T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Đạo diễn Hải Ninh thuộc thế hệ đạo diễn đầu tiên được đạo tạo của miền bắc Việt Nam
Tang lễ đạo diễn điện ảnh, NSND Hải Ninh diễn ra sáng thứ Năm, 7/2/2013 (tức 27/12 âm lịch), tại Hà Nội.
Đạo diễn Hải Ninh qua đời lúc 5h50 sáng ngày 5/2/2013 tại bệnh viện Hữu Nghị, sau một thời gian dài bị bệnh ung thư tuyến tụy, hưởng thọ 82 tuổi.
Gia đình cho biết ông bị hạ đường huyết dẫn tới hôn mê và được đưa đi cấp cứu nhưng đã qua đời sau 10 ngày nằm viện.
Tên tuổi ông gắn liền với những bộ phim nổi tiếng được nhiều thế hệ ưa thích như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu, Đất mẹ, Đêm hội Long Trì và Thành phố lúc rạng đông.
Sinh ngày 31/12/1931 tại Thanh Hóa, và là trong số 17 đạo diễn đầu tiên của miền Bắc được Nga đào tạo, ông Hải Ninh đã để lại một khối lượng các tác phẩm điện ảnh không nhỏ trong đó nhiều bộ phim đoạt các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Một đặc điểm nổi bật ở ông được nhiều đồng nghiệp và giới nghệ sĩ nhắc tới là niềm đam mê điện ảnh. Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, một người đã tham gia nhiều phim do ông Hải Ninh làm đạo diễn ngày từ những năm tháng đầu tiên hai người khởi nghiệp, đã nghẹn ngào khi nhắc tới ông.
Với bà, ông là một đạo diễn "có tài khơi gợi để các diễn viên có thể phát huy hết khả năng của mình" và bà đã vô cùng biết ơn người đạo diễn đã giúp bà trên con đường sự nghiệp, mà với bà "nỗi buồn, nỗi đau trước sự ra đi của ông là không gì có thể nói hết được".
Vẫn theo bà Trà Giang, ông là một người đam mê công việc, yêu điện ảnh, và chính vì niềm đam mê đó, ông đã làm việc cho tới những ngày cuối đời, kể cả khi đau đớn do bệnh tật, vì muốn hoàn thành bản thảo cuốn sách viết về các diễn viên Việt Nam.
Đạo diễn nói về Đạo diễn
Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm là một trong những phim thành công nhất của đạo diễn Hải Ninh
Đây cũng là điều nữ đạo diễn - NSND Bạch Diệp, một người cũng thế hệ với ông Hải Ninh nói về ông khi trả lời BBC Việt Ngữ.
"Ông là người rất tâm huyết với nghề, rất cẩn thận, rất chu đáo với nghề. Niềm đam mê của anh ấy đặc biệt lắm. Phim của đạo diễn Hải Ninh ra là rất chu đáo, không có những hạt sạn, không có những không hợp lý, vì đã được suy nghĩ rất kỹ càng.
"Ông là một người yêu nghệ thuật, yêu nghề và đối với anh em thì tận tình tận nghĩa, trông coi đoàn làm phim như gia đình của mình. Vì vậy ông Hải Ninh rất được anh em trong đoàn làm phim rất quý. Bạn bè ông cũng rất quý và ngưỡng mộ cách làm việc của ông. Những bộ phim của ông được người xem yêu thích và được ghi nhận là thành công," đạo diễn Bạch Diệp nói.
Vẫn theo bà Bạch Diệp, lý do thành công của đạo diễn Hải Ninh có lẽ là do "ngay từ khâu kịch bản ông đã làm rất kỹ, và chắc là ông phải yêu kịch bản đó, suy nghĩ kỹ và khi viết phân cảnh đã viết rất kỹ càng, do đó khi phim ra không bị khập khễnh, không có những sai sót đang tiếc.
"Thành công của ông Hải Ninh là do bản tính cẩn thận, và còn do am hiểu nghệ thuật, am hiểu cuộc sống với những nhân vật trong phim có vốn sống và có hiểu biết cho nên nó tác động đến người xem. Và người xem chấp nhận cũng do tố chất nghệ thuật trong ông Hải Ninh," đạo diễn Bạch Diệp chia sẻ.
"Cặp bài trùng" Hải Ninh - Hoàng Tích Chỉ
Ông Hoàng Tích Chỉ, một trong số những nhà biên kịch hàng đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam, người cùng với đạo diễn Hải Ninh, vẫn được mệnh danh là "cặp bài trùng" vì đã cùng làm việc với nhau suốt mấy chục năm trời, kể với BBC Việt Ngữ:
"Chúng tôi cùng học trường điện ảnh Nga, gặp nhau rồi rủ rín nhau đi làm phim. Đó là vào khoảng năm 1965, cái thời Mỹ đánh rộng ra thành phố Vinh. Hai người chúng tôi hai cái xe đạp vào Quảng Bình Vĩnh Linh để làm phim, viết kịch bản. Từ đấy chúng tôi liên tục làm với nhau hết Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm, rồi tới Em bé Hà Nội và sau năm 1975 chúng tôi làm Thành phố lúc rạng đông và cũng viết với nhau phim Mối tình đầu.
"Vậy là suốt từ năm 1965 tôi với anh ấy cùng làm phim với nhau. Tôi viết kịch bản, anh ấy đạo diễn. Chúng tôi kết bạn với nhau và thân quý nhau như anh em vậy."
Theo ông Hoàng Tích Chỉ sự gắn bó của hai ông có lẽ một phần xuất phát từ hoàn cảnh gia đình nhưng chủ yếu đều là những người tâm huyết với nghề, với điện ảnh.
"Anh ấy đi bộ đội, sau này là một đạo diễn giỏi, khả năng tổ chức rất tốt, ăn to nói lớn. Tôi là người ít nói, xuất thân từ gia đình nho học, từ bé đã mồ côi cha mẹ, đi vào làm công an rồi thi vào trường điện ảnh. Có lẽ tôi với anh ấy hợp nhau ở điểm tận tâm, hết lòng hết sức với công việc - gọi là tri kỷ."
Cùng làm việc suốt nhiều năm trời, từ năm 1965 tới những năm 90s, ông Chỉ nói, việc biên kịch và đạo diễn điện ảnh gặp được nhau và làm việc lâu như vậy không phải là dễ và có lẽ họ là cặp biên kịch - đạo diễn làm việc với nhau lâu năm nhất tại Việt Nam.
"Như tôi đã nói, chúng tôi như đôi vợ chồng già, ở với nhau nhiều năm, làm với nhau nhiều phim, rồi thì hết vốn. Chúng tôi nói đùa với nhau là mình 'ly thân', tuy vẫn rất quý và hợp nhau, nhưng khi đó anh ấy lên làm Giám đốc, tôi cũng lên làm Giám đốc. Nhưng nói thật là đến lúc chia nhau ra, anh ấy một đường, tôi một đường thì anh ấy cũng không làm được cái gì xuất sắc mà tôi cũng không gặp được đạo diễn nào như anh ấy.
"Nên giờ anh ấy mất tôi buồn làm. Ở với nhau thì anh ấy lắm điều lắm nhưng mà thật ra bây giờ mới thấy chúng tôi thương quý nhau hết lòng," ông Hoàng Tích Chỉ nói.
Những gì để lại
Ý tưởng cho phim Em bé Hà Nội được ông Hải Ninh và ông Hoàng Tích Chỉ cùng viết.
Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, nghệ sĩ nhân dân Đoàn Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, cũng là người đã tham gia trong phim Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm do ông Hải Ninh làm đạo diễn, nói: "Ông Hải Ninh là một người tình nghĩa cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật, một người chung thủy, luôn giữ chữ tín."
Ông Dũng cho biết trước Tết đạo diễn Hải Ninh đã viết thiếp gửi bạn bè đồng nghiệp với "đầy ắp tình cảm thân thương, và "mặc dù biết rằng 'sinh lão bệnh tử sinh' - đó là quy luật, phải ra đi - nhưng vẫn không tránh được cảm giác mất mát, đau đớn".
Đạo diễn Hải Ninh được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt I năm 1984 và tới năm 2007, ông đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật với cụm tác phẩm: "Em bé Hà Nội", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Người chiến sĩ trẻ", "Mối tình đầu" và "Thành phố lúc rạng đông".
Năm 2008, ông được vinh danh vì những đóng góp, cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam tại Lễ trao giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Theo BBC Vietnamese
Tang lễ đạo diễn điện ảnh, NSND Hải Ninh diễn ra sáng thứ Năm, 7/2/2013 (tức 27/12 âm lịch), tại Hà Nội.
Đạo diễn Hải Ninh qua đời lúc 5h50 sáng ngày 5/2/2013 tại bệnh viện Hữu Nghị, sau một thời gian dài bị bệnh ung thư tuyến tụy, hưởng thọ 82 tuổi.
Gia đình cho biết ông bị hạ đường huyết dẫn tới hôn mê và được đưa đi cấp cứu nhưng đã qua đời sau 10 ngày nằm viện.
Tên tuổi ông gắn liền với những bộ phim nổi tiếng được nhiều thế hệ ưa thích như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu, Đất mẹ, Đêm hội Long Trì và Thành phố lúc rạng đông.
Sinh ngày 31/12/1931 tại Thanh Hóa, và là trong số 17 đạo diễn đầu tiên của miền Bắc được Nga đào tạo, ông Hải Ninh đã để lại một khối lượng các tác phẩm điện ảnh không nhỏ trong đó nhiều bộ phim đoạt các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Một đặc điểm nổi bật ở ông được nhiều đồng nghiệp và giới nghệ sĩ nhắc tới là niềm đam mê điện ảnh. Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, một người đã tham gia nhiều phim do ông Hải Ninh làm đạo diễn ngày từ những năm tháng đầu tiên hai người khởi nghiệp, đã nghẹn ngào khi nhắc tới ông.
Với bà, ông là một đạo diễn "có tài khơi gợi để các diễn viên có thể phát huy hết khả năng của mình" và bà đã vô cùng biết ơn người đạo diễn đã giúp bà trên con đường sự nghiệp, mà với bà "nỗi buồn, nỗi đau trước sự ra đi của ông là không gì có thể nói hết được".
Vẫn theo bà Trà Giang, ông là một người đam mê công việc, yêu điện ảnh, và chính vì niềm đam mê đó, ông đã làm việc cho tới những ngày cuối đời, kể cả khi đau đớn do bệnh tật, vì muốn hoàn thành bản thảo cuốn sách viết về các diễn viên Việt Nam.
Đạo diễn nói về Đạo diễn
Đây cũng là điều nữ đạo diễn - NSND Bạch Diệp, một người cũng thế hệ với ông Hải Ninh nói về ông khi trả lời BBC Việt Ngữ.
"Ông là người rất tâm huyết với nghề, rất cẩn thận, rất chu đáo với nghề. Niềm đam mê của anh ấy đặc biệt lắm. Phim của đạo diễn Hải Ninh ra là rất chu đáo, không có những hạt sạn, không có những không hợp lý, vì đã được suy nghĩ rất kỹ càng.
"Ông là một người yêu nghệ thuật, yêu nghề và đối với anh em thì tận tình tận nghĩa, trông coi đoàn làm phim như gia đình của mình. Vì vậy ông Hải Ninh rất được anh em trong đoàn làm phim rất quý. Bạn bè ông cũng rất quý và ngưỡng mộ cách làm việc của ông. Những bộ phim của ông được người xem yêu thích và được ghi nhận là thành công," đạo diễn Bạch Diệp nói.
Vẫn theo bà Bạch Diệp, lý do thành công của đạo diễn Hải Ninh có lẽ là do "ngay từ khâu kịch bản ông đã làm rất kỹ, và chắc là ông phải yêu kịch bản đó, suy nghĩ kỹ và khi viết phân cảnh đã viết rất kỹ càng, do đó khi phim ra không bị khập khễnh, không có những sai sót đang tiếc.
"Thành công của ông Hải Ninh là do bản tính cẩn thận, và còn do am hiểu nghệ thuật, am hiểu cuộc sống với những nhân vật trong phim có vốn sống và có hiểu biết cho nên nó tác động đến người xem. Và người xem chấp nhận cũng do tố chất nghệ thuật trong ông Hải Ninh," đạo diễn Bạch Diệp chia sẻ.
"Cặp bài trùng" Hải Ninh - Hoàng Tích Chỉ
Ông Hoàng Tích Chỉ, một trong số những nhà biên kịch hàng đầu của điện ảnh cách mạng Việt Nam, người cùng với đạo diễn Hải Ninh, vẫn được mệnh danh là "cặp bài trùng" vì đã cùng làm việc với nhau suốt mấy chục năm trời, kể với BBC Việt Ngữ:
"Chúng tôi cùng học trường điện ảnh Nga, gặp nhau rồi rủ rín nhau đi làm phim. Đó là vào khoảng năm 1965, cái thời Mỹ đánh rộng ra thành phố Vinh. Hai người chúng tôi hai cái xe đạp vào Quảng Bình Vĩnh Linh để làm phim, viết kịch bản. Từ đấy chúng tôi liên tục làm với nhau hết Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm, rồi tới Em bé Hà Nội và sau năm 1975 chúng tôi làm Thành phố lúc rạng đông và cũng viết với nhau phim Mối tình đầu.
"Vậy là suốt từ năm 1965 tôi với anh ấy cùng làm phim với nhau. Tôi viết kịch bản, anh ấy đạo diễn. Chúng tôi kết bạn với nhau và thân quý nhau như anh em vậy."
Theo ông Hoàng Tích Chỉ sự gắn bó của hai ông có lẽ một phần xuất phát từ hoàn cảnh gia đình nhưng chủ yếu đều là những người tâm huyết với nghề, với điện ảnh.
"Anh ấy đi bộ đội, sau này là một đạo diễn giỏi, khả năng tổ chức rất tốt, ăn to nói lớn. Tôi là người ít nói, xuất thân từ gia đình nho học, từ bé đã mồ côi cha mẹ, đi vào làm công an rồi thi vào trường điện ảnh. Có lẽ tôi với anh ấy hợp nhau ở điểm tận tâm, hết lòng hết sức với công việc - gọi là tri kỷ."
Cùng làm việc suốt nhiều năm trời, từ năm 1965 tới những năm 90s, ông Chỉ nói, việc biên kịch và đạo diễn điện ảnh gặp được nhau và làm việc lâu như vậy không phải là dễ và có lẽ họ là cặp biên kịch - đạo diễn làm việc với nhau lâu năm nhất tại Việt Nam.
"Như tôi đã nói, chúng tôi như đôi vợ chồng già, ở với nhau nhiều năm, làm với nhau nhiều phim, rồi thì hết vốn. Chúng tôi nói đùa với nhau là mình 'ly thân', tuy vẫn rất quý và hợp nhau, nhưng khi đó anh ấy lên làm Giám đốc, tôi cũng lên làm Giám đốc. Nhưng nói thật là đến lúc chia nhau ra, anh ấy một đường, tôi một đường thì anh ấy cũng không làm được cái gì xuất sắc mà tôi cũng không gặp được đạo diễn nào như anh ấy.
"Nên giờ anh ấy mất tôi buồn làm. Ở với nhau thì anh ấy lắm điều lắm nhưng mà thật ra bây giờ mới thấy chúng tôi thương quý nhau hết lòng," ông Hoàng Tích Chỉ nói.
Những gì để lại
Trong cuộc trò chuyện với BBC Việt Ngữ, nghệ sĩ nhân dân Đoàn Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, cũng là người đã tham gia trong phim Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm do ông Hải Ninh làm đạo diễn, nói: "Ông Hải Ninh là một người tình nghĩa cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật, một người chung thủy, luôn giữ chữ tín."
Ông Dũng cho biết trước Tết đạo diễn Hải Ninh đã viết thiếp gửi bạn bè đồng nghiệp với "đầy ắp tình cảm thân thương, và "mặc dù biết rằng 'sinh lão bệnh tử sinh' - đó là quy luật, phải ra đi - nhưng vẫn không tránh được cảm giác mất mát, đau đớn".
Đạo diễn Hải Ninh được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt I năm 1984 và tới năm 2007, ông đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật với cụm tác phẩm: "Em bé Hà Nội", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Người chiến sĩ trẻ", "Mối tình đầu" và "Thành phố lúc rạng đông".
Năm 2008, ông được vinh danh vì những đóng góp, cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam tại Lễ trao giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Theo BBC Vietnamese