T
T$
Guest
Quân đội Nhật Bản đang sử dụng các đường ống cứu hỏa áp suất cao để phun nước vào các lò phản ứng hạt nhân bị động đất phá hủy trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm làm nguội các thanh nhiên liệu đang nóng ở mức nguy hiểm, trong lúc họ thừa nhận rằng không còn nhiều thời gian cho nỗ lực này.
Trước đó cũng trong ngày hôm nay, chính phủ đã sử dụng phương pháp đổ nước từ trên các máy bay xuống sau khi từ bỏ kế hoạch này ngày hôm trước vì mức độ phóng xạ nguy hiểm cho các phi công lái máy bay trực thăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa nói rằng chính phủ đã quyết định 'không thể trì hoãn sứ mạng này thêm nữa'.
Tuy nhiên, các hình ảnh trên truyền hình cho thấy phần lớn số nước được đổ xuống đã bị thổi bạt ra ngoài mục tiêu và nỗ lực này đã bị đình chỉ sau 4 lần thử.
Mức độ phóng xạ cao xung quanh nhà máy cách Tokyo 240km về phía bắc đang khiến các công nhân không thể ở trong cơ sở này quá vài phút mỗi lần, và mức độ phóng xạ ban đầu đo được cho thấy lần đổ nước đầu tiên từ máy bay trực thăng đã đem lại rất ít hiệu quả.
Hôm nay, các giới chức cho biết họ hy vọng sớm phục hồi được nguồn điện ở nhà máy này, làm tăng hy vọng có thể triển khai các máy bơm hiệu quả hơn để phun nước vào các thanh nhiên liệu tại 6 lò phản ứng hạt nhân đã bị hư hại.
Hoa Kỳ và các chính phủ khác đã khuyến cáo công dân nước họ nên ở cách xa nhà máy ít nhất 80km, có nghĩa là xa hơn so với bán kính an toàn mà Nhật Bản áp dụng, và nhiều chính phủ đang sơ tán nhân viên khỏi các đại sứ quán ở Tokyo.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan sáng ngày hôm nay ở Tokyo để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông đối với lòng can đảm của người dân Nhật Bản và để nhắc lại đề nghị hỗ trợ của ông, trong đó có cả việc hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Cuộc điện đàm này được thực hiện nhiều giờ sau khi các giới chức về năng lượng hạt nhân ở Washington cho biết họ tin rằng nước trong các bể làm nguội tại lò phản ứng số 4 ở Fukushima đã cạn kiệt hết, khiến các thanh nhiên liệu bị phơi ra ngoài không khí.
Nếu các thanh nhiên liệu bị nóng, chúng có thể tan chảy hay bị cháy qua vỏ ngoài và thải ra mức độ phóng xạ cao trong không gian.
Các giới chức về hạt nhân của Nhật Bản ngày hôm nay nói rằng họ không thể xác nhận những nhận định của Chủ tịch Ủy ban Điều hành Hạt nhân Hoa Kỳ Gregory Jaczko.
Tuy nhiên, họ nói rằng mực nước trong bể chứa ở lò phản ứng số 3 đang ở mức nguy hiểm.
Trước đó cũng trong ngày hôm nay, chính phủ đã sử dụng phương pháp đổ nước từ trên các máy bay xuống sau khi từ bỏ kế hoạch này ngày hôm trước vì mức độ phóng xạ nguy hiểm cho các phi công lái máy bay trực thăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Toshimi Kitazawa nói rằng chính phủ đã quyết định 'không thể trì hoãn sứ mạng này thêm nữa'.
Tuy nhiên, các hình ảnh trên truyền hình cho thấy phần lớn số nước được đổ xuống đã bị thổi bạt ra ngoài mục tiêu và nỗ lực này đã bị đình chỉ sau 4 lần thử.
Mức độ phóng xạ cao xung quanh nhà máy cách Tokyo 240km về phía bắc đang khiến các công nhân không thể ở trong cơ sở này quá vài phút mỗi lần, và mức độ phóng xạ ban đầu đo được cho thấy lần đổ nước đầu tiên từ máy bay trực thăng đã đem lại rất ít hiệu quả.
Hôm nay, các giới chức cho biết họ hy vọng sớm phục hồi được nguồn điện ở nhà máy này, làm tăng hy vọng có thể triển khai các máy bơm hiệu quả hơn để phun nước vào các thanh nhiên liệu tại 6 lò phản ứng hạt nhân đã bị hư hại.
Hoa Kỳ và các chính phủ khác đã khuyến cáo công dân nước họ nên ở cách xa nhà máy ít nhất 80km, có nghĩa là xa hơn so với bán kính an toàn mà Nhật Bản áp dụng, và nhiều chính phủ đang sơ tán nhân viên khỏi các đại sứ quán ở Tokyo.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan sáng ngày hôm nay ở Tokyo để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông đối với lòng can đảm của người dân Nhật Bản và để nhắc lại đề nghị hỗ trợ của ông, trong đó có cả việc hỗ trợ cho cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Cuộc điện đàm này được thực hiện nhiều giờ sau khi các giới chức về năng lượng hạt nhân ở Washington cho biết họ tin rằng nước trong các bể làm nguội tại lò phản ứng số 4 ở Fukushima đã cạn kiệt hết, khiến các thanh nhiên liệu bị phơi ra ngoài không khí.
Nếu các thanh nhiên liệu bị nóng, chúng có thể tan chảy hay bị cháy qua vỏ ngoài và thải ra mức độ phóng xạ cao trong không gian.
Các giới chức về hạt nhân của Nhật Bản ngày hôm nay nói rằng họ không thể xác nhận những nhận định của Chủ tịch Ủy ban Điều hành Hạt nhân Hoa Kỳ Gregory Jaczko.
Tuy nhiên, họ nói rằng mực nước trong bể chứa ở lò phản ứng số 3 đang ở mức nguy hiểm.