[h=2]Thuốc cấp phát cho bệnh nhân là thuốc tồn kho, các loại thuốc thiết yếu thì bệnh viện thường xuyên không có, bệnh nhân đến cấp cứu phải chụp CT chẩn đoán hình ảnh được đưa lên xe cấp cứu chở tiếp tới chụp ở trung tâm 115.[/h]
Những sự việc chấn động dư luận này đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Cho bệnh nhân dùng thuốc tồn kho
Theo khoa dược của BV Thanh Nhàn, trung bình mỗi ngày khám chữa bệnh cho khoảng 800- 1000 bệnh nhân. Tuy nhiên, do dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên đã dẫn đến tình trạng có loại thuốc không đủ để dùng, có loại thuốc lại thừa, phải dùng quá nhiều dẫn đến việc kê đơn thuốc không an toàn. Đơn cử, loại thuốc corticoid dạng tiêm truyền, nhu cầu sử dụng của bệnh viện này mỗi tháng khoảng 1100 lọ, thế nhưng lãnh đạo khoa dược xác nhận loại thuốc nói trên luôn trong tình trạng không có và cũng không có thuốc thay thế.
Căng tin mọc khắp nơi trong BV để Ban giám đốc "thu tô"
Trong khi đó, có khoảng 272 loại thuốc được nhập về quá nhiều dẫn tới tồn kho. Đại diện lãnh đạo khoa dược phản ảnh: vì thuốc tồn kho nhiều ( năm 2012 tồn khoảng 20 tỉ tiền thuốc) nên đầu năm 2013 Ban giám đốc đã “hò” tất cả các khoa dùng thuốc.“Đắc lực nhất trong việc sử dụng thuốc tồn kho là khoa khám bệnh. Những mặt hàng thuộc nhóm thuốc chặn beta như Dorocardyl 40mg (propranolol) đều được các bác sỹ kê cho bệnh nhân từ 100 – 200 viên/ tháng (nhưng bệnh nhân chỉ dùng 1 viên/ ngày). Theo quy chế kê đơn thì các bệnh nhân mãn tính được cấp thuốc trong vòng 1 tháng. Các bệnh nhân được BHYT hỗ trợ thuốc chỉ được 30 viên, nếu vượt quá thì bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua theo đơn của bác sỹ. Thế nhưng để “giải phóng thuốc tồn kho”, các bác sỹ đã kê đơn cho bệnh nhân thành 200 ngày.
Thấy hiện tượng dùng thuốc ồ ạt, ngày 10/12/2012 khoa dược đã báo cáo ban giám đốc nhưng chỉ nhận được câu trả lời “ở bệnh viện này đã bao giờ sử dụng thuốc hợp lý an toàn bao giờ đâu”, vị đại diện khoa dược bức xúc cho biết. Trước sự thờ ơ của Ban lãnh đạo BV, khoa dược đã có đơn phản ảnh lên Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. Thông báo kết quả xác minh đơn thư số 179 của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về “tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại BV Thanh Nhàn” khẳng định : nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng. Thanh tra Sở Y tế cũng xác định có việc bệnh nhân có thẻ BHYT, bệnh nhân cấp cứu nhưng phải mua thuốc ngoài vì thuốc BV không đủ. Nghiêm trọng hơn, công tác thanh tra cũng đã xác nhận việc BV Thanh Nhàn kê đơn thuốc không hợp lý, không an toàn là có thực.
Chia phần trăm 'từ nhà xác tới nhà ăn'
Không chỉ để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động cung ứng và đấu thầu thuốc, tại BV Thanh Nhàn còn đang diễn ra cảnh “chia phần trăm” từ nhà xác tới nhà ăn. Cụ thể, tại QĐ số 511/QĐ-BVTN do ông Đào Quang Minh, giám đốc BV Thanh Nhàn ký ngày 26/4/2013 thì tất cả các dịch vụ theo yêu cầu tại Bệnh viện này đều bị điều chỉnh giá và mức phân phối lợi nhuận. Ví dụ: bãi xe nhà tang lễ phải nộp cho BV 15 triệu đồng/ tháng, bãi ô tô nộp 45 triệu đồng/ tháng, quầy bán hàng hóa, quan tài nộp cho BV 30% doanh thu, quầy bán hoa nhà tang lễ nộp 5 triệu đồng/ tháng, quầy sách báo nộp 2 triệu đồng/ tháng. Người bệnh khám BHYT muốn được phẫu thuật phải đóng thêm một khoản tiền để chi trả thuốc. Cụ thể: mổ nội soi đóng thêm 3 triệu đồng (phẫu thuật viên chính được hưởng 32%, phụ mổ 1 hưởng 4%, phụ mổ 2 hưởng 2%, phòng mổ 15%, ban điều hành 4%, BV thu 35%). Gói mổ mở bệnh nhân đóng thêm 2 triệu đồng, mổ theo yêu cầu từ 1-3 triệu đồng. Đo chức năng hô hấp, bệnh viện này ghi rõ: thu 100 ngàn đồng/ ca, thu chênh lệch 85 ngàn đồng/ ca.
Kinh khủng hơn, do BV Thanh Nhàn xuống cấp, tại QĐ số 511, giám đốc BV Thanh Nhàn còn đưa ra “cơ chế” cho các khoa tự sửa chữa, đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho một số buồng bệnh để làm buồng bệnh theo yêu cầu và ghi rõ tỷ lệ chia là 50:50. Nghĩa là khoa được hưởng 50% phí dịch vụ và BV được hưởng 50% phí dịch vụ khi bệnh nhân có yêu cầu được nằm ở các buồng bệnh này.
“Hưởng ứng” cơ chế này, công đoàn BV Thanh Nhàn ra văn bản số 23/BVTN ngày 21/5/2013 yêu cầu các bộ, công nhân viên toàn bệnh viện phải đóng tiền để đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện theo dạng xã hội hóa. Văn bản này ghi rõ: cá nhân nào chưa có đủ điều kiện đóng 1 lần thì bệnh viện có phương án trừ dần vào tiền hỗ trợ thu nhập hàng tháng. Nhận được thông báo của công đoàn, CBCNV bệnh viện Thanh Nhàn “kêu trời” và bức xúc cho biết trừ lương của họ để mua máy móc kinh doanh và ăn chia là sai quy định của pháp luật.
Cũng chính bởi bộ phận nào kinh doanh trong BV cũng bị “khoán thu”, bị “chia phần trăm” với mức quá cao nên bệnh nhân tại bệnh viện Thanh Nhàn là người hứng chịu thiệt hại. “Trăm dâu đổ đầu bệnh nhân”, người bệnh vào viện phải đóng đủ các loại phí gọi là phí dịch vụ, các dịch vụ tối thiểu một bệnh viện phải có như : siêu âm, chiếu chụp…người bệnh có BHYT lẽ ra không phải mất tiền nhưng BV vẫn đều đặn thu thêm từ 40 ngàn đồng trở lên với lý do “dùng máy xã hội hóa, phải nộp tiền chênh còn dùng máy nhà nước đầu tư thì cứ ra mà xếp hàng đợi cả ngày”. Bác sỹ khám chữa bệnh bắt người nhà bệnh nhân đi mua từ cái kim luồn, bông, găng tay...
Người còn sống đã vậy, người chết cũng bị “tận thu”. Một chiếc quan tài bán ở BV có giá cao hơn nhiều lần so với bên ngoài cũng bởi mỗi tháng bộ phận dịch vụ bán quan tài phải trích tới 30% doanh thu trở lại cho bệnh viện.
Người nhà bệnh nhân cũng chẳng “thoát” bởi chỉ cần bước chân vào cổng viện đã bị thu phí gửi xe đắt gấp 4 lần so với quy định.
Phá trung tâm dinh dưỡng xây…“chuồng thú”
Ông Lương Xuân Bình, người phụ trách trung tâm dinh dưỡng theo hợp đồng đã ký với BV Thanh Nhàn từ năm 2008 cho biết trung tâm được đầu tư theo mô hình xã hội hóa, nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho bệnh nhân nằm viện đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu bệnh lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ ăn uống cho thân nhân bệnh nhân và CBCNV trong viện và từng được chọn là mô hình điểm của Hà Nội về công tác xã hội hóa y tế. Thế nhưng khi ông Đào Quang Minh về làm giám đốc đã yêu cầu trung tâm dinh dưỡng ngừng cung cấp nước cho bệnh nhân uống thuốc tại các khoa phòng bệnh với lý do viện có nhiều khó khăn về nguồn kinh phí. Ngừng phục vụ suất ăn trưa cho CBCNV của viện với lý do tiền ăn trả vào lương. Cắt suất ăn tối, ăn bồi dưỡng cho các CBCNV trực đêm. Sau đó, tháng 7 năm 2013 ông Minh lại “ra lệnh” phá dỡ TTDVDD để phục vụ dự án xây dựng Bệnh viện giai đoạn 2.
Ông Bình chua xót cho biết thêm, trước đây chỉ có 5 triệu đồng mỗi tháng, bệnh nhân uống thuốc có nước miễn phí, người chờ khám bệnh khát nước cũng có cốc nước để uống. Từ khi ngưng cấp nước, bệnh nhân phải tự mua nước để uống, thấy nhiều người nghèo khát khô cổ họng mà đắng cả lòng.
Cắt suất ăn của CBCNV, muốn phá bỏ TTDD thế nhưng BGĐ BV Thanh Nhàn lại cho khá nhiều quán ăn của tư nhân mọc lên trong BV rồi cho “đội mác” là căng tin. Thậm chí, ngay giữa mặt tiền của BV, BGĐ cho phép tư nhân vào đấu thầu và xây một ngôi nhà bát giác trông rất phản cảm để bán cà phê. CBCNV và bệnh nhân gọi ngôi nhà này với cái tên kỳ khôi: “chuồng thú”, bởi thực sự trông nó rất giống. Theo danh mục, biểu giá thu dịch vụ ban hành theo QĐ 511 của giám đốc BV Thanh Nhàn thì nhà bát giác này mỗi tháng phải nộp về cho BV 15 triệu đồng. “Sân trước bệnh viện vốn có hàng cây rất đẹp để bệnh nhân đi dạo, thế nhưng ông Minh giám đốc đã thuê đốn hết cây cối để xây quán cà phê bát giác chơ vơ giữa sân, xây quán ăn cạnh khu tập kết rác thải y tế và cạnh nhà tang lễ không đủ tiêu chuẩn phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khoa phòng được ông Minh cho tự ý sửa chữa vô tội vạ. Những việc làm tùy tiện này đang dần phá vỡ tổng thể kiến trúc của Bệnh viện Thanh Nhàn”, ông Lương Xuân Bình thẳng thắn phản ảnh.
BV Thanh Nhàn thực sự đang bị “xé nát” bởi những chính sách xuất phát từ lợi ích cục bộ được BGĐ của BV này đưa ra. Hàng ngàn bệnh nhân đang bị ảnh hưởng mỗi ngày mà chỉ biết “than trời”. Các đối tác xã hội hóa từng góp công đưa BV này lên BV loại 1 thì đứng bên “bờ vực phá sản” bởi bỗng nhiên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Thuỷ Lê
Những sự việc chấn động dư luận này đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Cho bệnh nhân dùng thuốc tồn kho
Theo khoa dược của BV Thanh Nhàn, trung bình mỗi ngày khám chữa bệnh cho khoảng 800- 1000 bệnh nhân. Tuy nhiên, do dự trù mua thuốc không sát với thực tế nên đã dẫn đến tình trạng có loại thuốc không đủ để dùng, có loại thuốc lại thừa, phải dùng quá nhiều dẫn đến việc kê đơn thuốc không an toàn. Đơn cử, loại thuốc corticoid dạng tiêm truyền, nhu cầu sử dụng của bệnh viện này mỗi tháng khoảng 1100 lọ, thế nhưng lãnh đạo khoa dược xác nhận loại thuốc nói trên luôn trong tình trạng không có và cũng không có thuốc thay thế.
Căng tin mọc khắp nơi trong BV để Ban giám đốc "thu tô"
Trong khi đó, có khoảng 272 loại thuốc được nhập về quá nhiều dẫn tới tồn kho. Đại diện lãnh đạo khoa dược phản ảnh: vì thuốc tồn kho nhiều ( năm 2012 tồn khoảng 20 tỉ tiền thuốc) nên đầu năm 2013 Ban giám đốc đã “hò” tất cả các khoa dùng thuốc.“Đắc lực nhất trong việc sử dụng thuốc tồn kho là khoa khám bệnh. Những mặt hàng thuộc nhóm thuốc chặn beta như Dorocardyl 40mg (propranolol) đều được các bác sỹ kê cho bệnh nhân từ 100 – 200 viên/ tháng (nhưng bệnh nhân chỉ dùng 1 viên/ ngày). Theo quy chế kê đơn thì các bệnh nhân mãn tính được cấp thuốc trong vòng 1 tháng. Các bệnh nhân được BHYT hỗ trợ thuốc chỉ được 30 viên, nếu vượt quá thì bệnh nhân phải bỏ tiền ra mua theo đơn của bác sỹ. Thế nhưng để “giải phóng thuốc tồn kho”, các bác sỹ đã kê đơn cho bệnh nhân thành 200 ngày.
Thấy hiện tượng dùng thuốc ồ ạt, ngày 10/12/2012 khoa dược đã báo cáo ban giám đốc nhưng chỉ nhận được câu trả lời “ở bệnh viện này đã bao giờ sử dụng thuốc hợp lý an toàn bao giờ đâu”, vị đại diện khoa dược bức xúc cho biết. Trước sự thờ ơ của Ban lãnh đạo BV, khoa dược đã có đơn phản ảnh lên Thanh tra Sở Y tế Hà Nội. Thông báo kết quả xác minh đơn thư số 179 của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội về “tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại BV Thanh Nhàn” khẳng định : nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng. Thanh tra Sở Y tế cũng xác định có việc bệnh nhân có thẻ BHYT, bệnh nhân cấp cứu nhưng phải mua thuốc ngoài vì thuốc BV không đủ. Nghiêm trọng hơn, công tác thanh tra cũng đã xác nhận việc BV Thanh Nhàn kê đơn thuốc không hợp lý, không an toàn là có thực.
Chia phần trăm 'từ nhà xác tới nhà ăn'
Không chỉ để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động cung ứng và đấu thầu thuốc, tại BV Thanh Nhàn còn đang diễn ra cảnh “chia phần trăm” từ nhà xác tới nhà ăn. Cụ thể, tại QĐ số 511/QĐ-BVTN do ông Đào Quang Minh, giám đốc BV Thanh Nhàn ký ngày 26/4/2013 thì tất cả các dịch vụ theo yêu cầu tại Bệnh viện này đều bị điều chỉnh giá và mức phân phối lợi nhuận. Ví dụ: bãi xe nhà tang lễ phải nộp cho BV 15 triệu đồng/ tháng, bãi ô tô nộp 45 triệu đồng/ tháng, quầy bán hàng hóa, quan tài nộp cho BV 30% doanh thu, quầy bán hoa nhà tang lễ nộp 5 triệu đồng/ tháng, quầy sách báo nộp 2 triệu đồng/ tháng. Người bệnh khám BHYT muốn được phẫu thuật phải đóng thêm một khoản tiền để chi trả thuốc. Cụ thể: mổ nội soi đóng thêm 3 triệu đồng (phẫu thuật viên chính được hưởng 32%, phụ mổ 1 hưởng 4%, phụ mổ 2 hưởng 2%, phòng mổ 15%, ban điều hành 4%, BV thu 35%). Gói mổ mở bệnh nhân đóng thêm 2 triệu đồng, mổ theo yêu cầu từ 1-3 triệu đồng. Đo chức năng hô hấp, bệnh viện này ghi rõ: thu 100 ngàn đồng/ ca, thu chênh lệch 85 ngàn đồng/ ca.
Kinh khủng hơn, do BV Thanh Nhàn xuống cấp, tại QĐ số 511, giám đốc BV Thanh Nhàn còn đưa ra “cơ chế” cho các khoa tự sửa chữa, đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho một số buồng bệnh để làm buồng bệnh theo yêu cầu và ghi rõ tỷ lệ chia là 50:50. Nghĩa là khoa được hưởng 50% phí dịch vụ và BV được hưởng 50% phí dịch vụ khi bệnh nhân có yêu cầu được nằm ở các buồng bệnh này.
“Hưởng ứng” cơ chế này, công đoàn BV Thanh Nhàn ra văn bản số 23/BVTN ngày 21/5/2013 yêu cầu các bộ, công nhân viên toàn bệnh viện phải đóng tiền để đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện theo dạng xã hội hóa. Văn bản này ghi rõ: cá nhân nào chưa có đủ điều kiện đóng 1 lần thì bệnh viện có phương án trừ dần vào tiền hỗ trợ thu nhập hàng tháng. Nhận được thông báo của công đoàn, CBCNV bệnh viện Thanh Nhàn “kêu trời” và bức xúc cho biết trừ lương của họ để mua máy móc kinh doanh và ăn chia là sai quy định của pháp luật.
Cũng chính bởi bộ phận nào kinh doanh trong BV cũng bị “khoán thu”, bị “chia phần trăm” với mức quá cao nên bệnh nhân tại bệnh viện Thanh Nhàn là người hứng chịu thiệt hại. “Trăm dâu đổ đầu bệnh nhân”, người bệnh vào viện phải đóng đủ các loại phí gọi là phí dịch vụ, các dịch vụ tối thiểu một bệnh viện phải có như : siêu âm, chiếu chụp…người bệnh có BHYT lẽ ra không phải mất tiền nhưng BV vẫn đều đặn thu thêm từ 40 ngàn đồng trở lên với lý do “dùng máy xã hội hóa, phải nộp tiền chênh còn dùng máy nhà nước đầu tư thì cứ ra mà xếp hàng đợi cả ngày”. Bác sỹ khám chữa bệnh bắt người nhà bệnh nhân đi mua từ cái kim luồn, bông, găng tay...
Người còn sống đã vậy, người chết cũng bị “tận thu”. Một chiếc quan tài bán ở BV có giá cao hơn nhiều lần so với bên ngoài cũng bởi mỗi tháng bộ phận dịch vụ bán quan tài phải trích tới 30% doanh thu trở lại cho bệnh viện.
Người nhà bệnh nhân cũng chẳng “thoát” bởi chỉ cần bước chân vào cổng viện đã bị thu phí gửi xe đắt gấp 4 lần so với quy định.
Phá trung tâm dinh dưỡng xây…“chuồng thú”
Ông Lương Xuân Bình, người phụ trách trung tâm dinh dưỡng theo hợp đồng đã ký với BV Thanh Nhàn từ năm 2008 cho biết trung tâm được đầu tư theo mô hình xã hội hóa, nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho bệnh nhân nằm viện đảm bảo dinh dưỡng theo yêu cầu bệnh lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ ăn uống cho thân nhân bệnh nhân và CBCNV trong viện và từng được chọn là mô hình điểm của Hà Nội về công tác xã hội hóa y tế. Thế nhưng khi ông Đào Quang Minh về làm giám đốc đã yêu cầu trung tâm dinh dưỡng ngừng cung cấp nước cho bệnh nhân uống thuốc tại các khoa phòng bệnh với lý do viện có nhiều khó khăn về nguồn kinh phí. Ngừng phục vụ suất ăn trưa cho CBCNV của viện với lý do tiền ăn trả vào lương. Cắt suất ăn tối, ăn bồi dưỡng cho các CBCNV trực đêm. Sau đó, tháng 7 năm 2013 ông Minh lại “ra lệnh” phá dỡ TTDVDD để phục vụ dự án xây dựng Bệnh viện giai đoạn 2.
Ông Bình chua xót cho biết thêm, trước đây chỉ có 5 triệu đồng mỗi tháng, bệnh nhân uống thuốc có nước miễn phí, người chờ khám bệnh khát nước cũng có cốc nước để uống. Từ khi ngưng cấp nước, bệnh nhân phải tự mua nước để uống, thấy nhiều người nghèo khát khô cổ họng mà đắng cả lòng.
Cắt suất ăn của CBCNV, muốn phá bỏ TTDD thế nhưng BGĐ BV Thanh Nhàn lại cho khá nhiều quán ăn của tư nhân mọc lên trong BV rồi cho “đội mác” là căng tin. Thậm chí, ngay giữa mặt tiền của BV, BGĐ cho phép tư nhân vào đấu thầu và xây một ngôi nhà bát giác trông rất phản cảm để bán cà phê. CBCNV và bệnh nhân gọi ngôi nhà này với cái tên kỳ khôi: “chuồng thú”, bởi thực sự trông nó rất giống. Theo danh mục, biểu giá thu dịch vụ ban hành theo QĐ 511 của giám đốc BV Thanh Nhàn thì nhà bát giác này mỗi tháng phải nộp về cho BV 15 triệu đồng. “Sân trước bệnh viện vốn có hàng cây rất đẹp để bệnh nhân đi dạo, thế nhưng ông Minh giám đốc đã thuê đốn hết cây cối để xây quán cà phê bát giác chơ vơ giữa sân, xây quán ăn cạnh khu tập kết rác thải y tế và cạnh nhà tang lễ không đủ tiêu chuẩn phục vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khoa phòng được ông Minh cho tự ý sửa chữa vô tội vạ. Những việc làm tùy tiện này đang dần phá vỡ tổng thể kiến trúc của Bệnh viện Thanh Nhàn”, ông Lương Xuân Bình thẳng thắn phản ảnh.
BV Thanh Nhàn thực sự đang bị “xé nát” bởi những chính sách xuất phát từ lợi ích cục bộ được BGĐ của BV này đưa ra. Hàng ngàn bệnh nhân đang bị ảnh hưởng mỗi ngày mà chỉ biết “than trời”. Các đối tác xã hội hóa từng góp công đưa BV này lên BV loại 1 thì đứng bên “bờ vực phá sản” bởi bỗng nhiên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Thuỷ Lê