Nhiều cầu thủ bóng đá vốn là tài năng quần vợt triển vọng khi còn trẻ. Ngược lại không ít tay vợt nổi tiếng có lòng đam mê và hiểu biết sâu sắc về môn thể thao vua.
Dưới đây là một số câu chuyện mà trong đó hai môn thể thao trở nên thật gần gũi với nhau.
Charles N’Zogbia, cầu thủ của CLB Wigan Athletic (giải Ngoại hạng Anh), là em họ của tay vợt số 10 thế giới người Pháp, Jo Wilfried Tsonga. Cả hai đều mang trong mình dòng máu Congo. Cha của Tsonga, Didier, rời thủ đô Congo, Brazzaville đến Pháp trong thập niên 1970 để phát triển sự nghiệp bóng ném.
Elena Baltacha – tay vợt nữ số một vương quốc Anh – có cha là nhà vô địch Cup C2 châu Âu với Dynamo Kiev năm 1986 và có hơn 300 lần khoác áo CLB này. Ông Sergei Baltacha cũng là cầu thủ thuộc Liên Xô cũ đầu tiên chơi bóng tại vương quốc Anh khi khoác áo 3 CLB Ipswich Town (Anh), St Johnstone và Inverness Caledonian Thistle (Scotland) trong giai đoạn cuối sự nghiệp.
Tay vợt nam số một vương quốc Anh, Andy Murray, cũng có mối liên quan đến môn thể thao vua. Murray là một CĐV cuồng nhiệt của CLB Hibernian và từng thừa nhận về chuyện suýt trở thành cầu thủ bóng đá. Khả năng chơi bóng không tồi của anh khi còn trẻ được đưa vào tầm ngắm của Rangers nhưng anh đã từ chối lời đề nghị đá thử nhằm tập trung cho sự nghiệp quần vợt.
Murray từng đối mặt với sự phẫn nộ của giới truyền thông khi bị đồn đại không đúng rằng anh sẽ ủng hộ bất kỳ đội tuyển nào trừ Anh tại World Cup 2006. Tay vợt người Scotland cũng gặp vất vả với thông tin cho biết, anh đã mặc một chiếc áo của Paraguay trong ngày Anh thi đấu với đội tuyển Nam Mỹ này. Hiện cái nhìn của giới hâm mộ bóng đá về Murray có vẻ thoải mái hơn sau khi anh biểu diễn cùng David Beckham tại sân Wembley năm ngoái.
Trong khi kỹ năng chơi bóng thời trẻ suýt thay đổi sự nghiệp của Murray thì trái lại, một số ngôi sao bóng đá từng là tài năng quần vợt triển vọng. Hugo Lloris – thủ môn của Lyon, vốn là một trong những tay vợt hay nhất tại Pháp ở lứa tuổi teen.
Tiền vệ đắt giá của Real Madrid, Kaka, cũng là một tay vợt có nhiều hứa hẹn trước khi các chuyên gia săn lùng cầu thủ của CLB Sao Paulo phát hiện ra tài năng điều khiển trái bóng lớn hơn và kéo anh khỏi môn thể thao dùng tay thi đấu.
Tương tự, Diego Forlan, tiền đạo của Atletico Madrid, cũng từ bỏ đam mê quần vợt để tập trung cho truyền thống gia đình: cha là thành viên dự World Cup 1966 và 1975 của đội tuyển Uruguay; ông ngoại từng chơi cho CLB Independiente của Argentina.
Boris Becker không chỉ là một tên tuổi nổi tiếng trong giới quần vợt với chức vô địch đơn nam Wimbledon năm 17 tuổi. Với niềm đam mê bóng đá, ông trở thành một fan cuồng của Bayern Munich và luôn có một ghế trong ban cố vấn CLB này suốt hơn một thập kỷ qua.
Hồi tháng 11 năm ngoái, khi trả lời phỏng vấn hãng CNN, Becker được đặt câu hỏi "sẽ thay đổi điều gì nếu có quyền chỉ đạo tại Bayern?". Ông đã trả lời: "Tôi cảm thấy có chút lo lắng về hàng phòng ngự. Theo quan điểm của tôi, Bayern đã để một trong những hậu vệ hay nhất thế giới – Lucio – tới Inter. Tôi không hiểu tại sao vụ chuyển nhượng đó có thể xảy ra, và tôi không nghĩ Bayern còn khả năng phòng ngự tốt như tấn công. Bây giờ chúng tôi sẽ phải ghi ít nhất ba bàn nếu muốn giành chiến thắng".
Vào lễ Giáng sinh năm ngoái, Fernando Torres đã biến giấc mơ của tay vợt nữ số ba thế giới, Caroline Wozniacki (Đan Mạch), trở thành hiện thực khi gửi tặng cô một chiếc áo đấu của Liverpool kèm chữ ký.
Tay vợt 19 tuổi xúc động thổ lộ: “Tôi vừa nhận được một chiếc áo đấu của Fernando Torres có chữ ký của anh ấy dành riêng cho tôi. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, vì Torres là thần tượng bóng đá của tôi”.
Giống Baltacha, cha của Wozniacki, Piotr, từng là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Gia đình cô chuyển từ Ba Lan sang Đan Mạch khi ông Piotr ký hợp đồng với CLB Boldklubben. Anh của Caroline, Patrik, đang chơi cho CLB BK Frem.
Một tay vợt nổi tiếng khác cũng có niềm đam mê bóng đá là Rafael Nadal, người vừa giành lại vị trí số một thế giới từ Roger Federer. Chú của Nadal, Miguel, là một cựu cầu thủ nổi tiếng của Barca và là cựu tuyển thủ Tây Ban Nha.
Rafael chí thú theo đuổi môn thể thao vua cho đến ngày cha anh khuyên anh nên chọn giữa bóng đá và quần vợt. Nadal chia sẻ với tờ Telegraph: “Tôi chơi cả bóng đá lẫn quần vợt khi còn nhỏ. Dần dần thời gian dành cho quần vợt nhiều hơn nhưng tôi vẫn thích bóng đá. Bóng đá là tình yêu của tôi khi tôi còn là một cậu bé”.
“Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi cha tôi khuyên tôi nên chọn một trong hai vì đó là yêu cầu của trường học. Tôi đã chọn quần vợt”.
Mặc dù chú Miguel là một cầu thủ nổi tiếng của Barca, Rafael không để ý đến CLB này mà dành sự hâm mộ cho Real Madrid và đội bóng quê hương – Mallorca. Rafael là bạn của nhiều cầu thủ nổi tiếng như Casillas, Raul, Zidane. Những ngôi sao này thường đến xem khi anh chơi tại Madrid Masters hằng năm.
(theo vnexpress)
Dưới đây là một số câu chuyện mà trong đó hai môn thể thao trở nên thật gần gũi với nhau.
Charles N’Zogbia, cầu thủ của CLB Wigan Athletic (giải Ngoại hạng Anh), là em họ của tay vợt số 10 thế giới người Pháp, Jo Wilfried Tsonga. Cả hai đều mang trong mình dòng máu Congo. Cha của Tsonga, Didier, rời thủ đô Congo, Brazzaville đến Pháp trong thập niên 1970 để phát triển sự nghiệp bóng ném.
Elena Baltacha – tay vợt nữ số một vương quốc Anh – có cha là nhà vô địch Cup C2 châu Âu với Dynamo Kiev năm 1986 và có hơn 300 lần khoác áo CLB này. Ông Sergei Baltacha cũng là cầu thủ thuộc Liên Xô cũ đầu tiên chơi bóng tại vương quốc Anh khi khoác áo 3 CLB Ipswich Town (Anh), St Johnstone và Inverness Caledonian Thistle (Scotland) trong giai đoạn cuối sự nghiệp.

Elena – tay vợt gốc Ukraine đang tỏa sáng với quốc tịch Anh.
Tay vợt nam số một vương quốc Anh, Andy Murray, cũng có mối liên quan đến môn thể thao vua. Murray là một CĐV cuồng nhiệt của CLB Hibernian và từng thừa nhận về chuyện suýt trở thành cầu thủ bóng đá. Khả năng chơi bóng không tồi của anh khi còn trẻ được đưa vào tầm ngắm của Rangers nhưng anh đã từ chối lời đề nghị đá thử nhằm tập trung cho sự nghiệp quần vợt.
Murray từng đối mặt với sự phẫn nộ của giới truyền thông khi bị đồn đại không đúng rằng anh sẽ ủng hộ bất kỳ đội tuyển nào trừ Anh tại World Cup 2006. Tay vợt người Scotland cũng gặp vất vả với thông tin cho biết, anh đã mặc một chiếc áo của Paraguay trong ngày Anh thi đấu với đội tuyển Nam Mỹ này. Hiện cái nhìn của giới hâm mộ bóng đá về Murray có vẻ thoải mái hơn sau khi anh biểu diễn cùng David Beckham tại sân Wembley năm ngoái.
Trong khi kỹ năng chơi bóng thời trẻ suýt thay đổi sự nghiệp của Murray thì trái lại, một số ngôi sao bóng đá từng là tài năng quần vợt triển vọng. Hugo Lloris – thủ môn của Lyon, vốn là một trong những tay vợt hay nhất tại Pháp ở lứa tuổi teen.
Tiền vệ đắt giá của Real Madrid, Kaka, cũng là một tay vợt có nhiều hứa hẹn trước khi các chuyên gia săn lùng cầu thủ của CLB Sao Paulo phát hiện ra tài năng điều khiển trái bóng lớn hơn và kéo anh khỏi môn thể thao dùng tay thi đấu.
Tương tự, Diego Forlan, tiền đạo của Atletico Madrid, cũng từ bỏ đam mê quần vợt để tập trung cho truyền thống gia đình: cha là thành viên dự World Cup 1966 và 1975 của đội tuyển Uruguay; ông ngoại từng chơi cho CLB Independiente của Argentina.
Boris Becker không chỉ là một tên tuổi nổi tiếng trong giới quần vợt với chức vô địch đơn nam Wimbledon năm 17 tuổi. Với niềm đam mê bóng đá, ông trở thành một fan cuồng của Bayern Munich và luôn có một ghế trong ban cố vấn CLB này suốt hơn một thập kỷ qua.
Hồi tháng 11 năm ngoái, khi trả lời phỏng vấn hãng CNN, Becker được đặt câu hỏi "sẽ thay đổi điều gì nếu có quyền chỉ đạo tại Bayern?". Ông đã trả lời: "Tôi cảm thấy có chút lo lắng về hàng phòng ngự. Theo quan điểm của tôi, Bayern đã để một trong những hậu vệ hay nhất thế giới – Lucio – tới Inter. Tôi không hiểu tại sao vụ chuyển nhượng đó có thể xảy ra, và tôi không nghĩ Bayern còn khả năng phòng ngự tốt như tấn công. Bây giờ chúng tôi sẽ phải ghi ít nhất ba bàn nếu muốn giành chiến thắng".
Vào lễ Giáng sinh năm ngoái, Fernando Torres đã biến giấc mơ của tay vợt nữ số ba thế giới, Caroline Wozniacki (Đan Mạch), trở thành hiện thực khi gửi tặng cô một chiếc áo đấu của Liverpool kèm chữ ký.
Tay vợt 19 tuổi xúc động thổ lộ: “Tôi vừa nhận được một chiếc áo đấu của Fernando Torres có chữ ký của anh ấy dành riêng cho tôi. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc, vì Torres là thần tượng bóng đá của tôi”.
Giống Baltacha, cha của Wozniacki, Piotr, từng là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Gia đình cô chuyển từ Ba Lan sang Đan Mạch khi ông Piotr ký hợp đồng với CLB Boldklubben. Anh của Caroline, Patrik, đang chơi cho CLB BK Frem.
Một tay vợt nổi tiếng khác cũng có niềm đam mê bóng đá là Rafael Nadal, người vừa giành lại vị trí số một thế giới từ Roger Federer. Chú của Nadal, Miguel, là một cựu cầu thủ nổi tiếng của Barca và là cựu tuyển thủ Tây Ban Nha.

Nadal (bên phải) và thủ môn Iker Casillas của Real Madrid.
Rafael chí thú theo đuổi môn thể thao vua cho đến ngày cha anh khuyên anh nên chọn giữa bóng đá và quần vợt. Nadal chia sẻ với tờ Telegraph: “Tôi chơi cả bóng đá lẫn quần vợt khi còn nhỏ. Dần dần thời gian dành cho quần vợt nhiều hơn nhưng tôi vẫn thích bóng đá. Bóng đá là tình yêu của tôi khi tôi còn là một cậu bé”.
“Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi cha tôi khuyên tôi nên chọn một trong hai vì đó là yêu cầu của trường học. Tôi đã chọn quần vợt”.
Mặc dù chú Miguel là một cầu thủ nổi tiếng của Barca, Rafael không để ý đến CLB này mà dành sự hâm mộ cho Real Madrid và đội bóng quê hương – Mallorca. Rafael là bạn của nhiều cầu thủ nổi tiếng như Casillas, Raul, Zidane. Những ngôi sao này thường đến xem khi anh chơi tại Madrid Masters hằng năm.
(theo vnexpress)