Chiều 19/11, tại buổi họp giao ban báo chí, Sở Xây dựng Hà Nội và Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đã cung cấp nhiều thông tin liên quan tới 14 nhà vệ sinh giá 15 tỷ do đơn vị này làm chủ đầu tư.
Nhà vệ sinh tiển tỷ khóa cửa từ sáng tới tối
'Đắt vì độc'Theo ông Hoàng Nam Sơn – Phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội, đơn vị của ông được thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép với tổng chi phí 15 tỷ đang gây xôn xao dư luận.
Dự án này đang trong giai đoạn xây dựng khái toán để trình lên thành phố, nhưng chưa được thành phố phê duyệt. Khi thành phố chấp thuận, 15 tỷ sẽ là mức giá chuẩn. Toàn bộ chi phí từ ngân sách nhà nước. Chi phí cụ thể gồm:
Chi phí xây dựng 1.170.000.000đồng
Chi phí thiết bị: 11.325.000.000đồng
Chi phí quản lý dự án: 236.382.682đồng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 485.527.000đồng
Chi phí khác: 874.174.478đồng
Chi phí dự phòng: 904.466.840đồng
Theo giải thích của ông sơn, chi phí khác gồm: chi phí thẩm định thiết bị; chi phí cấp điện, nước cho nhà vệ sinh; chi phí kiểm toán; chi phí thẩm tra phê duyệt kiểm toán; chi phí bảo hiểm xây dựng. Toàn bộ chi phí này đều nằm trong quy định đầu tư.
Chi phí dự phòng là chi phí đề phòng phát sinh, nếu không có phát sinh số tiền này sẽ không được sử dụng. Ông Sơn khẳng định, số tiền này chỉ là ước lệ, chưa có gì định hình, cụ thể.
Trước băn khoăn của dư luận về con số đầu tư của một nhà vệ sinh mà bằng mấy căn nhà chung cư thu nhập giá thấp, ông Sơn cho biết, mức giá này BQL xây dựng dựa vào báo giá của Công ty TNHH Hoàng Gia gửi tới. Đây là báo giá thấp nhất trong những nhà cung cấp gửi đến mà BQL lựa chọn. Đơn vị này có báo giá chi tiết từng linh kiện.
Thiết bị được trang bị trong nhà vệ sinh sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư. Theo đó, những nhà vệ sinh trên các tuyến chính sẽ lựa chọn thiết bị cao cấp hơn những khu vực khác.
"Từ đó, tùy thuộc vào yêu cầu và đề xuất của chủ đầu tư mà hình thành nhà vệ sinh hai buồng hay bốn buồng. Khi đó mới có thể xác định được giá cụ thể từng loại thiết bị đi kèm", ông Sơn nói.
Với những thiết bị từ 500 triệu trở lên đều phải tiến hành đấu thầu theo quy định. Việc đấu thầu này sẽ được thực hiện công khai, trên báo đài để các nhà cung cấp có điều kiện cùng tham gia.
Lãnh đạo BQL tỏ ra rất lo lắng cho người sử dụng, ông trăn trở làm sao để người sử dụng vào đó phải đảm bảo không bị ám ảnh mùi hôi thối. Vị lãnh đạo này cho biết, đơn vị đang quan tâm tới thiết bị khử mùi được nhà cung cấp chào hàng.
Ông Sơn chia sẻ tham vọng khi đặt những nhà vệ sinh này trên đường phố sẽ đảm bảo phong cách kiến trúc, phù hợp với cảnh quan, đô thị của một thành phố lớn.
Vì vậy, tất cả những nhà vệ sinh này đã được lựa chọn vị trí lắp đặt dựa vào nhu cầu thực tế từ địa phương, các quận thị. Ông Sơn cho rằng, khi quy hoạch xây dựng những nhà vệ sinh này, BQL đặc biệt quan tâm tới ba vấn đề.
Một là nhu cầu: Phải là địa điểm thật sự có nhu cầu, ví dụ như nơi đông người, nhiều xe đi lại, gần khu trường học, bệnh viện.
Thứ hai: những nhà vệ sinh này là tự thu tự chi, nhà nước không bao cấp. Có sử dụng mới có tiền chi trả, duy trì.
Thứ ba: Phải đảm bảo cảnh quan môi trường, cảnh quan.
Được đầu tư bằng tiền ngân sách, nhưng ông Sơn khẳng định BQL chỉ là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thi công, lắp đặt. Sau khi thi công xong sẽ bàn giao cho Sở Xây dựng là đơn vị quản lý, duy trì sử dụng và quyết định nhân sự trông coi.
Nói về lời cá cược của Giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị, với giá 300 triệu nếu có đơn vị nào thi công được những nhà vệ sinh bằng thép này với giá rẻ hơn, ông Sơn cho rằng đó chỉ là quan điểm mang tính cá nhân.
Hiệu quả
Thông tin thêm về việc này, ông Lê Bá Dục – Phó Giám đốc Sở xây dựng cho biết, trên toàn địa bàn Hà Nội có 279 nhà vệ sinh công cộng, trong đó Ban duy tu của Sở xây dựng được giao 236 nhà vệ sinh công cộng (72 nhà vệ sinh bằng thép, 164 nhà vệ sinh xây).
Vấn đề quản lý được phân theo hai cấp: Giao cho Ban duy tu để trông coi nhà vệ sinh công cộng; dạng thứ hai là phân cấp để quản lý tốt hơn.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, tới nay hiện nay hiệu quả sử dụng các nhà vệ sinh này đều rất cao. Nhưng tới đây Sở sẽ cho rà soát lại toàn bộ những nhà vệ sinh trên địa bàn, nhà vệ sinh nào không hiệu quả sẽ chuyển đi nơi khác.
Trước phản ánh về tình trạng bán hàng quán ngay cạnh nhà vệ sinh, biến nhà vệ sinh thành nơi chứa đồ, ông Dục tự hào cho rằng điều đó chứng tỏ nhà vệ sinh rất sạch.
"Điều đó chứng tỏ nhà vệ sinh rất sạch, sạch tới mức có thể ăn uống ngay bên cạnh được", ông Dục hài hước. Tuy nhiên, ông Dục cũng cho rằng, việc bán hàng cạnh nhà vệ sinh vừa gây phản cảm mà tâm lý người Việt cũng khó chấp nhận. Chính vì vậy, cần phải được chấn chỉnh ngay.
Ông Dục nói thêm, hiện có hai loại hình nhà vệ sinh, một là nhà vệ sinh phục vụ cho nơi dân cư đông đúc phải xây nhà vệ sinh, loại hình này được nhà nước bao cấp hoàn toàn.
Dạng thứ hai là dạng dịch vụ, nghĩa là sử dụng là phải chi tiền. Dạng này hoạt động theo quyết định 1861, định mức duy trì là mỗi lần 2.000 đồng. "Theo quyết toán của Sở xây dựng tới thời điểm này chúng tôi hoàn toàn đủ sức nuôi được 72 nhà vệ sinh này".
Với 72 nhà vệ sinh giá thấp nhất khoảng gần 700 triệu, cao là gần 1 tỷ, nhà nước đã phải bỏ ra khoản ngân sách hơn 50 tỷ đồng để đầu tư xây dựng ban đầu nhưng lại giao lại cho Sở Xây dựng khai thác, sử dụng. Nói vậy, tự nuôi sống được hiểu theo giải thích của vị lãnh đạo sở này là theo hình thức: nhà nước chi, đơn vị thu?
Trước thông tin về giá cả dự toán của Ban Quản lý chỉnh trang đô thị, ông Dục cho rằng vấn đề công khai đấu thầu là cần thiết. Không nên dựa vào báo giá của một hai đơn vị mà lựa chọn là không khách quan.
Ông Dục cũng cho rằng, ông đồng quan điểm không nên đưa nhà vệ sinh bằng thép ra ngoại thành. Vì bên cạnh việc đảm bảo cảnh quan thì cũng cần phải lưu ý tới địa điểm, thiết bị lắp đặt cho phù hợp.
Thebox
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nhà vệ sinh tiển tỷ khóa cửa từ sáng tới tối
'Đắt vì độc'Theo ông Hoàng Nam Sơn – Phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội, đơn vị của ông được thành phố giao làm chủ đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép với tổng chi phí 15 tỷ đang gây xôn xao dư luận.
Dự án này đang trong giai đoạn xây dựng khái toán để trình lên thành phố, nhưng chưa được thành phố phê duyệt. Khi thành phố chấp thuận, 15 tỷ sẽ là mức giá chuẩn. Toàn bộ chi phí từ ngân sách nhà nước. Chi phí cụ thể gồm:
Chi phí xây dựng 1.170.000.000đồng
Chi phí thiết bị: 11.325.000.000đồng
Chi phí quản lý dự án: 236.382.682đồng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 485.527.000đồng
Chi phí khác: 874.174.478đồng
Chi phí dự phòng: 904.466.840đồng
Theo giải thích của ông sơn, chi phí khác gồm: chi phí thẩm định thiết bị; chi phí cấp điện, nước cho nhà vệ sinh; chi phí kiểm toán; chi phí thẩm tra phê duyệt kiểm toán; chi phí bảo hiểm xây dựng. Toàn bộ chi phí này đều nằm trong quy định đầu tư.
Chi phí dự phòng là chi phí đề phòng phát sinh, nếu không có phát sinh số tiền này sẽ không được sử dụng. Ông Sơn khẳng định, số tiền này chỉ là ước lệ, chưa có gì định hình, cụ thể.
Trước băn khoăn của dư luận về con số đầu tư của một nhà vệ sinh mà bằng mấy căn nhà chung cư thu nhập giá thấp, ông Sơn cho biết, mức giá này BQL xây dựng dựa vào báo giá của Công ty TNHH Hoàng Gia gửi tới. Đây là báo giá thấp nhất trong những nhà cung cấp gửi đến mà BQL lựa chọn. Đơn vị này có báo giá chi tiết từng linh kiện.
Thiết bị được trang bị trong nhà vệ sinh sẽ được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư. Theo đó, những nhà vệ sinh trên các tuyến chính sẽ lựa chọn thiết bị cao cấp hơn những khu vực khác.
"Từ đó, tùy thuộc vào yêu cầu và đề xuất của chủ đầu tư mà hình thành nhà vệ sinh hai buồng hay bốn buồng. Khi đó mới có thể xác định được giá cụ thể từng loại thiết bị đi kèm", ông Sơn nói.
Với những thiết bị từ 500 triệu trở lên đều phải tiến hành đấu thầu theo quy định. Việc đấu thầu này sẽ được thực hiện công khai, trên báo đài để các nhà cung cấp có điều kiện cùng tham gia.
Lãnh đạo BQL tỏ ra rất lo lắng cho người sử dụng, ông trăn trở làm sao để người sử dụng vào đó phải đảm bảo không bị ám ảnh mùi hôi thối. Vị lãnh đạo này cho biết, đơn vị đang quan tâm tới thiết bị khử mùi được nhà cung cấp chào hàng.
Ông Sơn chia sẻ tham vọng khi đặt những nhà vệ sinh này trên đường phố sẽ đảm bảo phong cách kiến trúc, phù hợp với cảnh quan, đô thị của một thành phố lớn.
Vì vậy, tất cả những nhà vệ sinh này đã được lựa chọn vị trí lắp đặt dựa vào nhu cầu thực tế từ địa phương, các quận thị. Ông Sơn cho rằng, khi quy hoạch xây dựng những nhà vệ sinh này, BQL đặc biệt quan tâm tới ba vấn đề.
Một là nhu cầu: Phải là địa điểm thật sự có nhu cầu, ví dụ như nơi đông người, nhiều xe đi lại, gần khu trường học, bệnh viện.
Thứ hai: những nhà vệ sinh này là tự thu tự chi, nhà nước không bao cấp. Có sử dụng mới có tiền chi trả, duy trì.
Thứ ba: Phải đảm bảo cảnh quan môi trường, cảnh quan.
Được đầu tư bằng tiền ngân sách, nhưng ông Sơn khẳng định BQL chỉ là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thi công, lắp đặt. Sau khi thi công xong sẽ bàn giao cho Sở Xây dựng là đơn vị quản lý, duy trì sử dụng và quyết định nhân sự trông coi.
Nói về lời cá cược của Giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị, với giá 300 triệu nếu có đơn vị nào thi công được những nhà vệ sinh bằng thép này với giá rẻ hơn, ông Sơn cho rằng đó chỉ là quan điểm mang tính cá nhân.
Hiệu quả
Thông tin thêm về việc này, ông Lê Bá Dục – Phó Giám đốc Sở xây dựng cho biết, trên toàn địa bàn Hà Nội có 279 nhà vệ sinh công cộng, trong đó Ban duy tu của Sở xây dựng được giao 236 nhà vệ sinh công cộng (72 nhà vệ sinh bằng thép, 164 nhà vệ sinh xây).
Vấn đề quản lý được phân theo hai cấp: Giao cho Ban duy tu để trông coi nhà vệ sinh công cộng; dạng thứ hai là phân cấp để quản lý tốt hơn.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, tới nay hiện nay hiệu quả sử dụng các nhà vệ sinh này đều rất cao. Nhưng tới đây Sở sẽ cho rà soát lại toàn bộ những nhà vệ sinh trên địa bàn, nhà vệ sinh nào không hiệu quả sẽ chuyển đi nơi khác.
Trước phản ánh về tình trạng bán hàng quán ngay cạnh nhà vệ sinh, biến nhà vệ sinh thành nơi chứa đồ, ông Dục tự hào cho rằng điều đó chứng tỏ nhà vệ sinh rất sạch.
"Điều đó chứng tỏ nhà vệ sinh rất sạch, sạch tới mức có thể ăn uống ngay bên cạnh được", ông Dục hài hước. Tuy nhiên, ông Dục cũng cho rằng, việc bán hàng cạnh nhà vệ sinh vừa gây phản cảm mà tâm lý người Việt cũng khó chấp nhận. Chính vì vậy, cần phải được chấn chỉnh ngay.
Ông Dục nói thêm, hiện có hai loại hình nhà vệ sinh, một là nhà vệ sinh phục vụ cho nơi dân cư đông đúc phải xây nhà vệ sinh, loại hình này được nhà nước bao cấp hoàn toàn.
Dạng thứ hai là dạng dịch vụ, nghĩa là sử dụng là phải chi tiền. Dạng này hoạt động theo quyết định 1861, định mức duy trì là mỗi lần 2.000 đồng. "Theo quyết toán của Sở xây dựng tới thời điểm này chúng tôi hoàn toàn đủ sức nuôi được 72 nhà vệ sinh này".
Với 72 nhà vệ sinh giá thấp nhất khoảng gần 700 triệu, cao là gần 1 tỷ, nhà nước đã phải bỏ ra khoản ngân sách hơn 50 tỷ đồng để đầu tư xây dựng ban đầu nhưng lại giao lại cho Sở Xây dựng khai thác, sử dụng. Nói vậy, tự nuôi sống được hiểu theo giải thích của vị lãnh đạo sở này là theo hình thức: nhà nước chi, đơn vị thu?
Trước thông tin về giá cả dự toán của Ban Quản lý chỉnh trang đô thị, ông Dục cho rằng vấn đề công khai đấu thầu là cần thiết. Không nên dựa vào báo giá của một hai đơn vị mà lựa chọn là không khách quan.
Ông Dục cũng cho rằng, ông đồng quan điểm không nên đưa nhà vệ sinh bằng thép ra ngoại thành. Vì bên cạnh việc đảm bảo cảnh quan thì cũng cần phải lưu ý tới địa điểm, thiết bị lắp đặt cho phù hợp.
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn