Những bí mật của Hồ Việt Sử trong vụ án Năm Cam (Kỳ 4)

Jolie

Member
Con đường trở thành Tổng giám đốc
Trong bản kết luận điều tra ngày 18/10/2002, Hồ Việt Sử được xếp hàng thứ 113 với tội danh đ****ánh bạc. Kết luận ghi rõ: “Từ tháng 12/1997 đến tháng 12/1999, Hồ Việt Sử thường đến quán cà phê số 200 Trần Bình Trọng thuộc phường 4, quận 5, TP HCM để cá độ bóng đá. Các tên cò cá độ bóng đá cũng có mặt tại đây và ra kèo trận đấu, nếu Sử thích đội nào thì bắt độ với tên ra kèo trận đó, còn các tên khác bắt với ai thì Sử không biết. Buổi tối, Sử xem tivi tại nhà và hôm sau ra quán cà phê thanh toán tiền cá độ. Sử thường bắt độ với các tên Trần Văn Lẹ (Rớt) ở 12AB Lương Hữu Khánh, quận 1 và các tên Tuấn (Bắc), Tùng (Dũng), Minh, Mạn…”
Tổng cộng Sử đã chơi 50 trận tại giải vô địch bóng đá thế giới năm 1998 tại Pháp, giải ngoại hạng Anh và giải vô địch quốc gia Italy, mỗi trận từ 1 đến 10 triệu đồng. Kết quả có thắng, có thua, nhưng do lâu ngày, Sử không nhớ. Xác minh tại quán cà phê 200 Trần Bình Trọng, chủ quán Lê Thị Bé Ba cho biết, trong thời gian từ cuối năm 1997 đến 1999, Sử thường tới quán uống cà phê và cá độ bóng đá, nhưng cụ thể với ai, như thế nào, chị không biết rõ. Rồi tiếp đó, Sử được thay đổi tội danh từ tổ chức đánh bạc sang tội đánh bạc… Với một kết luận điều tra như vậy, thế mà vẫn đưa ra xét xử được thì cũng thật quái gở cho cái nền tư pháp Việt thời đó.
2-hvs-ky620120821161609.jpg


Hồ Việt Sử trong một buổi lễ khởi công
Sau 3 năm 8 tháng tạm giam, Hồ Việt Sử ra tòa và phiên sơ thẩm đã “quất” 13 năm tù cho một cái tội đánh bạc mà không có chứng cứ vật chất, không có nhân chứng về tội gây rối trật tự công cộng, gây thương tích. Đến phiên tòa phúc thẩm, Hồ Việt Sử được giảm xuống còn 9 năm tù và ngồi tiếp 14 tháng nữa ở Trại cải tạo Z30A. Mùa thu năm 2006, chính ông Nguyễn Việt Thành đã làm văn bản đề nghị Hội đồng đặc xá Trung ương giảm án cho Hồ Việt Sử với lý do Sử đã hợp tác tốt với Cơ quan Công an. Nhưng thôi, dù sao thì ông Việt Thành cũng đã có một việc làm “có hậu” là xin ân giảm cho Hồ Việt Sử.
Tôi hỏi Hồ Việt Sử: “Từ ngày ra tù, anh có gặp ông Tư Bốn không?”. Sử gật đầu: “Tôi có gặp một lần. Ông ấy động viên tôi nên quên chuyện cũ đi để tập trung vào làm ăn. Tôi bảo với ông, bây giờ tôi ra tù rồi, tôi chỉ nghĩ tới chuyện làm ăn. Nhưng tôi cũng phải nói với ông rằng, tôi bị oan”. Hồ Việt Sử đã phải nói điều này là bởi vì cũng đã có những đối tượng không được sống để trở về như Hiệp “phò mã” – mà bản án dành cho Hiệp “phò mã” cũng gần giống với bản án dành cho Hồ Việt Sử.
chuyen-tinh-hvs20120821161610.jpg


Hồ Việt Sử thời trẻ cùng gia đình
Việc Hồ Việt Sử được trả tự do đã được giới giang hồ ở Sài Gòn “quan tâm đặc biệt”. Và ngay lập tức đã có những chiến hữu đến gặp Hồ Việt Sử và bày tỏ “nguyện vọng” mời Hồ Việt Sử lên “ngôi” đại ca, thống lĩnh giang hồ đất Sài Gòn. Nhưng Hồ Việt Sử đều lắc đầu. Có lẽ không ai biết rằng, những năm tháng ở trong trại giam đã giúp Hồ Việt Sử “ngộ” ra nhiều điều về sự thực sâu thẳm trong bản thân con người mình và những sự thực phũ phàng, khắc nghiệt của cuộc đời.
Ở Sài Gòn được đúng một tuần, Hồ Việt Sử về quê ở An Giang và quyết tâm làm lại cuộc đời bằng nghề nuôi cá tra. Chỉ trong vòng khoảng 1 năm, Hồ Việt Sử đã trở thành một ông chủ nuôi cá tra có tiếng ở An Giang và đến lúc này khi cầm những đồng tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình, Hồ Việt Sử mới thấy nó có ý nghĩa làm sao. Tiền kiếm được Hồ Việt Sử chỉ dám tiêu “phung phí” vào hai việc: Thứ nhất, mua thuốc lá cho mình đủ hút; Thứ hai, thi thoảng mua giúp những đứa trẻ bán vé số vài tờ.
Rồi không chỉ dừng lại ở nuôi cá tra, Sử lại hùn hạp với một vài người bạn nữa thuê đất để trồng thanh long ruột đỏ. Và Sử thuê nhà mở quán cà phê, ăn sáng, mang cái tên rất đỗi dung dị “Cỏ May”. Quán thì sang, phục vụ thì tốt, ăn thì ngon nhưng kết quả kinh doanh thì lại rất xoàng, thậm chí còn “xơi” cả vào vốn. Hỏi ra mới biết, Sử đầu tư làm quán “Cỏ May” là để vợ có chỗ làm cho vui, nhưng khổ nỗi chị Kim Sen là bà chủ quán mà lại có tính thương người quá mức, nhân viên nói thế nào cũng nghe, cũng chiều, quản lý theo kiểu gia đình, thế là tiền thu được cứ không cánh mà bay.
Trong lúc vợ đầu tắt mặt tối ở quán thì Hồ Việt Sử sùng sục lội bùn làm ở dưới An Giang. Một lần Sử gặp lại anh bạn cũ, tên là Ngô Xuân Pha, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Ôtô Bảo Toàn, là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Hãng LIFAN. Thay vì mời Sử tham gia bán ôtô thì anh Pha lại mời Sử về miền Tây làm một dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng mang cái tên cũ rất “mát mẻ” là “Nhà Mát”. Dự án này có tổng vốn đầu tư lên 2.500 tỉ đồng và Hồ Việt Sử được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban Quản lý Dự án.
Hôm khởi công xây dựng dự án, rất nhiều người đổ xô đến xem mặt Hồ Việt Sử, bởi trong suy nghĩ của nhiều người – một gã được coi là “trùm giang hồ” hẳn phải có gương mặt bặm trợn lắm, nhưng đến khi thấy Sử thì không ít người đã phải ngạc nhiên. Hồ Việt Sử giới thiệu cho tôi về khu Nhà Mát. Đây là một dự án lớn vào loại bậc nhất tỉnh Bạc Liêu từ trước đến nay, bao gồm các khu thể thao – giải trí, hồ tắm nước biển, hồ tắm nước ngọt, trung tâm mua sắm và nhiều căn hộ nghỉ dưỡng. Nhưng Sử làm ở đây cũng chỉ được thời gian ngắn bởi công ty chưa thu xếp đủ vốn.
Một nghệ sĩ cải lương có tiếng và cũng là “siêu đại gia” tên là Cẩm Tiên vốn là người quen biết từ lâu mời Sử về làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoàng Gia và hiện nay cũng đang làm một khu lấn biển, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp rất lớn ở Kiên Giang. Vậy là Hồ Việt Sử lại lao đầu vào công trình lớn này, không còn biết ngày nghỉ, giờ nghỉ. Hồ Việt Sử bây giờ chỉ đau đáu một điều, đó là: Làm thế nào để không bao giờ người đời nghĩ rằng anh đã từng là một “trùm giang hồ”!
N.N.P
Theo Báo Năng lượng Mới số 113 ra ngày 13/4/2012



 
Back
Top