Lúc khiêng chị Hoa về đến nhà, mặt sưng to đến nỗi không nhìn thấy mắt đâu nữa, toàn thân co giật, miệng sùi bọt, thở không ra hơi. Nhìn cảnh chị Hoa, không ai tin rằng chị có thể sống được khi ôtô chạy xuống đến Hà Nội.
Những ngày lang thang ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), tôi đã được nghe rất nhiều chuyện kỳ bí, khó tin cứ như thần thoại. Điều đặc biệt là những câu chuyện mang hơi hướng thần thoại lại được chính miệng các cán bộ có uy tín kể.
Trưởng Công an huyện Tân Sơn, anh Trử Văn Thông (khi làm khai sinh, cán bộ tư pháp ghi Chử thành Trử, song anh Thông vẫn để nguyên như vậy) khẳng định như đinh đóng cột rằng, chính anh, đã không dưới 20 năm, với hàng trăm lần tận mắt những ông thầy cúng, chỉ cần niệm thần chú, hoặc quẹt chiếc lá vào vết thương, lập tức, dòi bọ từ vết thương trâu bò, chó lợn cứ lổm ngổm bò ra. Nhưng khó tin nhất là chuyện có một số thầy cúng chữa rắn cắn cứ như thần thoại: niệm chú rồi hà hơi bằng miệng, sau đó đắp lá, là chất độc trong người nạn nhân biến mất, chẳng cần phải đi bệnh viện cho tốn kém. Vốn chẳng tin mấy chuyện truyền miệng và có hơi hướng thần thoại, nên không tận mắt, tôi coi những chuyện đó như chuyện vui.
Những ngày lang thang ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ), tôi đã được nghe rất nhiều chuyện kỳ bí, khó tin cứ như thần thoại. Điều đặc biệt là những câu chuyện mang hơi hướng thần thoại lại được chính miệng các cán bộ có uy tín kể.
Trưởng Công an huyện Tân Sơn, anh Trử Văn Thông (khi làm khai sinh, cán bộ tư pháp ghi Chử thành Trử, song anh Thông vẫn để nguyên như vậy) khẳng định như đinh đóng cột rằng, chính anh, đã không dưới 20 năm, với hàng trăm lần tận mắt những ông thầy cúng, chỉ cần niệm thần chú, hoặc quẹt chiếc lá vào vết thương, lập tức, dòi bọ từ vết thương trâu bò, chó lợn cứ lổm ngổm bò ra. Nhưng khó tin nhất là chuyện có một số thầy cúng chữa rắn cắn cứ như thần thoại: niệm chú rồi hà hơi bằng miệng, sau đó đắp lá, là chất độc trong người nạn nhân biến mất, chẳng cần phải đi bệnh viện cho tốn kém. Vốn chẳng tin mấy chuyện truyền miệng và có hơi hướng thần thoại, nên không tận mắt, tôi coi những chuyện đó như chuyện vui.
Chị Viễn vẫn còn thảng thốt khi nghĩ lại lần bị rắn độc cắn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Nhưng rồi, mới đây, ngồi trò chuyện với các cán bộ xã Thu Cúc (Tân Sơn, Phú Thọ), gồm Phó Chủ tịch xã Hà Mạnh Hùng, Phó Công an xã Hà Văn Tân, tôi lại một lần nữa được nghe những câu chuyện này. Lần này thì họ nêu đích thực tên họ “thần y”, tên nạn nhân của các vụ rắn cắn được cứu sống, cùng địa chỉ cụ thể.
Số lượng “thần y” có công năng đặc dị này ở xã Thu Cúc lên tới vài người. Phó Công an xã Hà Văn Tân liệt kê cho tôi: “Thần y” Hà Văn Mới, Hà Văn Án, Hà Văn Hợp, Hà Văn Ưu, Hà Văn Giáp… Đặc biệt nhất là “thần y” chữa rắn cắn Hà Văn Mới, ông từng là Chủ tịch Mặt trận xã Thu Cúc. Tất cả số “thần y” này đều là học trò của ông Bái, người đã mất từ nhiều năm trước.
Theo chỉ dẫn của đồng chí Hà Văn Tân, tôi tìm đến nhà chị Hà Thị Viễn ở xóm Giác 1, nằm ngay mặt đường Quốc lộ 37 đi Sơn La. Cô con gái đi gọi, một lát chị Viễn tìm về. Dáng người còn mệt mỏi, chân đi ủng cao quá đầu gối.
Chị Viễn tháo ủng, vén quần lên cho chúng tôi xem vết rắn cắn từ 2 tháng trước đã thành hình sẹo. Chị giải thích: “Thầy Hợp dặn mình phải đi ủng khi ra ngoài đường, nhất là lội ruộng. Ở nhà cũng phải đi dép, tránh tiếp xúc với đất. Từ hôm bị rắn cắn đến nay, đã 2 tháng rồi, mình chưa được tắm, chỉ được lau qua người bằng nước ấm. Thầy bảo phải kiêng nước, đến khi nào khỏe mạnh như bình thường mới thôi”.
Chị Viễn chỉ vết sẹo do rắn cắn từ hai tháng trước. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Theo lời chị Viễn, cách đây 2 tháng, khi dọn những tấm gỗ mỏng phơi ở chân đồi, bất ngờ, một con rắn to bằng cổ tay, toàn thân vằn đen vằn trắng (cặp nia – loại rắn cực độc), từ phía dưới tấm ván đớp vào chân chị. Ngay lập tức, chân đau nhức, tấy đỏ, rồi chị Viễn lên cơn co giật.
Khi bị rắn cắn, người dân ở đây không đi bệnh viện, mà luôn tìm đến các “thần y”. Mọi người chạy lên nương tìm kiếm, hơn tiếng sau, ông Hợp mới có mặt ở nhà chị Viễn. Khi đó, chị Viễn đã rất yếu.
Ông Hợp niệm chú, hà hơi liên tiếp 3 lần vào vết rắn cắn, sau đó hà hơi vào miệng chị. Vài phút sau, ông Hợp lại lặp lại hành động đó. Sau vài lần hà hơi, chị Viễn thấy người dịu dần, hết co giật, tỉnh táo hẳn.
Ông Hợp ra bìa rừng hái vài loại lá cây, tróc vỏ một loại cây lạ, giã nát, rịt vào vết rắn cắn. Ông đưa miếng vỏ cây bắt chị Viễn nhai nát, nuốt hết nước. Sau đó, chị Viễn ngủ ly bì. Sớm hôm sau tỉnh dậy, thấy khỏe hẳn, ăn ngon, ngủ tốt. Chị thật không ngờ mình được cứu mạng đơn giản như vậy.
Chị Viễn phải tránh nước đến khi khỏe mạnh hẳn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Ngay cạnh nhà chị Viễn là chị Hoa, cũng từng bị rắn độc cắn hồi năm ngoái. Hôm đó, vợ chồng chị Hoa cùng nhiều người trong bản vào rừng sâu chặt giang. Chiều muộn, mọi người về, song vợ chồng chị Hoa không về ngay, cố lấy thêm ít nữa. Lúc lúi húi chặt giang, một con rắn to như điếu cày, đen xì, chẳng rõ là giống rắn gì phóng như tên lửa đớp trúng mặt.
Do con rắn độc cắn vào trúng mặt, nên chất độc nhanh chóng tấn công hệ thần kinh trung ương. Chỉ vài phút sau khuôn mặt chị Hoa sưng vù, đôi chân không cảm nhận được gì nữa, không thể đứng vững, bước đi được. Một mặt chồng chị kêu mọi người vào rừng khiêng chị về, một mặt dặn người đi gọi ông Hợp.
Lúc khiêng chị Hoa về đến nhà, mặt sưng to đến nỗi không nhìn thấy mắt đâu nữa, toàn thân co giật, miệng sùi bọt, thở không ra hơi. Nhìn cảnh chị Hoa, không ai tin rằng chị có thể sống được khi ôtô chạy xuống đến Hà Nội. Thế nhưng, cũng chỉ bằng mấy câu thần chú, hà hơi và mấy tấm lá rừng cùng miếng vỏ cây mà chị Hoa thoát “án tử”.
Còn nhiều người nữa ở cái xóm Giáp 1 này đã thoát khỏi miệng “tử thần bò sát” với hàm răng lởm chởm có thể bơm chất kịch độc vào người, nhờ phương pháp chữa bệnh như thần thoại. Nào là anh Tứ, ông Tâm, em Thành, chị Hương, mẹ chồng chị Hương… Ở vùng đất rừng rú hoang rậm này, những người thường xuyên đi rừng, cả đời không lần nào bị rắn độc cắn mới là chuyện lạ.
Trong số hàng chục nhân chứng từng bị rắn độc cắn và được cứu sống (điều đặc biệt là tôi không tìm nổi một người bị chết vì rắn độc cắn ở vùng đất này), tôi nghe người dân kể nhiều về ông Hà Văn Tài (ở xóm Bặn), thường gọi là Tài Còi, vì dáng người nhỏ thó.
Ông Tài Còi đã thoát khỏi miệng tử thần nhờ kiểu chữa bệnh kỳ lạ. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Tôi dễ dàng tìm thấy ông Tài Còi trong một dinh cơ khá khang trang ở mặt Quốc lộ 37. Ông Tài Còi kể rằng, có được nhà cửa khang trang thế này là nhờ bọn rắn độc cả. Ông Tài vốn là người dưới xuôi, lên vùng Tân Sơn này khai phá rừng rú theo phong trào từ mấy chục năm trước.
Khi đó, ở vùng rừng rú này rắn rết nhiều vô kể. Ngày trẻ, ở quê, vốn có tài bắt rắn, không sợ loài vật cực độc này, nên khi lên đây, ngoài việc làm nương rẫy, ông đã kiêm thêm nghề bắt rắn, rồi buôn rắn độc về xuôi. Khi rắn độc cạn kiệt, ông chuyển sang nghề nuôi rắn.
Ông Tài xây dựng hàng loạt hầm ngầm, chia thành nhiều chuồng nhỏ, độ mét vuông mỗi chuồng, rồi thả rắn vào đó nuôi. Hầu hết giống rắn ông thu mua từ tự nhiên, do nhân dân quanh vùng bắt được. Mua được con to, ông xuất luôn, còn con nhỏ thì thả vào chuồng nuôi tiếp, đủ cân, được giá mới đem bán. Làm ăn quanh con rắn, thế mà thành khá giả.
Còn tiếp…
vtc