T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Abe thắng cử hồi tháng 12 năm ngoái.
Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Sáu 15/3 nói Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lượng xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Abe nói Nhật Bản không thể tự mình khép kín, nếu muốn tiếp tục duy trì tăng trưởng, và mô tả điều ông gọi là “đây là cơ hội cuối cùng để tham gia và nếu để lỡ cơ hội này thì Nhật Bản sẽ bị tụt hậu”.
Các vòng đàm phán TPP do Hoa Kỳ chủ trì, hiện có 11 nước châu Á - Thái Bình Dương tham gia, trong đó có Việt Nam.
Dưới đây là một số nét chính về hiệp định TPP.
[h=2]TPP là gì?[/h]Các cuộc đàm phán bắt đầu theo khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương qui mô nhỏ bao gồm Burnei, Chile, Singapore và New Zealand, nhưng có thêm đà khi Hoa kỳ tham gia vào năm 2008.
Giới hậu thuẫn tại Hoa Kỳ nói rằng đây có thể là khuôn khổ để hướng tới thỏa thuận mậu dịch tự do của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), một ý tưởng mà Washington đưa ra lần đầu tiên vào năm 2006.
[h=2]Nước nào tham gia?[/h]Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Thỏa thuận sẽ có sự tham gia của hai nền kinh tế lớn thứ nhất (Mỹ) và thứ ba (Nhật) thế giới.
Nhật Bản sẽ cần có được sự chấp thuận từ 11 thành viên khác đang trong quá trình đàm phán trước khi họ có thể chính thức tham gia đàm phán, một quá trình mà sẽ mất ít nhất ba tháng, theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Trung Quốc không tham gia. Một số nhà phân tích nói rằng điều này cho thấy TPP là một phần của những nỗ lực của Washington nhằm khống chế Bắc Kinh, trong khi tạo một khuôn khổ kinh doanh thuận lợi cho các quốc gia có thể muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.
[h=2]Thỏa thuận có giá trị bao nhiêu?[/h]TPP có thể phát triển thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới, áp đảo Liên minh châu Âu.
12 quốc gia tham gia đàm phán có dân số hơn 750 triệu người và sản lượng kinh tế chung khoảng 25 ngàn tỉ đôla, tương đương 40% GDP toàn cầu.
[h=2]Đàm phán về những mảng gì?[/h]Trên lý thuyết, tất cả mọi thứ hiện đang đóng vai trò như rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan đối với các hạng mục từ hàng hóa tới dịch vụ hoặc đầu tư.
Hiệp định cũng sẽ đặt ra những tiêu chuẩn về lao động, bảo vệ môi trường, không phân biệt đối xử trong mua sắm của chính phủ và quyền sở hữu trí tuệ.
[h=2]Khúc mắc ở chỗ nào?[/h]
Ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ lo ngại sẽ bị xe nhật áp đảo.
Sự tham gia của Nhật Bản tạo ra một số khúc mắc trong thỏa thuận có thể xem là tương đối dễ đạt được.
Nhà nông của Nhật, vốn được bảo hộ mạnh, phản đối việc tham gia hiệp định này trong bối cảnh việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến họ phải đối diện khả năng cạnh tranh ở diện rộng và có khả năng làm nhiều doanh nghiệp nhỏ trong khu vực nông nghiệp của Nhật phá sản.
Nhật cũng lo ngại rằng hệ thống bảo hiểm y tế công cộng, thuộc hạng mục hàng rào phi thuế quan, có thể là thị trường để các công ty Mỹ nhắm tới.
Trong khi đó Ngành xe hơi Mỹ sợ làn sóng xe hơi của các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ áp đảo thị trường Mỹ trong khi họ lại không cạnh tranh nổi tại thị trường Nhật.
[h=2]Làm thế nào để vượt qua trở ngại trong đàm phán?[/h]Có thể sẽ có ngoại lệ trong một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, tức là sẽ không chịu phạm vi chi phối của hiệp định hoặc có các giải pháp khác như phải giảm thuế dần trong một thời dan khá dài.
Theo BBC Vietnamese
Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Sáu 15/3 nói Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lượng xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông Abe nói Nhật Bản không thể tự mình khép kín, nếu muốn tiếp tục duy trì tăng trưởng, và mô tả điều ông gọi là “đây là cơ hội cuối cùng để tham gia và nếu để lỡ cơ hội này thì Nhật Bản sẽ bị tụt hậu”.
Các vòng đàm phán TPP do Hoa Kỳ chủ trì, hiện có 11 nước châu Á - Thái Bình Dương tham gia, trong đó có Việt Nam.
Dưới đây là một số nét chính về hiệp định TPP.
[h=2]TPP là gì?[/h]Các cuộc đàm phán bắt đầu theo khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương qui mô nhỏ bao gồm Burnei, Chile, Singapore và New Zealand, nhưng có thêm đà khi Hoa kỳ tham gia vào năm 2008.
Giới hậu thuẫn tại Hoa Kỳ nói rằng đây có thể là khuôn khổ để hướng tới thỏa thuận mậu dịch tự do của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), một ý tưởng mà Washington đưa ra lần đầu tiên vào năm 2006.
[h=2]Nước nào tham gia?[/h]Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhật Bản sẽ cần có được sự chấp thuận từ 11 thành viên khác đang trong quá trình đàm phán trước khi họ có thể chính thức tham gia đàm phán, một quá trình mà sẽ mất ít nhất ba tháng, theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Trung Quốc không tham gia. Một số nhà phân tích nói rằng điều này cho thấy TPP là một phần của những nỗ lực của Washington nhằm khống chế Bắc Kinh, trong khi tạo một khuôn khổ kinh doanh thuận lợi cho các quốc gia có thể muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.
[h=2]Thỏa thuận có giá trị bao nhiêu?[/h]TPP có thể phát triển thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới, áp đảo Liên minh châu Âu.
12 quốc gia tham gia đàm phán có dân số hơn 750 triệu người và sản lượng kinh tế chung khoảng 25 ngàn tỉ đôla, tương đương 40% GDP toàn cầu.
[h=2]Đàm phán về những mảng gì?[/h]Trên lý thuyết, tất cả mọi thứ hiện đang đóng vai trò như rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan đối với các hạng mục từ hàng hóa tới dịch vụ hoặc đầu tư.
Hiệp định cũng sẽ đặt ra những tiêu chuẩn về lao động, bảo vệ môi trường, không phân biệt đối xử trong mua sắm của chính phủ và quyền sở hữu trí tuệ.
[h=2]Khúc mắc ở chỗ nào?[/h]
Sự tham gia của Nhật Bản tạo ra một số khúc mắc trong thỏa thuận có thể xem là tương đối dễ đạt được.
Nhà nông của Nhật, vốn được bảo hộ mạnh, phản đối việc tham gia hiệp định này trong bối cảnh việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến họ phải đối diện khả năng cạnh tranh ở diện rộng và có khả năng làm nhiều doanh nghiệp nhỏ trong khu vực nông nghiệp của Nhật phá sản.
Nhật cũng lo ngại rằng hệ thống bảo hiểm y tế công cộng, thuộc hạng mục hàng rào phi thuế quan, có thể là thị trường để các công ty Mỹ nhắm tới.
Trong khi đó Ngành xe hơi Mỹ sợ làn sóng xe hơi của các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ áp đảo thị trường Mỹ trong khi họ lại không cạnh tranh nổi tại thị trường Nhật.
[h=2]Làm thế nào để vượt qua trở ngại trong đàm phán?[/h]Có thể sẽ có ngoại lệ trong một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, tức là sẽ không chịu phạm vi chi phối của hiệp định hoặc có các giải pháp khác như phải giảm thuế dần trong một thời dan khá dài.
Theo BBC Vietnamese