[h=2]Để đáp ứng nhu cầu của những bệnh nhân nam, ô sin nam cũng đã xuất hiện và đắt khách hơn cả ô sin nữ, đặc biệt trong những ngày nghỉ Tết.[/h]
Giá trông nom những bệnh nhân nặng không tự sinh hoạt tăng cao đột ngột trong mấy ngày Tết. Việc tuyển người giúp việc là nam để phục vụ bệnh nhân nam thường rất khó khăn
Bị bố chồng mắng vì thuê ô sin nữ
Chị Xuân, một người có nhu cầu tìm một nam giới để trông bố chồng bị ốm đang nằm viện Lão khoa, cho biết:“Những địa điểm có đông ô sin như bệnh viện Hữu Nghị, Việt Đức, Bạch Mai, …. giờ đã vãn đi nhiều. Năm hết Tết đến, họ đã rục rịch về quê dọn dẹp nhà cửa, đón Tết cùng gia đình”.
Lác đác còn lại vài người là phụ nữ, chị Xuân khá lo lắng. Năm ngoái thuê một ô sin là nữ vào bệnh viện chăm ông, chị đã bị bố chồng mắng sa sả vì tội ông ngại, không để người này động chạm vào người.
“Ông chỉ đồng ý cho lấy nước, lấy cơm chứ không chịu cho lau rửa, thay đồ, thậm chí đi vệ sinh cũng tự mình làm. Sáng mùng 1 Tết vào thăm ông, tôi đã bị ông mắng té tát. Người phụ nữ tôi thuê ngay lập tức bị nghỉ việc”,chị Xuân cho hay.
Do không kịp tìm người thay thế, Tết năm ngoái, chị Xuân cùng 2 con và chồng phải thay nhau vào viện, khiến những ngày Tết trở thành những ngày ám ảnh. “Cả ngày chạy qua chạy lại trong bệnh viện, ở nhà thì khách khứa… quá mệt mỏi”, chị Xuân bộc bạch.
Trên thực tế, có nhiều người “may mắn” thuê được ô sin chăm người nhà trong những ngày Tết rồi nhưng chưa kịp thở phào thì người được thuê vừa vào phòng bệnh đã ra ngoài để ... trả lại tiền!
Lý do là vì người bệnh ốm quá nặng, nằm bệt một chỗ lâu ngày, nhiều phần trên cơ thể đang dần bị hoại tử nên dẫu có trả cao họ cũng không mặn mà.
Còn chị Bích (phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội) có bố chồng phải mổ mắt đợt sát Tết nên vấn đề tìm người trông không phải đơn giản, nhất là khi cụ ông nằng nặc đòi người trông phải là nam giới. Cực chẳng đã, chị đã phải nhờ người thân dưới quê tìm hộ người lên trông và trả giá cao ngất.
Ô sin nam: Giá cao, phải đặt cọc từ trước
Giá trông một người ốm trong bệnh viện bình thường rơi vào khoảng 220-250 ngàn đồng/ngày. Đến những ngày nghỉ Tết nguyên đán, mức giá này tăng chóng mặt, lên 600-700 ngàn đồng/ngày mà nhiều người vẫn không tuyển được.
Do nhiều người bệnh là nam giới nên nhu cầu tuyển người trông là nam giới đang trở nên phổ biến, để đỡ phiền hà, ngại ngần trong việc nâng đỡ, phục vụ sinh hoạt, đi vệ sinh, thay quần áo…
Nhờ sự giúp đỡ của những chị em phụ nữ hành nghề trông người ốm trong bệnh viện, chị Xuân đã liên lạc được với một người đàn ông trung niên, quê ở Thái Bình. Người đàn ông này đã bắt đầu “hành nghề” ô sin bệnh viện từ 2 năm nay. Anh rất đắt khách vì lượng ô sin nam không nhiều.
“Tôi đã phải trả giá cao gấp 3 lần ngày thường để thuê được người này. Ngoài ra tôi phải photo chứng minh thư và đặt cọc trước 500 ngàn đồng để anh ta chắc chắn không nhận lời ai khác”, chị Xuân cho hay.
Nhận lời rồi nhưng chị Xuân vẫn phải đáp ứng những yêu cầu mà người trông đưa ra. Bố chồng chị Xuân bị bệnh nặng, không tự làm được mọi việc nên người đàn ông này đòi giá trông là 750.000 đồng/ngày (cho 3 ngày Tết), đi kèm đó là 2 bữa cơm.
Từ ngày mùng 4 trở đi, người này sẽ giảm giá xuống còn 500 ngàn đồng/ngày và từ mùng 8, giá sẽ về mức bình thường (220-250.000 đồng/ngày).
Biết bị “đòi hỏi” nhưng chị Xuân vẫn cắn răng chấp nhận “yêu sách”, vì trong mấy ngày Tết, chị không còn lựa chọn nào khác.
Giá trông nom những bệnh nhân nặng không tự sinh hoạt tăng cao đột ngột trong mấy ngày Tết. Việc tuyển người giúp việc là nam để phục vụ bệnh nhân nam thường rất khó khăn
Bị bố chồng mắng vì thuê ô sin nữ
Chị Xuân, một người có nhu cầu tìm một nam giới để trông bố chồng bị ốm đang nằm viện Lão khoa, cho biết:“Những địa điểm có đông ô sin như bệnh viện Hữu Nghị, Việt Đức, Bạch Mai, …. giờ đã vãn đi nhiều. Năm hết Tết đến, họ đã rục rịch về quê dọn dẹp nhà cửa, đón Tết cùng gia đình”.
Lác đác còn lại vài người là phụ nữ, chị Xuân khá lo lắng. Năm ngoái thuê một ô sin là nữ vào bệnh viện chăm ông, chị đã bị bố chồng mắng sa sả vì tội ông ngại, không để người này động chạm vào người.
“Ông chỉ đồng ý cho lấy nước, lấy cơm chứ không chịu cho lau rửa, thay đồ, thậm chí đi vệ sinh cũng tự mình làm. Sáng mùng 1 Tết vào thăm ông, tôi đã bị ông mắng té tát. Người phụ nữ tôi thuê ngay lập tức bị nghỉ việc”,chị Xuân cho hay.
Do không kịp tìm người thay thế, Tết năm ngoái, chị Xuân cùng 2 con và chồng phải thay nhau vào viện, khiến những ngày Tết trở thành những ngày ám ảnh. “Cả ngày chạy qua chạy lại trong bệnh viện, ở nhà thì khách khứa… quá mệt mỏi”, chị Xuân bộc bạch.
Trên thực tế, có nhiều người “may mắn” thuê được ô sin chăm người nhà trong những ngày Tết rồi nhưng chưa kịp thở phào thì người được thuê vừa vào phòng bệnh đã ra ngoài để ... trả lại tiền!
Lý do là vì người bệnh ốm quá nặng, nằm bệt một chỗ lâu ngày, nhiều phần trên cơ thể đang dần bị hoại tử nên dẫu có trả cao họ cũng không mặn mà.
Còn chị Bích (phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội) có bố chồng phải mổ mắt đợt sát Tết nên vấn đề tìm người trông không phải đơn giản, nhất là khi cụ ông nằng nặc đòi người trông phải là nam giới. Cực chẳng đã, chị đã phải nhờ người thân dưới quê tìm hộ người lên trông và trả giá cao ngất.
Ô sin nam: Giá cao, phải đặt cọc từ trước
Giá trông một người ốm trong bệnh viện bình thường rơi vào khoảng 220-250 ngàn đồng/ngày. Đến những ngày nghỉ Tết nguyên đán, mức giá này tăng chóng mặt, lên 600-700 ngàn đồng/ngày mà nhiều người vẫn không tuyển được.
Do nhiều người bệnh là nam giới nên nhu cầu tuyển người trông là nam giới đang trở nên phổ biến, để đỡ phiền hà, ngại ngần trong việc nâng đỡ, phục vụ sinh hoạt, đi vệ sinh, thay quần áo…
Nhờ sự giúp đỡ của những chị em phụ nữ hành nghề trông người ốm trong bệnh viện, chị Xuân đã liên lạc được với một người đàn ông trung niên, quê ở Thái Bình. Người đàn ông này đã bắt đầu “hành nghề” ô sin bệnh viện từ 2 năm nay. Anh rất đắt khách vì lượng ô sin nam không nhiều.
“Tôi đã phải trả giá cao gấp 3 lần ngày thường để thuê được người này. Ngoài ra tôi phải photo chứng minh thư và đặt cọc trước 500 ngàn đồng để anh ta chắc chắn không nhận lời ai khác”, chị Xuân cho hay.
Nhận lời rồi nhưng chị Xuân vẫn phải đáp ứng những yêu cầu mà người trông đưa ra. Bố chồng chị Xuân bị bệnh nặng, không tự làm được mọi việc nên người đàn ông này đòi giá trông là 750.000 đồng/ngày (cho 3 ngày Tết), đi kèm đó là 2 bữa cơm.
Từ ngày mùng 4 trở đi, người này sẽ giảm giá xuống còn 500 ngàn đồng/ngày và từ mùng 8, giá sẽ về mức bình thường (220-250.000 đồng/ngày).
Biết bị “đòi hỏi” nhưng chị Xuân vẫn cắn răng chấp nhận “yêu sách”, vì trong mấy ngày Tết, chị không còn lựa chọn nào khác.
Theo: VNN
Samsung 32" Class LCD HDTV with 720p resolution Product rating: $277 - $400 11 offers from 13 stores | Sony BDP-S590 3D Blu-ray Disc Player - 1080p - Black - Dolby Digital, Dolby TrueHD, DTS, DTS-HD Mast Product rating: $95 - $171 19 offers from 22 stores | Samsung UN32EH4003 32" Series 4 LED Flat Panel HDTV with 720p Resolution, 60 Clear Motion Rate, Dolb $259 - $379 12 offers from 13 stores | ||||
Mitsubishi 73" Class DLP 1080p 120Hz HDTV, WD-73C12 Product rating: $949 - $1,426 3 offers from 4 stores | Toshiba 40E220 40" Class HDTV Product rating: $355 - $621 24 offers from 25 stores | Samsung Electronics UN40EH5000 40-Inch 1080p LED HDTV - Black Product rating: $499 - $749 15 offers from 17 stores |