Mỗi ngày, cứ sau giờ tan trường, cơm đùm cơm nắm, cô đống bộ, khoác áo lên rừng, xuống suối hì hục oằn lưng bới từng lớp đất đá, rỗi đãi bàn tay thoăn thoắt sàng lọc từng lớp đất đá để tìm vàng.
Từ cô giáo trở thành “phu vàng”
Trong số những đám phu vàng trên dòng sông Huỗi Nguyên và đỉnh Khe Bu, nơi tập trung đông đúc các điểm khai thác vàng, tôi bắt gặp cô giáo Đặng Thị D., giáo viên trường Tiểu học đóng trên địa bàn xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Cô D. cũng bắt đầu đổ xô đi “mót vàng” từ sau sự kiện anh Lô Văn Ối trúng vố khi sở hữu 2,1 kg vàng ròng, bán được tiền tỷ.
Dù có là người dửng dưng đến mấy thì trước những sức cuốn hút của vàng, đặc biệt là thời kỳ vàng tăng đến chóng mặt ở mức đỉnh điểm khiến cô giáo cũng không kìm nén được cảm xúc nếu một ngày nào đó mình cũng sẽ may mắn được như anh Ối hoặc những người may mắn khác.
Người dân trong bản vẫn đồ rằng thời kỳ của Ối có vàng, mua hẳn két sắt về bỏ vào đó, hai vợ chồng thay phiên nhau trông giữ, mắt hốc hác vì thấy sướng quá. Có nhiều người dân nghe tin Ối, cứ suốt ngày đến thăm, mong tận mắt tận sở thị xem hình thù cục vàng ấy như thế nào, nhưng vợ chồng Ối cứ khư khư cất giữ, nhất quyết không cho xem. Mà cũng lạ thật, ngôi nhà tranh vách đất của Ối nhìn toang hoác, lộ rõ cái tủ sắt, mà người ta đồ rằng, nếu như trong đó không đựng vàng thì nhà Ối cũng chẳng có cái gì quý giá cả.
Khi vô tình "nhặt" được cục vàng nặng 2,1 kg, Lô Văn Ối mua hẳn két sắt về cất vàng trong căn nhà tranh vách đất khiến nhiều dân bản càng đổ xô đến xem và đồn đoán giá trị.
Sự “ki bo” của Ối càng khiến cô giáo cũng như nhiều người khác tò mò, háo hức nhưng khi không được tận kiến mà cứ nghe đến cái giá tiền tỷ, ruột gan cứ nóng bừng bừng. Từng đó số tiền chỉ trong “nháy mắt” là giấc mơ cả đời mà đố có người nào đi rẫy làm được.
Nhắc chuyện đến đây, mắt cô giáo D. sáng lên: “Đấy, chú xem, với đám đãi vàng, họ chỉ mất sức, mất công thế mà có tiền nhiều, còn giáo viên như tôi thu nhập ba cọc ba đồng không đủ ăn, nếu không làm thêm thì chết đói. Họ kiếm tiền được thì mình cũng đi. Tôi không có sức khỏe thì đi theo sau phụ giúp họ, mon men theo bãi đất đá “mót” lại vàng thôi”.
Nói là làm, cô giáo D. cũng sắm cho mình cái cơi (vật dụng dùng để đãi vàng), xẻng xin đám nậu vàng đi theo.
Cô giáo D. từng có quãng thời gian hành nghề "mót" vàng sau thời kỳ anh Ối may mắn sở hữu cục vàng khổng lồ.
Mỗi ngày, cứ sau giờ tan trường, cơm đùm cơm nắm, cô đống bộ, khoác áo lên rừng, xuống suối hì hục oằn lưng bới từng lớp đất đá, rỗi đãi bàn tay thoăn thoắt sàng lọc từng lớp đất đá để tìm vàng.
Vào thời điểm cô giáo này tập trung đi “mót” vàng nhiều nhất chính là mùa hè, lúc học sinh đã nghỉ học. Tuy nhiên, nghề đãi, mót vàng với phần may mắn bữa đực bữa cái không đủ mang lại cuộc sống ấm no cho cô giáo bản vùng cao này.
Vàng ròng không bằng cái chữ trong bụng
Những ngày lam lũ trên các bãi khai thác vàng cũng đủ để cô giáo D. trãi nghiệm kiến thức thực tế về quy luật tìm vàng do mình học hỏi và đúc kết. Theo cô, ở những nơi bãi đất có màu nâu hoặc xám thì chắc chắn nơi đó sẽ có vàng.
“Biết kinh nghiệm nhiều như vậy sao cô không tiếp tục đi đào, đãi vàng ? ”- Tôi hỏi.
Cô giáo D. ánh mắt buồn, nhìn xa xăm: “Tui cũng “máu” có vàng lắm. Vàng thì ai chả ham. Nhưng do đói quá, lại phải nuôi con nên mới lần mò đi thôi nhưng từng đó quảng thời gian mình đi làm phu vàng cũng nhận được đầy những ánh mắt dè bĩu, coi thường của các bậc phụ huynh, các em học sinh. Có phụ huynh còn xăm xỉa “Cô giáo không đi dạy sao lại đi làm nậu vàng?”.
Đồ nghề "mót" vàng giờ là kỷ niệm với cô giáo D.
Nghĩ đến điều đó thấy chạnh lòng. Sau nhiều đêm suy tính, tui nghĩ ông trời thương ai thì người đó có, giàu nghèo cũng có cái số của nó cả. Mình cứ mãi dấn thân theo mộng ước thì sao nói được học trò cố gắng học. Hơn nữa, vàng nếu có nhiều thì ăn mãi nó cũng hết chứ kiến thức dạy cho các em để sau này các em nên người sẽ mãi là vĩnh cữu”.
Từ mấy tháng nay, cô giáo D. cũng dứt hẳn với nghề “mót” vàng để quy lại tập trung chuyên môn con đường đứng lớp của mình. Ngay như tết vừa rồi, dù nhiều nhà dân bản mở tiệc liên hoan, ăn mừng tưng bừng “trúng vố” được vàng nhưng cô cho biết không vì thế mà quay trở lại làm nậu vàng.
Rời Yên Hòa trong chiều tê buốt, phía xa xăm dưới dòng suối Huỗi Nguyên, trên các đỉnh đổi, đám phu vàng vẫn hì hục tay xẻng, tay đào đi tìm vận may. Tôi chợt nhớ đến lời cô giáo bản: “Vàng ròng không bằng cái chữ trong bụng” ám ảnh…..
Giang uyên- Vĩnh Hồ
Theo Bưu Điện Việt Nam
Từ cô giáo trở thành “phu vàng”
Trong số những đám phu vàng trên dòng sông Huỗi Nguyên và đỉnh Khe Bu, nơi tập trung đông đúc các điểm khai thác vàng, tôi bắt gặp cô giáo Đặng Thị D., giáo viên trường Tiểu học đóng trên địa bàn xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Cô D. cũng bắt đầu đổ xô đi “mót vàng” từ sau sự kiện anh Lô Văn Ối trúng vố khi sở hữu 2,1 kg vàng ròng, bán được tiền tỷ.
Dù có là người dửng dưng đến mấy thì trước những sức cuốn hút của vàng, đặc biệt là thời kỳ vàng tăng đến chóng mặt ở mức đỉnh điểm khiến cô giáo cũng không kìm nén được cảm xúc nếu một ngày nào đó mình cũng sẽ may mắn được như anh Ối hoặc những người may mắn khác.
Người dân trong bản vẫn đồ rằng thời kỳ của Ối có vàng, mua hẳn két sắt về bỏ vào đó, hai vợ chồng thay phiên nhau trông giữ, mắt hốc hác vì thấy sướng quá. Có nhiều người dân nghe tin Ối, cứ suốt ngày đến thăm, mong tận mắt tận sở thị xem hình thù cục vàng ấy như thế nào, nhưng vợ chồng Ối cứ khư khư cất giữ, nhất quyết không cho xem. Mà cũng lạ thật, ngôi nhà tranh vách đất của Ối nhìn toang hoác, lộ rõ cái tủ sắt, mà người ta đồ rằng, nếu như trong đó không đựng vàng thì nhà Ối cũng chẳng có cái gì quý giá cả.
Sự “ki bo” của Ối càng khiến cô giáo cũng như nhiều người khác tò mò, háo hức nhưng khi không được tận kiến mà cứ nghe đến cái giá tiền tỷ, ruột gan cứ nóng bừng bừng. Từng đó số tiền chỉ trong “nháy mắt” là giấc mơ cả đời mà đố có người nào đi rẫy làm được.
Nhắc chuyện đến đây, mắt cô giáo D. sáng lên: “Đấy, chú xem, với đám đãi vàng, họ chỉ mất sức, mất công thế mà có tiền nhiều, còn giáo viên như tôi thu nhập ba cọc ba đồng không đủ ăn, nếu không làm thêm thì chết đói. Họ kiếm tiền được thì mình cũng đi. Tôi không có sức khỏe thì đi theo sau phụ giúp họ, mon men theo bãi đất đá “mót” lại vàng thôi”.
Nói là làm, cô giáo D. cũng sắm cho mình cái cơi (vật dụng dùng để đãi vàng), xẻng xin đám nậu vàng đi theo.
Mỗi ngày, cứ sau giờ tan trường, cơm đùm cơm nắm, cô đống bộ, khoác áo lên rừng, xuống suối hì hục oằn lưng bới từng lớp đất đá, rỗi đãi bàn tay thoăn thoắt sàng lọc từng lớp đất đá để tìm vàng.
Vào thời điểm cô giáo này tập trung đi “mót” vàng nhiều nhất chính là mùa hè, lúc học sinh đã nghỉ học. Tuy nhiên, nghề đãi, mót vàng với phần may mắn bữa đực bữa cái không đủ mang lại cuộc sống ấm no cho cô giáo bản vùng cao này.
Vàng ròng không bằng cái chữ trong bụng
Những ngày lam lũ trên các bãi khai thác vàng cũng đủ để cô giáo D. trãi nghiệm kiến thức thực tế về quy luật tìm vàng do mình học hỏi và đúc kết. Theo cô, ở những nơi bãi đất có màu nâu hoặc xám thì chắc chắn nơi đó sẽ có vàng.
“Biết kinh nghiệm nhiều như vậy sao cô không tiếp tục đi đào, đãi vàng ? ”- Tôi hỏi.
Cô giáo D. ánh mắt buồn, nhìn xa xăm: “Tui cũng “máu” có vàng lắm. Vàng thì ai chả ham. Nhưng do đói quá, lại phải nuôi con nên mới lần mò đi thôi nhưng từng đó quảng thời gian mình đi làm phu vàng cũng nhận được đầy những ánh mắt dè bĩu, coi thường của các bậc phụ huynh, các em học sinh. Có phụ huynh còn xăm xỉa “Cô giáo không đi dạy sao lại đi làm nậu vàng?”.
Nghĩ đến điều đó thấy chạnh lòng. Sau nhiều đêm suy tính, tui nghĩ ông trời thương ai thì người đó có, giàu nghèo cũng có cái số của nó cả. Mình cứ mãi dấn thân theo mộng ước thì sao nói được học trò cố gắng học. Hơn nữa, vàng nếu có nhiều thì ăn mãi nó cũng hết chứ kiến thức dạy cho các em để sau này các em nên người sẽ mãi là vĩnh cữu”.
Từ mấy tháng nay, cô giáo D. cũng dứt hẳn với nghề “mót” vàng để quy lại tập trung chuyên môn con đường đứng lớp của mình. Ngay như tết vừa rồi, dù nhiều nhà dân bản mở tiệc liên hoan, ăn mừng tưng bừng “trúng vố” được vàng nhưng cô cho biết không vì thế mà quay trở lại làm nậu vàng.
Rời Yên Hòa trong chiều tê buốt, phía xa xăm dưới dòng suối Huỗi Nguyên, trên các đỉnh đổi, đám phu vàng vẫn hì hục tay xẻng, tay đào đi tìm vận may. Tôi chợt nhớ đến lời cô giáo bản: “Vàng ròng không bằng cái chữ trong bụng” ám ảnh…..
Giang uyên- Vĩnh Hồ
Theo Bưu Điện Việt Nam