Những khó chịu hay gặp trong mùa lạnh

G

Guest

Guest
Da bị khô vẫn có cách để tránh. Mỗi khi có đợt gió lạnh, da càng trở nên khô một cách nhanh chóng, vì thế cần mặc nhiều quần áo khi ra ngoài, tránh để gió lạnh xâm nhập vào cơ thể.


Nên uống nhiều nước để giúp da được giữ ấm lâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số mỹ phẩm giữ ẩm cho da phù hợp của các hãng mỹ phẩm uy tín.

Môi nứt nẻ

mua-kho-mua-kho1.jpg


Vào mùa đông, môi rất hay bị khô, nứt nẻ, nặng có thể dẫn đến bong da, chảy máu. Khi môi khô, chúng ta thường có phản xạ là liếm môi để cấp nước cho môi. Tuy nhiên, nước bọt càng làm môi khô nên tuyệt đối không nên liếm môi nhiều. Tốt nhất là nên bôi một lớp kem chống nẻ hoặc một loại kem dưỡng môi phù hợp. Ngoài ra, cần ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, hạn chế đồ ăn gây khô, nứt nẻ môi như ớt, hạt tiêu, rượu…

Trước khi đi ngủ, nên thoa một lớp mật ong lên môi để làm đôi môi mềm mại hơn. Nhiều trường hợp do cơ thể thiếu vitamin B2 khiến môi nứt nẻ, cần dùng bổ sung thêm loại vitamin này. Không nên dùng son môi quá nhiều, nếu dùng nhiều son môi sẽ khiến lớp da môi ít bài tiết, môi căng hơn gây nứt nẻ và bong da.

Chân tay sưng đau

Chân tay sưng tấy, ngứa ngáy là những biểu hiện của bệnh cước. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá lạnh, chân tay lại không được giữ ấm, cộng thêm thói quen rửa chân tay bằng nước lạnh. Nếu bệnh ở mức độ nặng sẽ khiến chân tay luôn ở trong tình trạng tê dại không hoạt động được, thậm chí không cảm giác.

Cần thường xuyên đi găng, tất. Có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút trước khi đi ngủ, hạn chế việc tiếp xúc với nước lạnh hay với các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén, bát… Nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế các chất kích thích.

lut1.jpg
Hôi chân


Hôi chân là bệnh gây khó chịu không chỉ cho người mắc bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vào mùa đông, chúng ta luôn phải đi giày, dép kín khiến bệnh này dễ phát triển. Mùi hôi thường do các loại vi khuẩn, nấm ở chân sinh ra, nhất là ở người hay ra mồ hôi chân hoặc có bệnh viêm da chân.

Trong nhiều trường hợp, do những thói quen không tốt của chúng ta khiến bệnh càng dễ mắc và ngày càng nặng mùi hơn. Chúng ta nên tập thói quen lau khô chân trước khi đi tất, đi giày. Tất cần chọn loại làm bằng sợi cotton, dùng các loại lót giày có tính hút ẩm cao và cần thay đổi lót giày liên tục. Có thể áp dụng một số mẹo vặt sau để tránh mùi hôi: Trước khi đi ngủ cho một ít giấy vụn hay băng phiến giã nhỏ vào trong giày, giày sẽ hết bị hôi.

Phun rượu hoặc cồn vào trong giày, mùi hôi trong giày sẽ bay dần cho đến hết... Trường hợp dùng các cách trên mà chân không hết mùi hôi mà còn ngày càng nặng, chúng ta cần đi khám xem chân có bị nấm hay không, sau đó theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị.


Theo An ninh Thủ đô​
 
Back
Top