T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Stanley Karnow nói lẽ ra Mỹ không nên có mặt ở Việt Nam
Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng với tác phẩm lịch sử về chiến tranh Việt Nam, đã qua đời sáng 27/1, thọ 87 tuổi.
Ông qua đời trong giấc ngủ tại nhà riêng ở Karnow, Potomac, bang Maryland, theo lời người con trai Michael Karnow.
Ban đầu làm phóng viên cho tạp chí Time ở Paris, ông Karnow được biệt phái sang Hong Kong năm 1958 làm trưởng văn phòng ở Đông Nam Á và đến Sài Gòn không lâu sau đó.
Năm 1959, ông tường thuật về hai người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam, không biết rằng hàng ngàn khác sẽ bỏ mình tại đây.
Trong thập niên 1970, ông tường thuật về cuộc chiến Việt Nam cho Time, Washington Post và các báo khác.
Dựa trên trải nghiệm này, ông ra mắt tác phẩm sử thi “Vietnam: A History” đi kèm với loạt phim tài liệu 13 phần trên kênh PBS.
Đến ngày nay, tác phẩm vẫn được xem là tác phẩm lịch sử căn bản về cuộc chiến Việt Nam.
Năm 1990, Karnow nhận giải Pulitzer cho cuốn In Our Image viết về Philippines.
Ông còn có cuốn Mao and China, được đề cử giải National Book Award năm 1973 và hồi ký Paris in the Fifties, in năm 1997.
Như nhiều người Mỹ, Karnow ban đầu ủng hộ cuộc chiến ở Việt Nam và tin vào “học thuyết domino” dự đoán nếu Nam Việt Nam rơi vào tay phe cộng sản, các nước láng giềng cũng sẽ chịu số phận tương tự.
Nhưng khi chiến cuộc gần tàn, Karnow cũng thay đổi chính kiến, xem đây là sai lầm của Hoa Kỳ.
“Chúng ta học gì từ Việt Nam?” Karnow nói với hãng tin AP. “Chúng ta học rằng lẽ ra ngay từ đầu không nên có mặt ở đó.”
Theo BBC Vietnamese
Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng với tác phẩm lịch sử về chiến tranh Việt Nam, đã qua đời sáng 27/1, thọ 87 tuổi.
Ông qua đời trong giấc ngủ tại nhà riêng ở Karnow, Potomac, bang Maryland, theo lời người con trai Michael Karnow.
Ban đầu làm phóng viên cho tạp chí Time ở Paris, ông Karnow được biệt phái sang Hong Kong năm 1958 làm trưởng văn phòng ở Đông Nam Á và đến Sài Gòn không lâu sau đó.
Năm 1959, ông tường thuật về hai người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam, không biết rằng hàng ngàn khác sẽ bỏ mình tại đây.
Trong thập niên 1970, ông tường thuật về cuộc chiến Việt Nam cho Time, Washington Post và các báo khác.
Dựa trên trải nghiệm này, ông ra mắt tác phẩm sử thi “Vietnam: A History” đi kèm với loạt phim tài liệu 13 phần trên kênh PBS.
Đến ngày nay, tác phẩm vẫn được xem là tác phẩm lịch sử căn bản về cuộc chiến Việt Nam.
Năm 1990, Karnow nhận giải Pulitzer cho cuốn In Our Image viết về Philippines.
Ông còn có cuốn Mao and China, được đề cử giải National Book Award năm 1973 và hồi ký Paris in the Fifties, in năm 1997.
Như nhiều người Mỹ, Karnow ban đầu ủng hộ cuộc chiến ở Việt Nam và tin vào “học thuyết domino” dự đoán nếu Nam Việt Nam rơi vào tay phe cộng sản, các nước láng giềng cũng sẽ chịu số phận tương tự.
Nhưng khi chiến cuộc gần tàn, Karnow cũng thay đổi chính kiến, xem đây là sai lầm của Hoa Kỳ.
“Chúng ta học gì từ Việt Nam?” Karnow nói với hãng tin AP. “Chúng ta học rằng lẽ ra ngay từ đầu không nên có mặt ở đó.”
Theo BBC Vietnamese