Xả stress, đổi gió, thử của lạ, tìm người tâm sự… muôn vàn những lý do để kéo đàn ông vào những cuộc ngoại tình công sở. Nhưng cũng không thể chỉ đổ lỗi cho đàn ông. Nếu phụ nữ kiên quyết chối từ thì sẽ chẳng có những chuyện đau lòng xảy ra.
T. một nhân viên IT tại Hà Nội cho biết, anh lấy vợ được 5 năm năm, đã có một cậu con trai kháu khỉnh. Bạn bè, đồng nghiệp ai cũng cho rằng vợ chồng T là một cặp trời sinh, ai cũng ao ước có một cuộc sống vợ chồng như gia đình T. Anh cũng yêu thương vợ con và cũng thừa nhận rằng vợ anh là một người phụ nữ tuyệt vời, xinh đẹp, đảm việc nhà, giỏi việc cơ quan. Nhưng T nói rằng anh không tìm được sự chia sẻ, đồng cảm ở vợ. Mỗi khi về nhà, anh muốn được sự quan tâm, chia sẻ, được vợ yêu chiều nhưng vợ anh lại quá bận rộn, việc cơ quan và việc chăm con đã chiếm hết thời gian nên thời gian vợ chồng T ở bên nhau, tâm sự với nhau rất ít. Chính vì thế mà T đã “say nắng” một đồng nghiệp nữ từ khi nào không hay. Anh nói rằng ở bên cô, T thấy mình được quan tâm, được chia sẻ, thoải mái. Cả hai đều tự nguyện. Ban đầu T chỉ nghĩ rằng sẽ dừng lại ở mức độ cà phê trò chuyện, ăn cơm trưa cùng nhau nhưng chính cô là người khơi gợi T. Chính vì thế mà mối quan hệ của hai người không chỉ dừng lại ở quán cà phê mà việc “nghỉ trưa” tại nhà nghỉ diễn ra thường xuyên.
Ảnh minh hoạ (Internet)
Còn H. một nhân viên kinh doanh lại biện minh cho việc “ăn phở” của mình là để “đổi gió”. Anh nói, cuộc sống gia đình cứ hạnh phúc, êm đềm quá cũng chán. Cái chăn đắp lâu ngày cũ đi rồi cũng chán huống chi là sống mãi với một người. Cuộc sống hàng ngày cứ diễn ra như lên lịch sẵn. Đi làm, về nhà, ăn cơm, xem TV, đọc báo, đi ngủ…Thỉnh thoảng có những cuộc “hẹn hò” để thêm gia vị.
Sẽ chẳng có chuyện quan hệ “ngoài vợ, ngoài chồng” nếu như phụ nữ không “tiếp tay” cho đàn ông. Nếu như phụ nữ kiên quyết từ chối khi đàn ông lấn tới thì sẽ chẳng có chuyện đánh ghen.
Mỗi người đều có một gia đình riêng của mình. Hãy biết gìn giữ, vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Chia sẻ suy nghĩ với nhau để có thể giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình.
Không có bất cứ lý do gì để biện minh cho chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”. Những gì trái với luân thường đạo lý, đi ngược với văn hoá đều không thể chấp nhận được. Đừng vì một phút nông nổi để phải trả giá quá đắt.
Thoa Nguyễn
T. một nhân viên IT tại Hà Nội cho biết, anh lấy vợ được 5 năm năm, đã có một cậu con trai kháu khỉnh. Bạn bè, đồng nghiệp ai cũng cho rằng vợ chồng T là một cặp trời sinh, ai cũng ao ước có một cuộc sống vợ chồng như gia đình T. Anh cũng yêu thương vợ con và cũng thừa nhận rằng vợ anh là một người phụ nữ tuyệt vời, xinh đẹp, đảm việc nhà, giỏi việc cơ quan. Nhưng T nói rằng anh không tìm được sự chia sẻ, đồng cảm ở vợ. Mỗi khi về nhà, anh muốn được sự quan tâm, chia sẻ, được vợ yêu chiều nhưng vợ anh lại quá bận rộn, việc cơ quan và việc chăm con đã chiếm hết thời gian nên thời gian vợ chồng T ở bên nhau, tâm sự với nhau rất ít. Chính vì thế mà T đã “say nắng” một đồng nghiệp nữ từ khi nào không hay. Anh nói rằng ở bên cô, T thấy mình được quan tâm, được chia sẻ, thoải mái. Cả hai đều tự nguyện. Ban đầu T chỉ nghĩ rằng sẽ dừng lại ở mức độ cà phê trò chuyện, ăn cơm trưa cùng nhau nhưng chính cô là người khơi gợi T. Chính vì thế mà mối quan hệ của hai người không chỉ dừng lại ở quán cà phê mà việc “nghỉ trưa” tại nhà nghỉ diễn ra thường xuyên.
Ảnh minh hoạ (Internet)
Còn H. một nhân viên kinh doanh lại biện minh cho việc “ăn phở” của mình là để “đổi gió”. Anh nói, cuộc sống gia đình cứ hạnh phúc, êm đềm quá cũng chán. Cái chăn đắp lâu ngày cũ đi rồi cũng chán huống chi là sống mãi với một người. Cuộc sống hàng ngày cứ diễn ra như lên lịch sẵn. Đi làm, về nhà, ăn cơm, xem TV, đọc báo, đi ngủ…Thỉnh thoảng có những cuộc “hẹn hò” để thêm gia vị.
Sẽ chẳng có chuyện quan hệ “ngoài vợ, ngoài chồng” nếu như phụ nữ không “tiếp tay” cho đàn ông. Nếu như phụ nữ kiên quyết từ chối khi đàn ông lấn tới thì sẽ chẳng có chuyện đánh ghen.
Mỗi người đều có một gia đình riêng của mình. Hãy biết gìn giữ, vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Chia sẻ suy nghĩ với nhau để có thể giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình.
Không có bất cứ lý do gì để biện minh cho chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”. Những gì trái với luân thường đạo lý, đi ngược với văn hoá đều không thể chấp nhận được. Đừng vì một phút nông nổi để phải trả giá quá đắt.
Thoa Nguyễn