Dân gian lưu truyền khá nhiều những quan niệm kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà, như kiêng “góc ao, đao đình”, kiêng nhà bị đòn đông chĩa sang, đếm số đòn tay khi lợp mái nhà, xem ngày giờ gác đòn đông…
Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa để khóa cứng góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn vào góc mái chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là… thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà. Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm.
Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh mà là hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái. Ngày xưa, do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay trong bộ mái nhà xưa luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu “sinh lão bệnh tử” mang nhiều màu sắc mê tín.
Ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương đông là khởi điểm cuộc sống, nơi mặt trời mọc, thuộc mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu và treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Hình thế trong phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo, ta thấy nóc nhà xưa có các khe hở hai đầu thông gió là nơi thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà đối diện mở cửa ra gặp ngay “tam giác ấy” thì sẽ bất lợi.
Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
(St)
Đao đình chĩa vào nhà gây bất lợi
“Nhất góc ao, nhì đao đình” nói lên cách bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền, miếu hướng vào chính diện nhà. Khi nhà mở cửa ra hướng góc mái, đồng nghĩa với bố cục của các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà mình.
Về cấu tạo, điểm góc mái luôn là điểm xung yếu nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa để khóa cứng góc mái, kết hợp tính trang trí tạo thành những đầu đao mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Mở cửa ra nhìn vào góc mái chĩa vào nhà mình thì luôn có cảm giác bất an.
Nhiều gia chủ thời nay xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là… thượng lương để kết thúc phần xây dựng khung xương cơ bản của nhà. Điều này xét về tiến trình xây dựng là đúng, nhưng xét về ý nghĩa xây dựng truyền thống thì không chuẩn xác lắm.
Mặt khác, cách cấu tạo lợp mái hiện đại đều không còn sử dụng cây xà gồ trên đỉnh mà là hai cây xà gồ thép đặt gần nhau ở trên đỉnh để thuận tiện hơn cho việc lợp và liên kết ngói đỉnh mái. Ngày xưa, do cây đòn dông nằm giữa nên số đòn tay trong bộ mái nhà xưa luôn là số lẻ, dẫn đến ngày nay nhiều người vẫn còn đếm số lượng đòn tay theo kiểu “sinh lão bệnh tử” mang nhiều màu sắc mê tín.
Ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương đông là khởi điểm cuộc sống, nơi mặt trời mọc, thuộc mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu và treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.
Hình thế trong phong thủy, nóc nhà có hình tam giác thuộc hành Hỏa mà theo ngũ hành thì hành hỏa khắc Kim (tiền tài) nên nhiều người lo ngại nếu bị chĩa Hỏa sang nhà mình thì tiền tài sẽ hao tổn. Về cấu tạo, ta thấy nóc nhà xưa có các khe hở hai đầu thông gió là nơi thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà đối diện mở cửa ra gặp ngay “tam giác ấy” thì sẽ bất lợi.
Từ đó, không riêng gì cây đòn dông mà các đòn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau. Xét về văn hóa ứng xử, điều này đem lại sự cẩn trọng khi làm nhà lợp mái, giữ gìn cho người cũng là cầu an lành cho mình. Còn về thực tế xây dựng thì hiện nay nhiều biệt thự lợp mái ngói đã dùng thép tấm làm thành nẹp bịt kín đầu các xà gồ như là một giải pháp an toàn không đụng chạm đến xung quanh.
(St)