T
T$
Guest
Ngoại trưởng Clinton nhắc lại chính quyền Obama không rút lại bất cứ giải pháp nào, gồm cả giải pháp quân sự cho tới chừng nào chính phủ Libya còn tiếp tục quay súng chống lại người dân của mình.
Tuy nhiên, lời bình luận của bà Clinton được đưa ra trong buổi điều trần về ngân sách trước Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, phản ánh sự dè dặt của Hoa Kỳ về một sự can thiệp trực tiếp.
Chính quyền Obama đã mở những cuộc tiếp xúc với các phần tử khác nhau của phe đối lập đang nổi lên tại Libya.
Trao đổi với bà Chủ tịch Ủy ban, dân biểu Cộng hòa Ilena Ros-Lehtinen, người thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Libya, bà Clinton cho biết đối lập không muốn có hỗ trợ quân sự của bên ngoài.
Bà Clinton nói: “Chúng ta nhận thức được rõ ràng về sự mong muốn của lực lượng đối lập Libya là họ muốn được làm việc này bởi chính họ, nhân danh người dân Libya và không có sự can thiệp từ bên ngoài của bất cứ lực lượng ngoại nhập nào. Bởi vì họ muốn đây là thành quả của họ. Chúng ta tôn trọng điều đó.”
Bà Clinton nói đối với Hoa Kỳ cái giá phải trả cao tại Libya, nơi có thể trở thành một quốc gia dân chủ hòa bình hay lâm vào một cuộc nội chiến kéo dài và hỗn loạn.
Bà Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ Ros-Lehtinen chỉ trích điều mà bà gọi là những sự chiều chuộng trong thời gian qua đối với chính phủ Gadhafi, dù rằng thành tích nhân quyền của chính phủ này rất tồi tệ.
Trong khi đó dân biểu Cộng hòa bang Ohio Steve Chabot nói phản ứng của Hoa Kỳ khi mới bắt đầu có các cuộc nổi dậy của quần chúng chống Gadhafi là yếu ớt.
Dân biểu Chabit nói: “Thật khó nhìn vào phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ đối với xáo trộn tại Libya và nghĩ đến bất cứ từ nào khác hơn là hờ hững. Dù rằng chính quyền nói phản ứng sơ khởi là bình tĩnh để tránh gây nên một tình trạng con tin, những sự lo ngại như thế hình như không cản trở các quốc gia khác.”
Bà Clinton nói không như các quốc gia khác Hoa Kỳ quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để di dời công dân Mỹ ra khỏi Libya dù rằng có mối quan ngại là việc này có thể xem như là khúc mở đầu cho việc chiếm lấy những tài sản về dầu hỏa của nước này.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Nếu quý vị theo dõi, cũng như chúng tôi theo dõi, tất cả những trang web về những gì xảy ra tại Trung Đông, quý vị sẽ thấy thường xuyên những lời báo động ầm ĩ là Hoa Kỳ sắp xâm chiếm Libya để lấy dầu. Chúng ta sẽ không làm việc này và chúng ta đứng về phía nhân dân Libya và những nguyện vọng của họ. Tuy nhiên điều cuối cùng trên thế giới mà chúng ta muốn là bắt đầu sử dụng các phương tiện quân sự để đưa công dân Mỹ ra khỏi Libya một cách có hiệu quả.”
Cuộc điều trần, mặt khác bị chế ngự vì những cuộc thảo luận về đề nghị của đảng Cộng hòa cắt giảm ngân sách ngoại giao, gồm có đề nghị cắt 16% ngân sách Bộ Ngoại giao cho 7 tháng còn lại của tài khóa 2011.
Bà Clinton nói cắt giảm ở mức độ đó sẽ là một tai họa cho những lợi ích an ninh quốc gia và nói thêm là ngân sách năm 2012 của Bộ Ngoại giao, mục tiêu của buổi điều trần này, là một ngân sách được cắt giảm nhiều nhất trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng này.”
Ngân sách Bộ Ngoại giao là 47 tỉ đô la, tăng 1% so với ngân sách của năm 2010 và bà Clinton cảnh báo Ủy ban về việc từ bỏ bớt trách nhiệm như Hoa Kỳ đã làm tại Afghanistan sau khi Liên bang Xô viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1989.
Tuy nhiên bà Ros-Lehtinen nói những người than phiền về việc cắt giảm ngân sách ngoại giao cần phải xem lại một chính phủ nhiều nợ nần có khả năng làm nhiều ít như thế nào.
Tuy nhiên, lời bình luận của bà Clinton được đưa ra trong buổi điều trần về ngân sách trước Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, phản ánh sự dè dặt của Hoa Kỳ về một sự can thiệp trực tiếp.
Chính quyền Obama đã mở những cuộc tiếp xúc với các phần tử khác nhau của phe đối lập đang nổi lên tại Libya.
Trao đổi với bà Chủ tịch Ủy ban, dân biểu Cộng hòa Ilena Ros-Lehtinen, người thúc đẩy một lập trường cứng rắn đối với Libya, bà Clinton cho biết đối lập không muốn có hỗ trợ quân sự của bên ngoài.
Bà Clinton nói: “Chúng ta nhận thức được rõ ràng về sự mong muốn của lực lượng đối lập Libya là họ muốn được làm việc này bởi chính họ, nhân danh người dân Libya và không có sự can thiệp từ bên ngoài của bất cứ lực lượng ngoại nhập nào. Bởi vì họ muốn đây là thành quả của họ. Chúng ta tôn trọng điều đó.”
Bà Clinton nói đối với Hoa Kỳ cái giá phải trả cao tại Libya, nơi có thể trở thành một quốc gia dân chủ hòa bình hay lâm vào một cuộc nội chiến kéo dài và hỗn loạn.
Bà Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ Ros-Lehtinen chỉ trích điều mà bà gọi là những sự chiều chuộng trong thời gian qua đối với chính phủ Gadhafi, dù rằng thành tích nhân quyền của chính phủ này rất tồi tệ.
Trong khi đó dân biểu Cộng hòa bang Ohio Steve Chabot nói phản ứng của Hoa Kỳ khi mới bắt đầu có các cuộc nổi dậy của quần chúng chống Gadhafi là yếu ớt.
Dân biểu Chabit nói: “Thật khó nhìn vào phản ứng đầu tiên của Hoa Kỳ đối với xáo trộn tại Libya và nghĩ đến bất cứ từ nào khác hơn là hờ hững. Dù rằng chính quyền nói phản ứng sơ khởi là bình tĩnh để tránh gây nên một tình trạng con tin, những sự lo ngại như thế hình như không cản trở các quốc gia khác.”
Bà Clinton nói không như các quốc gia khác Hoa Kỳ quyết tâm dùng các phương tiện quân sự để di dời công dân Mỹ ra khỏi Libya dù rằng có mối quan ngại là việc này có thể xem như là khúc mở đầu cho việc chiếm lấy những tài sản về dầu hỏa của nước này.
Ngoại trưởng Clinton nói: “Nếu quý vị theo dõi, cũng như chúng tôi theo dõi, tất cả những trang web về những gì xảy ra tại Trung Đông, quý vị sẽ thấy thường xuyên những lời báo động ầm ĩ là Hoa Kỳ sắp xâm chiếm Libya để lấy dầu. Chúng ta sẽ không làm việc này và chúng ta đứng về phía nhân dân Libya và những nguyện vọng của họ. Tuy nhiên điều cuối cùng trên thế giới mà chúng ta muốn là bắt đầu sử dụng các phương tiện quân sự để đưa công dân Mỹ ra khỏi Libya một cách có hiệu quả.”
Cuộc điều trần, mặt khác bị chế ngự vì những cuộc thảo luận về đề nghị của đảng Cộng hòa cắt giảm ngân sách ngoại giao, gồm có đề nghị cắt 16% ngân sách Bộ Ngoại giao cho 7 tháng còn lại của tài khóa 2011.
Bà Clinton nói cắt giảm ở mức độ đó sẽ là một tai họa cho những lợi ích an ninh quốc gia và nói thêm là ngân sách năm 2012 của Bộ Ngoại giao, mục tiêu của buổi điều trần này, là một ngân sách được cắt giảm nhiều nhất trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng này.”
Ngân sách Bộ Ngoại giao là 47 tỉ đô la, tăng 1% so với ngân sách của năm 2010 và bà Clinton cảnh báo Ủy ban về việc từ bỏ bớt trách nhiệm như Hoa Kỳ đã làm tại Afghanistan sau khi Liên bang Xô viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1989.
Tuy nhiên bà Ros-Lehtinen nói những người than phiền về việc cắt giảm ngân sách ngoại giao cần phải xem lại một chính phủ nhiều nợ nần có khả năng làm nhiều ít như thế nào.