất, ông chết mà chẳng kịp trăn trối lại cho con cháu, vì vợ con ông ta sống ở Pháp. Luật sư yêu cầu con cái ông ta sang Việt Nam thừa kế di sản của người cha quá cố.
Người con này không có ý định tiếp tục sống ở Việt Nam nên cho phát mãi hết tài sản của cha mình. Tài sản này rất lớn, gồm nhà cửa, đồn điền, cơ sở kinh doanh và một số tiền lớn gởi ở ngân hàng. Người con bán tất cả đồ trong nhà, vì người chủ mới không muốn sử dụng đồ đạc của người chết.
Lúc đó chú Hỏa đang mua bán ve chai, chú bèn đến thầu mua tất cả những đồ lặt vặt ấy. Trong số những đồ đạc linh tinh này, có một số tấm thảm trải nền nhà đã cũ nhưng còn xài được . Chú Hỏa đem tấm thảm chải bụi sạch định để bán lại thì khám phá ra cả một tài sản to lớn gồm vàng lá, tiền vàng, giấy bạc loại lớn và một số kim cương được ngụy trang lót giữa hai lần tấm thảm. Có số tiền " từ trên trời rơi xuống" này,chú Hỏa bắt đầu mua sắm nhà cửa, đất đai, xây nhà cho thuê, đầu tư kinh doanh và trở thành người giàu tiếng tăm nhất trong giới người Hoa tại thành phố Sàigon Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20. (1) Tôi không có được sự may mắn hốt trọn gói một số tiền kết sù như chú Hỏa nhưng trong thời gian qua với nghề nghiệp lượm thùng giấy bất đắc dĩ này tôi cũng có được những may mắn nhất định để có được tài sản như hôm nay.
Số là trong một lần đánh xe đi lấy giấy ở khu Sunset, khi xe chạy qua khỏi khu rừng thông thơ mộng của thành phố SF tôi bất chợt nghe tiếng kêu của một người xen qua tiếng gió hú. Vì tốc độ xe cũng tương đối khá cao 45miles / giờ nên khó phân biệt được tiếng kêu của đàn ông hay đàn bà. Qua kính chiếu hậu của xe, tôi chỉ thấy một người đang lái chiếc xe Lexus màu kem chạy đuổi phía sau xe tôi vẫy tay như ra hiệu cho tôi ngừng lại.( vì khu vực đó cấm dùng còi nên không thể dùng còi để ra hiệu) Tôi hạ tốc độ xuống còn 30 miles, và sang lane phải để có thể ngừng lại bất ngờ. Khoảng cách giữa tôi và người kia ngắn lại sau 5 phút /giờ rượt đuổi, chiếc Lexus đã ở vị trí song song với xe tôi. Trên xe là một người đàn ông ngoại quốc mặc chiếc sơ mi màu vàng ,bên cạnh là một người đàn bà trạc tuổi 30 mặc chiếc áo lụa màu trắng hở cổ để lộ nguyên phần da trắng mịn màng cùng với nửa hai "quả đồi tội lỗi".
Tôi cho xe tấp sát vào lề và ngừng lại. Chiếc xe Lexus màu kem vượt qua khỏi đầu xe tôi, rồi cũng ngừng. Hai xe cách nhau vài mét nên càng thấy rõ khuôn mặt cũng như thân thể của người đàn bà. Được ăn vận trong một bộ đồ dành cho dạ tiệc Bà Nicole không thể nào không làm cho biết bao đấng mày râu buộc phải ném mắt nhòm ngó. Trước nhất là khuôn mặt trái xoan với mũi dọc dừa tuyệt diễm. Bà Nicole đang làm tăng vẻ đẹp mỗi khi cười. Và " hai quả đồi tội lỗi" là vị trí gợi kích cảm nhất của giới đàn ông mỗi khi nhìn bà.
Theo sau Ông Jimmy bà Nicole gật đầu chào tôi và nói rằng : được hân hạnh biết tôi và cũng xin lỗi về việc chồng bà ông Jimmy đã gọi tôi một khoảng xa dài ngoài đường phố vì không thể dùng còi để ra dấu hiệu bảo ngừng. Ông Jimmy xin phép được chen vào giữa câu chuyện vợ ông và tôi. Ông nói hiện ông là giám đốc của một công ty chuyên sản xuất giấy cung cấp cho văn phòng phẩm và dụng cụ học sinh ở Balboa. Công ty của ông sắp di chuyển đi Nhật Bản và có ý nhờ tôi giúp hộ dọn trống kho giấy trắng và computer đã quá khổ mà khách hàng không nhận. Nếu tôi đồng ý ông sẽ đưa tôi đến công ty của ông để quan sát rồi thực hiện việc thu nhặt.
Thời điểm đó là vào tháng giêng năm 1998, giá thu mua phế liệu bỗng nhiên tăng vọt, các công ty thu mua cạnh tranh với nhau ráo riết và nâng giá giấy các loại lên đến kỷ lục và còn cho nhiều bonus cho người đến bán hàng.
Theo thống kê của một cơ sở thu mua phế liệu ở Pier 49 ( cảng SF) giá chính thức cho một ton giấy computer ( 2000 pounds) vào khoảng 500 đến 600 đô la vì loại giấy này được xem là giấy cao cấp có thể tái chế nhanh mà ít tốn kém hoặc đem sử dụng lại cho những cơ sở thương mại nhỏ trên đất Mỹ hay xuất cảng sang các nước đang phát triển vùng Á Châu.
Giấy thùng cũng lủi thủi tiến sau giấy trắng, giấy màu và sau cùng là giấy báo (news paper) cũng chiếm một vị trí giá trị trong nhóm phế liệu là 120 đô la cho 1 ton.
Thành phố SF được xếp loại là một trong những thành phố có mức ô nhiễm cao ( theo Thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải Liên Bang năm 1999 ) so các thành phố khác của Mỹ, nhưng lại càng ô nhiễm hơn khi trên địa bàn thành phố có thêm khoảng 200 chiếc xe truck nhỏ lớn chở giấy thùng và những loại phế liệu khác, chưa kể những xe du lịch của những người các sắc tộc khác như Phi Luật Tân, Đại hàn , Tàu , Mễ, Campuchia, Lào v.v. Họ là những nhân viên trong làm việc trong các cơ sở hay công ty ngụ trên địa bàn thành phố. Sau giờ làm việc họ tranh thủ kiếm một ít giấy thùng hoặc giấy trắng đem bán để tăng thêm phần thu nhập cho cá nhân hoặc gia đình. Đó là chưa kể đến hàng trăm người không có phương tiện chuyên chở họ dùng những xe của những siêu thị ( shopping cart) để thu nhặt giấy thùng hay chai lọ. Chiếm đa số trong thành phần là người Mỹ đen hoặc những người homeless.
Ông Jimmy đưa tôi đến xem một nhà kho thuộc công ty của ông trên đường Ocean, vùng mạn đông của thành phố SF. Nhà kho không được lớn lắm, trước đây là một cái phòng làm việc cho khoảng 20 nhân viên, nhưng không biết lý do gì công ty cung cấp gỗ sàn nhà lấy làm nhà kho và khi công ty giấy của ông Jimmy đến thuê vẫn sử dụng phòng này chứa giấy.
Giấy các loại chứa từ sàn cao đến trần, phần lớn là giấy cuộn và giấy computer. Ông trao cho tôi một chiếc chìa khóa dùng mở một chiếc hộp trong đó có cần điều khiển của chiếc máy đẩy, ( push up machine) khi người ta gặt mạnh cần này thì những cuộn giấy trên cao sẽ từ từ đưa vào một sợi dây sên ( chain) từ đó sên đưa những cuộn giấy ra gần nơi cửa cho nhân công bốc vác.
Hai cuộn giấy lớn nhất đã được hạ xuống và nằm ngay trước cửa kho khi tôi vừa gặt chiếc cần trong hộp. Ông Jimmy nói: "ông cho xe tải vào tới cửa kho tôi sẽ cho người giúp ông đưa nó lên xe, chỉ có hai thứ này là nặng và khó di chuyển còn thứ khác thì là những giấy rời dễ nhặt và vận chuyển bình thường ".
Hai người nhân công Mễ có mặt khi tôi vừa lái chiếc truck của tôi vào cửa. Cả hai thanh niên này đều mới vừa qua Mỹ 6 tháng họ làm với ông Jimmy với tính cách một công nhật, nghĩa là có làm có ăn, không làm không ăn, làm bao nhiêu ăn bao nhiêu, làm ít ăn ít, làm nhiều ăn nhiều. Dĩ nhiên họ không có những phúc lợi nào của công ty dành cho ngoại trừ họ làm thêm giờ.
Sau ba ngày dọn sạch giấy trong kho, ông Jimmy gặp lại tôi đưa cho một tấm ngân phiếu 300 đô la gọi là trả thù lao cho việc dọn dẹp kho của ông và từ biệt về Nhật. Tôi cố tình quan sát coi có bà Nicole đến công ty trong những ngày tôi dọn dẹp kho giấy ở đó, nhưng đã không thấy bà, lòng tôi hơi se lại nghĩ tới chuyện vu vơ.
Qua chuyến dọn kho cho ông Jimmy tôi đã học được nhiều giá trị trong đời sống cần lao và luôn nghĩ đến câu " tận nhân lực tri thiên mệnh". Ông Trời sẽ không bất công với một ai biết đem sức mình ra đổi lấy cơm áo. Bài học này cũng chẳng dành riêng cho sắc tộc nào hễ chịu khó làm việc thì ắc hẳn có kết quả. Ông vua không ngai của vương quốc Chợ Lớn Trần Thành đã trả lời cho mọi người về tính làm việc cần mẫn siêng năng. Từ một cậu thanh niên chuyên đi rửa thùng xúc bọng mà sau này có tài sản lên đến hàng tỷ đồng.
NGHỀ THU LƯỢM VE CHAI CŨNG LẮM NHIÊU KHÊ
Bên cạnh những người thành đạt trong nghề thu lượm ve chai, cũng có người khổ sở vì nghề này. Từ những nhà kinh doanh nhỏ ( buôn bán ngoài chợ trời) họ đã bỏ nghề chuyển sang nghề thu lượm ve chai, có những người bỏ ra số tiền khá lớn sắm sửa những phương tiện chuyên chở để cùng cả gia đình hành nghề, nhưng không mấy khấm khá.( ở đây chỉ nói đến những người đi thu lượm ve chai, chứ không nói đến những người thu mua ve chai trên đất Mỹ)
Nạn giành giựt giấy thùng.
Buổi sáng thức dậy sớm và ra khu phố X trên đường Market SF, bạn sẽ thấy một đoàn 5 đến 10 người đẩy những chiếc xe Shopping cart trên xe chứa đầy giấy thùng và những vật phế liệu khác. Họ nhắm hướng trạm thu mua cứ thế mà đi, họ cười nói những ngôn ngữ khác nhau, nhưng khi giao tiếp với nhau tiếng Anh vẫn là chính. Ký giả Kiến Nâu đã gặp một người Việt Nam có mặt trong đoàn . Qua thăm hỏi ông Tân cho biết: ông đến Mỹ từ năm 1999, khi đến Mỹ 8 tháng vợ ông đã ly dị và lấy một người đàn ông khác. Hai đứa lớn cũng bỏ ông đi lập nghiệp tiểu bang xa. Không còn người thân nào bên cạnh, ông sống đời cô độc và phải lo mọi thứ. Ông xin việc nhiều nơi , nhưng không có một cơ quan nào nhận bởi lý do ông lớn tuổi. Và để có tiền sinh hoạt cũng như giải quyết vấn đề nhà mướn, ông buộc phải lao vào cái nghề hạ đẳng này.
Ông Tân vén ống quần lên chỉ cho ký giả Kiến Nâu một vết sẹo vừa mới lành và nói: "đây là hậu quả của những ngày đầu thu lượm giấy thùng bằng xe Shopping cart. Nếu ông ký giả muốn biết tôi sẽ kể cho nghe."
- Vâng, ông cứ tự nhiên.
" Sự việc xẩy ra vào một buổi chiều mùa đông năm 1989, khi tôi đang đẩy chiếc xe shopping cart băng qua đường Eddy thuộc vùng downtown thành phố SF đến một tiệm Liquor lấy số giấy thùng đã được chủ tiệm xếp sẳn để ngoài hàng hiên. Tôi vừa cúi người nhặt một thùng thì tôi nghe tiếng người nói: " Giấy đó của tao, mầy hãy bỏ xuống. Đồ quân ăn cắp." ( That is my cardboard. Sucker) Một gã Mỹ đen từ phía xa chạy xấn lại xô tôi té nhào, hai tay của hắn chộp hai thùng giấy rồi ung dung ra đi và còn nói vói lại " tao cấm mầy không được đến địa điểm này nữa nhé".
Không cần biết hắn nói thứ gì tôi lồm cồm ngồi dậy đẩy xe qua địa điểm khác, nhưng gã Mỹ đen xuất hiện trở lại trên tay hắn cầm một chai bia và miệng chửi luôn mồm có ý kỳ thị người Việt. Và vì thể diện dân tộc tôi đã cho hắn một trận.
Chỉ sau nửa giây khi tiếng chửi của hắn vừa bay ra khỏi miệng thì hắn đã té nhào ra hành lang của tiệm rượu bởi thanh gỗ dùng để chận xe mỗi khi đẩy xe đi thu lượm những vùng đồi. Tôi bổ mạnh vào đầu của hắn một cách bất ngờ, hắn không cơ hội né tránh nên lãnh đủ thanh gỗ dọc từ đầu xuống tới lỗ tai và nói mọi người xung quanh biết rằng, hắn là một tên vừa ăn cướp vừa la làng. Bị té vì đòn đau hắn lồng lộn điên tiết bò dậy định dùng chai bia đánh tôi, nhưng không kịp nữa rồi hắn lại té quỵ xuống trở lại một lần nữa và không thể đứng lên được bởi hai ống quyển của hắn là mục tiêu cho thanh gỗ của tôi. Tôi đập lia đập lịa vào chân của hắn, hắn không kịp phản ứng. Thực tế tôi không có ý định đánh hắn như thế, nhưng vì tính tự ái dân tộc nên tôi cho hắn một bài học để đời rằng là đừng bao giờ xâm phạm đến sắc dân Việt nam đang sống trên đất Mỹ này.
Cảnh sát bắt cả hai về tội gây rối trật tự công cộng. Khi ra khỏi bót cảnh sát sau vài ngày. Tôi tiếp tục thu lượm ve chai.
Một buổi trưa thành phố SF dường như bị bao phủ bởi trận mưa mây và giông nhẹ, do ảnh hưởng cơn bảo số 8 đưa vào từ biển Thái Bình. Mọi người đều sinh hoạt dưới mưa. Những chiếc xe thu lượm giấy thùng vẫn có mặt trên khắp nẻo phố để tìm lấy những tấm giấy được chủ nhân các cơ sở kinh doanh đã xếp sẳn và để một nơi nào đó. Đội quân shopping cart cũng âm thầm chiến đấu dưới mưa. Tôi di chuyển chiếc shopping cart dọc theo con đường Franklin, để thu một số thùng giấy của một cở kinh doanh vừa ném ra đường, bỗng nhiên tôi thấy gã Mỹ đen đi tới cùng người đàn bà cũng da đen. Nghĩ nhanh trong đầu tìm cách đối phó khi hắn nhận diện ra mình là kẻ đánh hắn và hắn sẽ trả thù , nhưng ý nghĩ chỉ là ý nghĩ . Hắn không nhận ra tôi, hắn đi lướt qua tôi và vào một tiệm rượu, ( có lẽ vì hai người đi cùng một cây dù và cũng muốn tranh thủ vào núp mưa nên không để ý đến tôi. )
Tôi rời khỏi khu thương mại trên đường Franklin tiến về phố Nhật. Khi tôi vừa qua khúc quanh đường Geary thì bị một chiếc xe hơi nhỏ ( compact car) đụng vào chiếc shopping cart của tôi . Chiếc shopping cart lật nhào đè trên thân thể của tôi. Sau khi ra khỏi bệnh viện tôi phải đi nạn vì chân trái của tôi vừa được giải phẩu để lấy một cây đinh nhọn . Tưởng bỏ nghề đi tìm nghề khác sau khi khỏi bệnh, nhưng rồi cái nghề thu lượm ve chai này vẫn bám chặt lấy tôi.
NGÔI CHỢ MỸ ĐẦY TRANH CHẤP
California Market là tên một dãy siêu thị của người Mỹ mà giới thu lượm giấy thùng người Việt thường gọi tắt là chợ Mỹ. Chợ tọa lạc trên đường California và chiếm cả một block đường dài trên vùng đồi Fremont. Chợ có hàng ngàn nhân viên làm việc nhiều ca. Có parking rộng đầy đủ phục vụ cho khách hàng. Bạn có thể đứng trên đồi Frement nhìn xuống trong vòng nửa giờ sẽ đánh giá được mức sinh hoạt nhộn nhịp và có thể đoán được sự thu nhập của nó.
Có lẽ vì sức tiêu thụ của khách hàng ở vùng này nên có thể nói, chợ có số lượng giấy thùng thải ra hàng ngày rất lớn và số giấy này nuôi sống nhiều gia đình làm nghề thu lượm giấy nên họ thường tranh nhau để lấy được số giấy thùng của chợ này.
"Ít nhất là 10 chiếc xe truck đến thu lượm giấy thùng chợ CaLi mỗi ngày. Họ là Mễ, Việt hoặc các dân tộc thiểu số khác. Họ canh chừng cửa nhà kho để được lấy số thùng giấy từ nhân viên đưa ra. Cứ mỗi ngày cửa nhà kho của chợ mở cửa hai lần để các nhân viên phục dịch đưa giấy ra các thùng recycle đã được đặt sẵn trong một khu riêng biệt. Giờ giấc mở cửa không theo một lịch trình nào cả có lẽ công việc này do sự sắp xếp của nhân viên. Ít nhất có 10 thùng recycle trong một khu. Chợ có nhiều khu dành cho thùng recycle được thiết kế cẩn thận bao quanh bởi một hàng rào dây thép lưới B 40.
Ông Lâm Lùn cùng vợ là người nhặt giấy thùng bằng xe truck có thâm niên trong nghề, đã tâm sự với ký giả Kiến Nâu . " Ông nhà báo có biết không từ khi tôi nghỉ làm quét dọn cho phòng massage của bà Li li , tôi sang nghề nhặt giấy thùng này cuộc sống của gia đình tôi tương đối yên ổn, tuy nhiên công việc cũng không dễ dàng như sự truyền miệng về cái nghề này. Tôi đã bỏ nhiều công sức và thời gian để xây dựng những "mối" phát triển thêm những điểm lấy giấy thùng. Chỉ tính ở ngôi chợ này thôi, tôi đã có 3 khu vực được phép lấy giấy. Nhưng rồi cũng không thu nhặt hết được bởi nhiều bạn đồng nghiệp đã đánh cắp tất cả.
Người Việt hay người Mễ thu lượm giấy thùng bằng xe truck đều có tham vọng giống nhau là quyết làm sao cho mình được nhiều giấy, do đó của ai mặc kệ ai, có cơ hội là lấy cắp thôi nên việc tranh chấp thường xuyên xẩy ra.
Tôi nhớ mùa đông năm 1998 trời SF thật lạnh, những người không nhà phải khốn đốn lắm mới chịu nổi qua một đêm lạnh, có người đã chết và dĩ nhiên là thi thể được cảnh sát đem đi. Nhưng cũng có những xác chết cho tới ngày hôm sau mới được phát giác do những người lượm giấy thùng .Tôi đã gặp một xác chết nằm co trong ụ giấy của tôi sau chợ và đã báo với cảnh sát. Cảnh sát cho biết người chết là một người đàn ông vô gia cư tuổi 50. Hàng ngày ngoài việc đi ăn xin ra ,ông còn dùng xe shopping cart thu lượm giấy thùng và lon chai để bán độ nhật. Chợ Mỹ là nơi ông thường xuất hiện để nhặt những phế liệu nhẹ và rồi đem bán cho một trạm thu mua gần đó. Lúc ông còn sinh tiền, giới thu lượm ve chai thường hay tránh né ông vì không muốn gây gổ với một người không nhà và hút sách xì ke như ông. Nhưng cũng không có một người thu lượm giấy thùng bằng xe truck nào mà không bị ông cự cãi một vài lần. Ông chết thật tội nghiệp, có người trong giới thu lượm giấy thùng đã mua nhiều hoa và nhang khói đến viếng ông trong nhà quàn.
Như thường lệ 12 giờ trưa, tôi lái xe đến các tụ điểm trong chợ để lấy giấy, nhưng vào ngày X, xe tôi đến nhưng đợi mãi không thấy giấy đâu cả và các nhân viên trong kho bảo rằng đã giao giấy cho người khác là người nhà của tôi. Thật quá ngạc nhiên, tôi tìmviên quản lý chợ để hỏi cho ra sự việc, nhưng không gặp và phụ tá cho tôi biết có người đã bỏ tiền ra mua số giấy này rồi.
Ngày hôm sau, tôi đánh xe đến địa điểm sớm hơn chờ nhân viên mở kho lấy giấy, nhưng không thể lấy được bởi cảnh sát và bảo vệ chợ đã ập đến không cho tôi đậu xe gần cửa kho.
Tôi di chuyển ra khỏi parking lot của chợ và cho xe về hướng phố Tàu mới mà lòng buồn vô hạn.
NỖI ĐAU TRONG NGHỀ THU LƯỢM GIẤY THÙNG
CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG
Một ngày nọ khi thu giấy trên đường California tình cờ tôi gặp một chiếc xe truck chở đầy giấy thùng chết máy nằm ven đường và cảnh sát cũng đang điều động xe thô để di chuyển chiếc xe đi nơi khác. Người lái xe này là một người đàn bà Việt Nam độ tuổi 40, bà mặc một chiếc áo lạnh trùm đầu nên khó nhận diện người quen hay lạ, nhưng với giọng nói tôi đoán được bà ấy tên H chồng bà mới vừa chết sau một tai nạn nghề nghiệp.
Vụ án Ông M người thu lượm giấy thùng chết đã làm chấn động cả thành phố SF vào thập niên 90.
Ông M là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua Mỹ theo diện H.O 9. Oâng gặp bà H lúc hai người cùng đi học ESL và sau đó họ sống với nhau như vợ chồng. Bà H đã có một đời chồng trước khi gặp ông M .
Duy Văn