T
T$
Guest
Các giới chức Hoa Kỳ không che dấu sự khó chịu trước việc chính phủ Iran đàn áp những người phản đối trong khi họ lại lên tiếng hoan nghênh phong trào nổi dậy ở Ai Cập và những nơi khác trong khu vực.
Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton sau cuộc họp tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ với Chủ tịch Hạ viện John Boehner bày tỏ rõ nhất quan điểm đó tính đến bây giờ.
Phát biểu sau cuộc thảo luận về ngân sách với tân lãnh đạo Hạ viện, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ "công khai và thẳng thắn" ủng hộ nguyện vọng của những người phản đối Iran bị các lực lượng an ninh giải tán ở Tehran.
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ thay đổi chính trị tại Ai Cập và muốn có những thay đổi như vậy tại Iran.* Bà Clinton nhấn mạnh rằng chính quyền Iran mạnh tay đàn áp tại nước họ, trong lúc lại giả dối ca ngợi quyền của những người phản kháng tại các nơi khác.
Bà Clinton nói: “Những gì chúng ta chứng kiến đang xảy ra tại Iran hôm nay là một bằng chứng cho lòng can đảm của người Iran và là bản án vạch trần thái độ đạo đức giả của chế độ cầm quyền Iran – một chế độ mà trong 3 tuần lễ trước đó đã không ngớt ca ngợi những gì diễn ra ở Ai Cập.* Và giờ đây khi có cơ hôäi cho người dân của nước mình bày tỏ quyền lợi như họ đã hô hào cho người dân Ai Cập, các lãnh đạo Iran lại một lần nữa bộc lộ bản chất thực của họ.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley sau đó đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về những tin tức thương vong trong cuộc đàn áp tại Tehran và nói rằng Iran đáng bị Ngoại trưởng Clinton chỉ trích về cách ứng xử của chính phủ.
Ông Crowley nói: “Các lực lượng an ninh bắt bớ, đánh đập và bắn hơi cay vào những người biểu tình phản đối, đồng thời ngăn chận, không cho họ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng, điện thoại di động, và các phương tiện thông tin liên lạc khác.* Tin cho hay chính quyền tiếp tục ngăn chặn hoạt động đưa tin tại Iran. Cả hai nhà lãnh đạo đối lập đều đang bị quản thúc tại gia, và hành động này xảy ra cùng với hàng loạt các vụ bắt giữ các nhân vật đối lập khác.”
Trong các nhận định đưa ra tại trụ sở Quốc hội và trong các cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình vệ tinh tiếng Ả Rập, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bày tỏ sự hài lòng về vai trò của quân đội Ai Cập, đã được giao phó trách nhiệm quản lý quá trình chuyển đổi sang dân chủ của nước này tiếp theo sau sự ra đi của cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Bà nói quân đội Ai Cập đã chứng tỏ "tính chất thành thực trong mục tiêu" và các biện pháp thực hiện cho đến nay đã bảo đảm sự an tâm.* Nhưng bà Clinton nói với đài truyền hình tiếng Ả Rập Alhurra được Hoa Kỳ tài trợ rằng hành trình còn rất dài, và Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát những diễn tiến tại Ai Cập.
Bà Clinton cho biết: “Chắc chắn là chúng tôi hy vọng vào những gì đã được hứa hẹn – đó là chấm dứt luật khẩn cấp, bắt tay vào việc thay đổi hiến pháp, và cho phép chính đảng hoạt động – tất cả những yếu tố hình thành một sự chuyển đổi dân chủ thực sự được thực hiện.* Và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình đó.”
Bà Clinton nói với đài truyền hình Alhurra rằng bà nghĩ các hành động hướng đến cải cách và cuối cùng là dân chủ đang ở trong tầm tay của tất cả các nước trong khu vực đang bị các chính phủ độc tài cai trị.* Bà nói rằng thật là đáng thất vọng khi thấy các nước bạn hữu Trung Đông không "tận dụng được tối đa những điều kiện của họ".
Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton sau cuộc họp tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ với Chủ tịch Hạ viện John Boehner bày tỏ rõ nhất quan điểm đó tính đến bây giờ.
Phát biểu sau cuộc thảo luận về ngân sách với tân lãnh đạo Hạ viện, bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ "công khai và thẳng thắn" ủng hộ nguyện vọng của những người phản đối Iran bị các lực lượng an ninh giải tán ở Tehran.
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ ủng hộ thay đổi chính trị tại Ai Cập và muốn có những thay đổi như vậy tại Iran.* Bà Clinton nhấn mạnh rằng chính quyền Iran mạnh tay đàn áp tại nước họ, trong lúc lại giả dối ca ngợi quyền của những người phản kháng tại các nơi khác.
Bà Clinton nói: “Những gì chúng ta chứng kiến đang xảy ra tại Iran hôm nay là một bằng chứng cho lòng can đảm của người Iran và là bản án vạch trần thái độ đạo đức giả của chế độ cầm quyền Iran – một chế độ mà trong 3 tuần lễ trước đó đã không ngớt ca ngợi những gì diễn ra ở Ai Cập.* Và giờ đây khi có cơ hôäi cho người dân của nước mình bày tỏ quyền lợi như họ đã hô hào cho người dân Ai Cập, các lãnh đạo Iran lại một lần nữa bộc lộ bản chất thực của họ.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley sau đó đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về những tin tức thương vong trong cuộc đàn áp tại Tehran và nói rằng Iran đáng bị Ngoại trưởng Clinton chỉ trích về cách ứng xử của chính phủ.
Ông Crowley nói: “Các lực lượng an ninh bắt bớ, đánh đập và bắn hơi cay vào những người biểu tình phản đối, đồng thời ngăn chận, không cho họ sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng, điện thoại di động, và các phương tiện thông tin liên lạc khác.* Tin cho hay chính quyền tiếp tục ngăn chặn hoạt động đưa tin tại Iran. Cả hai nhà lãnh đạo đối lập đều đang bị quản thúc tại gia, và hành động này xảy ra cùng với hàng loạt các vụ bắt giữ các nhân vật đối lập khác.”
Trong các nhận định đưa ra tại trụ sở Quốc hội và trong các cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình vệ tinh tiếng Ả Rập, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bày tỏ sự hài lòng về vai trò của quân đội Ai Cập, đã được giao phó trách nhiệm quản lý quá trình chuyển đổi sang dân chủ của nước này tiếp theo sau sự ra đi của cựu Tổng thống Hosni Mubarak.
Bà nói quân đội Ai Cập đã chứng tỏ "tính chất thành thực trong mục tiêu" và các biện pháp thực hiện cho đến nay đã bảo đảm sự an tâm.* Nhưng bà Clinton nói với đài truyền hình tiếng Ả Rập Alhurra được Hoa Kỳ tài trợ rằng hành trình còn rất dài, và Hoa Kỳ sẽ theo dõi sát những diễn tiến tại Ai Cập.
Bà Clinton cho biết: “Chắc chắn là chúng tôi hy vọng vào những gì đã được hứa hẹn – đó là chấm dứt luật khẩn cấp, bắt tay vào việc thay đổi hiến pháp, và cho phép chính đảng hoạt động – tất cả những yếu tố hình thành một sự chuyển đổi dân chủ thực sự được thực hiện.* Và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình đó.”
Bà Clinton nói với đài truyền hình Alhurra rằng bà nghĩ các hành động hướng đến cải cách và cuối cùng là dân chủ đang ở trong tầm tay của tất cả các nước trong khu vực đang bị các chính phủ độc tài cai trị.* Bà nói rằng thật là đáng thất vọng khi thấy các nước bạn hữu Trung Đông không "tận dụng được tối đa những điều kiện của họ".