T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Yukio Edano nói Nhật Bản sẽ kiểm chứng với phía Trung Quốc về vụ CNOOC 'hút dầu'
Nhật Bản nói sẽ điều tra tin rằng tập đoàn dầu khí Trung Quốc, CNOOC đã khai thác dầu từ bãi còn đang tranh chấp tại biển Đông Trung Hoa, trong dấu hiệu quan hệ hai nước lớn tại châu Á vẫn chưa êm thắm.
Hôm thứ Tư, 9/3/2011, ông Yukio Edano, Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng Nhật Bản nói rằng họ sẽ nhìn nhận vấn đề do báo Asahi nêu ra.
Tờ báo đưa tin rằng ông Tống Ân Lai, Chủ tịch tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (CNOOC), khoe hôm thứ Ba rằng họ đã bơm dầu lên từ bãi Xuân Hiểu (Chunxiao), mà người Nhật gọi là Shirabaka.
Ông Edano nói gọi tuyên bố của quan chức CNOOC là việc làm "đáng tiếc" và hứa rằng chính phủ Nhật sẽ kiểm chứng điều này với đối tác Trung Quốc.
Vi phạm thỏa thuận?
Hồi năm 2008, hai nước Trung - Nhật thỏa thuận trên nguyên tắc là sẽ giải quyết tranh chấp dầu khí ở vùng biển này bằng cách cùng khai thác.
Nhưng sau đó, việc hợp tác không tiến hành được vì Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc tự ý hút khí, vi phạm thỏa thuận đã nêu.
Khi phát biểu về bãi dầu khí Xuân Hiểu/Shirabaka, quan chức CNOOC ý thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề, cho rằng "Đây là chuyện tế nhị, nhưng chúng tôi đã khai thác bãi đó và đã bơm dầu lên".
Báo chí nước ngoài trích đánh giá của Trung Quốc nói rằng bồn dầu khí tại vùng biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể có trữ lượng lớn về khí đốt và 20 triệu thùng dầu.
Mới trong tuần này, Tokyo phản đối chính thức với Bắc Kinh vụ một trực thăng của Trung Quốc bay lại gần khu trục hạm của Nhật trong vùng biển, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Toshimi Kitazawa.
Trong tháng này, Nhật đã điều các phi cơ chiến đấu lên giám sát phi cơ hải quân của Trung Quốc bay gần một số hòn đảo tranh chấp dù máy bay của Trung Quốc không xâm phạm không phận của Nhật.
Chủ Nhật vừa qua, trước cuộc họp Trung - Nhật - Hàn dự kiến vào tuần tới, Ngoại trưởng Nhật, ông Seiji Maehara, một nhân vật có tiếng là ủng hộ Mỹ và cứng rắn với Trung Quốc, đã từ chức vì một vụ scandal hiến tặng tiền cho mục tiêu chính trị.
Hiện chưa rõ tân ngoại trưởng Nhật, Takeaki Matsumoto, người lên thay ông Maehara, có dự cuộc hội đàm đó hay không.
Theo BBC Vietnamese
Nhật Bản nói sẽ điều tra tin rằng tập đoàn dầu khí Trung Quốc, CNOOC đã khai thác dầu từ bãi còn đang tranh chấp tại biển Đông Trung Hoa, trong dấu hiệu quan hệ hai nước lớn tại châu Á vẫn chưa êm thắm.
Hôm thứ Tư, 9/3/2011, ông Yukio Edano, Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng Nhật Bản nói rằng họ sẽ nhìn nhận vấn đề do báo Asahi nêu ra.
Tờ báo đưa tin rằng ông Tống Ân Lai, Chủ tịch tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc (CNOOC), khoe hôm thứ Ba rằng họ đã bơm dầu lên từ bãi Xuân Hiểu (Chunxiao), mà người Nhật gọi là Shirabaka.
Ông Edano nói gọi tuyên bố của quan chức CNOOC là việc làm "đáng tiếc" và hứa rằng chính phủ Nhật sẽ kiểm chứng điều này với đối tác Trung Quốc.
Vi phạm thỏa thuận?
Chúng tôi đã khai thác bãi đó và đã bơm dầu lên
Lãnh đạo CNOOC
Hồi năm 2008, hai nước Trung - Nhật thỏa thuận trên nguyên tắc là sẽ giải quyết tranh chấp dầu khí ở vùng biển này bằng cách cùng khai thác.
Nhưng sau đó, việc hợp tác không tiến hành được vì Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc tự ý hút khí, vi phạm thỏa thuận đã nêu.
Khi phát biểu về bãi dầu khí Xuân Hiểu/Shirabaka, quan chức CNOOC ý thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề, cho rằng "Đây là chuyện tế nhị, nhưng chúng tôi đã khai thác bãi đó và đã bơm dầu lên".
Báo chí nước ngoài trích đánh giá của Trung Quốc nói rằng bồn dầu khí tại vùng biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể có trữ lượng lớn về khí đốt và 20 triệu thùng dầu.
Mới trong tuần này, Tokyo phản đối chính thức với Bắc Kinh vụ một trực thăng của Trung Quốc bay lại gần khu trục hạm của Nhật trong vùng biển, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Toshimi Kitazawa.
Trong tháng này, Nhật đã điều các phi cơ chiến đấu lên giám sát phi cơ hải quân của Trung Quốc bay gần một số hòn đảo tranh chấp dù máy bay của Trung Quốc không xâm phạm không phận của Nhật.
Chủ Nhật vừa qua, trước cuộc họp Trung - Nhật - Hàn dự kiến vào tuần tới, Ngoại trưởng Nhật, ông Seiji Maehara, một nhân vật có tiếng là ủng hộ Mỹ và cứng rắn với Trung Quốc, đã từ chức vì một vụ scandal hiến tặng tiền cho mục tiêu chính trị.
Hiện chưa rõ tân ngoại trưởng Nhật, Takeaki Matsumoto, người lên thay ông Maehara, có dự cuộc hội đàm đó hay không.
Theo BBC Vietnamese