Những chuyện bi hài khi gái bán dâm rủ nhau về quê

Jolie

Member
[h=2]Xahoi - Những nông dân chân lấm tay bùn, vốn chỉ quen với những chai rượu đế tại nhà mỗi khi nông nhàn, giờ đã biết "mon men" tìm đến quán xá.[/h]
gai-mai-dam4.jpg

Nơi đây yên tĩnh, mấy em nhiệt tình nên mấy khách phương xa rất thích. (Ảnh minh họa).
Nhà nhà mở quán nhậu
Con đường Giồng Sau – thuộc ấp Bình Thạnh 3 (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) mấy năm nay rất nổi tiếng kể từ khi có sự xuất hiện của các quán nhậu, nhà trọ, quán karaoke có “em út” phục vụ. Chỉ dài gần 1km, nhưng con đường này đã có hàng chục quán nhậu mọc lên để phục vụ những lão nông ở miền quê. Ông Bảy Phe – lão nông ở địa phương nói vui: “Con đường nhỏ vốn yên tĩnh này, ngày xưa có quán nào đâu mà mấy năm nay, quán xá mọc lên như nấm sau mưa. Ở đây cứ xen kẽ một nhà không có quán nhậu thì nhà kế bên thế nào cũng có và bên trong lúc nào cũng có “em út” phục vụ tới bến… “.
Chúng tôi được anh G. – người bản xứ, dẫn đường ghé vào một quán có biển tên là H.T, liền được bà chủ tên Thanh nhanh nhảu ra chào mời: “Mấy em vô nhậu cho vui. Nhưng ở đây chỉ có 2 “đào” nếu cần thêm chị sẽ gọi mấy đứa từ quán kế bên sang tiếp ứng”. Là quán nhậu nhưng thiết kế khá sơ sài, dù vậy cũng có phòng nền gạch bên trong, có đủ bàn ghế cho khách ngồi. Phòng chỉ ngăn cách bên ngoài bằng tấm rèm vải mỏng. Ngoài ra, ở phía sau còn mấy cái chòi được lợp bằng lá dừa nước tách biệt nhau. “Nếu muốn mát mẻ, yên tĩnh không ai quấy rầy thì ra ngoài chòi. Không thì ở trong này cũng thỏa mái”, bà Thanh nói.
Chúng tôi chọn phòng ngay trong nhà, kế bên bếp nấu nướng để tiện quan sát. Vừa ngồi xuống ghế, cô tiếp viên giới thiệu: “Ở đây chúng em phục vụ đủ cả từ rượu đế, bia Sài Gòn, Ken, Tiger… Các anh uống thứ gì cũng được phục vụ tận tình chứ không phân biệt đâu. Còn mồi nhậu thì có đồ khô, bánh, trái cây nhưng đặc biệt là cá kèo, cá đuối, mực…”.
Khách vừa gọi mồi, cô tiếp viên nhanh chóng xuống bếp kiêm vai trò đầu bếp, còn một cô lo đập đá, khiêng bia vô phòng để phục vụ khách. Riêng bà chủ quán đích thân chạy xe máy đến các quán lân cận để kiếm vài em “chạy xô” về phục vụ. Theo bà, trước đây quán nào cũng có nhiều tiếp viên nhưng làm ăn không hiệu quả vì khách chỉ ghé theo… thời vụ. Nên bây giờ, mỗi quán chỉ chứa vài ba em, khi cần thì bắt các em ở quán khác sang “chạy sô”, sẽ có lợi đôi bên.
Điều bất ngờ, cả 5 cô phục vụ thì chỉ duy nhất một cô ở bản xứ, còn lại 4 cô đều đến từ “phương xa” và đều lỡ dở trong đường tình duyên nên một mình vừa làm tiếp viên vừa… nuôi con. Hồng – đến từ tỉnh Bình Dương, cho biết: “Em không hiểu sao duyên số lại đưa đẩy em về vùng đất này. Bởi vì ở trên Bình Dương chỉ cần đi vài chục km đến Đồng Nai, Sài Gòn thiếu gì quán. Chỉ vì lúc đầu, chỉ vì có người bạn rủ về đây làm rồi dần dần em ở lại đây luôn. Riết rồi quen”. Còn Liên – đến từ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre – cách xa đến 30km, cũng trôi dạt khắp quán rồi mới về vùng đất này làm tiếp viên phục vụ những nông dân miệt đồng. Liên tâm sự: “Cũng chỉ vì cái nghèo em mới trôi dạt khắp nơi từ thành phố đến miền quê. Cuối cùng, khi lớn tuổi một chút, các quán ở thành phố dạt thì bắt buộc em phải về đây kiếm kế mưu sinh”…
Chỉ cần alô, tiếp viên xuất hiện ngay phục vụ tới bến
Chính sự xuất hiện của nhiều quán nhậu bình dân với dịch vụ mới mẻ đã cuốn hút nhiều lão nông miệt vườn. Chuyện các bà vợ đến tận quán nhậu chửi bới, đánh ghen là chuyện thường tình. Nông dân Hai Hòa ở cù lao Phong Nẫm, huyện kế sách, tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: “Ở cù lao này nhỏ xíu nên quán xá chỗ nào mấy bà vợ đều biết hết. Nếu lỡ bị phát hiện là mấy bà vợ sẽ kéo đến la lối ầm ĩ…”. Bởi vậy, các tay nông dân ham vui đã có chiêu mới! Đó là cứ tìm sân vườn nào yên tĩnh, an toàn, mở sòng nhậu, điện thoại cho các em tới là vô tư xả láng!
Quán xá xứ miệt vườn cù lao này không cần treo đèn xanh, đèn đỏ, không cần biển hiệu và người phương xa đến nhìn qua không thể nào biết đó là quán nhậu. Bởi vì nơi đây chẳng khác nào một ngôi nhà bình thường. Vậy mà ghé vào, ngồi bàn ngay giữa nhà, đã có bia, rượu sẵn sàng. Bà chủ nhà cho biết: “Ở đây là nhà của chị luôn, nên cứ nhậu thỏa mái. Muốn nhậu trong nhà thì nhậu không thì bắc bàn ra ngoài bóng cây cho mát mẻ. Chồng chị sẽ làm đầu bếp mần mồi cho mấy chị em mình nhậu. Còn chuyện “em út” thì xứ cù lao này đủ cả. Chỉ cần gọi một tiếng, 15 phút sau – mồi chưa chín là các em đã tới đây rồi”. Bởi vậy, các bà vợ có tìm đỏ mắt cũng không thể biết chồng mình đang nhậu ở đâu!
Nói xong, bà chủ quán lấy điện thoại ra gọi cho 3 cô gái, bia vừa khui ra khách uống chưa hết một chai, các cô gái đã đi xe máy đến tận nơi. Nơi đây yên tĩnh, mấy em nhiệt tình nên mấy khách phương xa rất thích. Khách và chủ ngồi nhậu “tới bến” mà cũng chẳng làm phiền ai vì ở miệt vườn rộng rãi, xa xa mới có một cái nhà không ồn ào, đông đúc như thành phố…
Nhậu được vài chai bia, Phượng – ngụ xã Phong Nẫm, mới bộc bạch: “Em ở bên kia sông, nhưng khi nào có khách gọi là em lại đi đò để sang đây nhậu. Ngày nào em cũng nhận điện thoại rồi chạy tới quán chứ không làm tiếp viên ở một quán cố định nào. Làm như vậy khỏe mà chẳng lệ thuộc vào chủ quán, vui thì đi, buồn thì ở nhà…”.
Trước đây, Phượng đã trôi dạt rất nhiều quán nhưng cuối cùng chọn về quê để hành nghề di động. Nhưng Phượng chỉ làm ở những địa điểm xa nhà hay ở xứ cù lao vì Phượng vẫn sợ thiên hạ gièm pha, dị nghị mình làm cái nghề “ôm đàn ông” chẳng hay ho này. Phượng cho biết: “Hôm nay, sau “tua” này, em còn phải chạy lên đầu cồn để nhậu nhà người quen. Chỗ mối quen biết nên chẳng thể từ chối được. Tuy nhiên, nhậu lai dai kiểu này tới chiều cũng chưa chắc xỉn. Tụi em ngày nào cũng nhậu nên tửu lượng kém lắm. Với lại, ở đây tới tối cũng có đò về, lo gì…”.
Nhìn chúng tôi gượng gạo, mắt trợn trừng nốc mấy ly bia, Phượng cười ngất. Tôi bảo: “Tại mấy bữa nay, tụi anh nhậu liên tục, tính ra cũng 4 ngày rồi đó”. Phượng nghe chúng tôi giải thích, càng cười lớn: “Em thì 3 năm nay, chẳng ngày nào… không nhậu, có 4 ngày mà mấy anh đã than”.
Anh Tám – chủ đưa đò từ đất liền sang cù lao Mỹ Phước (xã Nhơn Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng), nói: “Bây giờ, quán nhậu ở vùng quê này toàn “em út” di động không hà. Người từ đât liền đi sang cù lao nhậu và tìm của lạ, còn đàn ông cù lao thì sang đất liền tìm của lạ xứ đất liền. Tôi hành nghề đưa khách qua sông từ khi con lộ Nam Sông Hậu hoàn thành mấy năm nay. Hầu như chiều nào tôi cũng chở 5 – 7 cô từ đất liền sang cù lao, khuya rước về. Các cô gái ở đất cù lao thì đi sang đất liền nhậu. Mấy cô đi riết cũng thành quen, xuống đò là tui biết liền. Bây giờ, ở miền quê này thứ gì chẳng có”.
Ông Phạm Văn Trọng – Trưởng ấp Mỹ Phước phát triển du lịch sinh thái thì có nhiều quán xá mọc lên đáp ứng nhu cầu của du khách và người dân trong ấp. Chuyện quán nhậu có “em út” cũng có nhưng chỉ tự phát và chiếm số lượng khá ít.
Thế nhưng, nông dân Hai Long – quê ở cù lao Phong Nẫm (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), nói:“Ở đất liền quán nhậu có thứ gì thì ở cù lao này có thứ ấy và hơn thế nữa. “Em út” ở ngay xứ cù lao này, mình biết số thì gọi là nó đến liền. Còn một số đứa ở bên đất liền, mình phải trả thêm chút ít tiền để nó đi đò qua, cũng chờ chút là tới liền”.




 
Back
Top