Theo lời của một cán bộ Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm, (Bộ Công an), nạn trộm cắp bây giờ cũng “muôn hình vạn trạng”. Kẻ gian không còn “lén lén lút lút” như trước mà chuẩn bị những “kịch bản” ăn trộm rất “chỉn chu”. Có khi giả vờ là người đi tìm phòng trọ, tìm người quen, tìm bạn, hoặc giả làm nhân viên bán hàng, thậm chí đạp cửa xông vào “chôm” đồ như chốn không người...
Ảnh minh họa
“Gạ” mua hàng... “cuỗm” luôn tài sản
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Bình (ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hết bực bội khi kể về lần mất chiếc điện thoại: “Hôm đó, có hai thanh niên bê một chiếc bếp ga, xông vào nhà mình “gạ” bán với giá rẻ vì vừa ăn trộm được. Mình đã từ chối thẳng thừng nhưng hai người này liên tục “khoa chân múa tay” vỗ vào chiếc bếp để chứng tỏ đó là hàng tốt. Phải mất 20 phút làm căng, mình mới “mời” được họ ra ngoài để quay lại với công việc đang làm dở. Ngoảnh đi ngoảnh lại một lúc mới phát hiện chiếc điện thoại trên bàn đã “không cánh mà bay”. Hai “gã” giả danh “bán hàng dạo” cũng lặn mất tăm.
Cũng giống như trường hợp anh Bình, cụ Lê Văn Thư, 70 tuổi, sống ở Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) kể lại vụ trộm trắng trợn xảy ra với gia đình mình cách đây ít lâu: “Trưa đó có mỗi mình tôi ở nhà, cô con gái cho tôi ăn trưa xong cũng về nhà. Tôi đang ngồi xem ti vi thì một thanh niên đeo khẩu trang xông vào nhà, tay lăm lăm cái kìm cắt, chỉ thẳng vào mặt tôi mà nói: “Ông ngồi yên không tôi đánh cho lại khổ”. Chưa kịp định thần, tên đó đã điềm nhiêm bê cái ti vi ra ngoài”.
Theo suy đoán của chị Lê Hồng Hà, con gái ông Thư, có thể kẻ gian đã theo dõi và nắm được lịch trình sinh hoạt cũng như “đường đi nước bước” của gia đình chị. Hắn cũng biết chuyện bệnh tật của bố chị (ông Thư bị bệnh, phải ngồi xe lăn – PV) nên mới “to gan” như thế. Sau vụ việc này, gia đình ông Thư phải sắm khóa trong khóa ngoài, lắp camera theo dõi đặt ở cổng và thuê một người giúp việc để tiện trông nhà. “Đạo chích giờ trắng trợn và “hiên ngang” thật. Giữa ban ngày ban mặt mà xông vào lấy đồ như chốn không người”, chị Thư nói.
Đầu tháng 5, gia đình chị Nguyễn Thị Uyên (Yên Nghĩa, Hà Đông) chuyển về nhà mới ở phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Hôm chuyển nhà, toàn bộ tư trang, tiền bạc, ví được chị gom lại để trong một cái túi xách. Sau một ngày chuyển nhà, mọi người mệt nhoài nên đặt lưng xuống là ngủ không biết trời đất là gì. Khoảng 2h sáng, chị Uyên dậy đi vệ sinh, bỗng thấy bóng người lạ đang lò mò trong nhà nên la lên. Người nhà chị bật dậy thì thấy người lạ nhảy qua cửa từ tầng 1 xuống đất thoát thân. Kiểm tra tài sản, chị Uyên phát hiện mất 30 triệu đồng.
Xóm trọ “mồi ngon” cho “đạo chích”
Không riêng những nhà kín cổng cao tường, tiền bạc rủng rỉnh, các xóm trọ cũng là “điểm đến” thường xuyên của các tên “đạo chích”. “Nắm bắt” được cảnh sống xa nhà của người lao động, có bao nhiêu đồ đều “tập kết” trong một căn phòng chật hẹp, nên “giới đạo chích” có vẻ “ưu ái” đối tượng “thân cô thế cô” này. Việc người thuê trọ mất đồ dường như là “chuyện thường ở huyện”. Nhưng có lẽ câu chuyện của của bạn Nguyễn Thùy Linh (đại học Kiến Trúc, Hà Nội) hy hữu hơn cả. Thời điểm cuối tháng 5, trời Hà Nội oi bức, Linh và một bạn gái cùng trường ở trọ trong một căn phòng trên tầng 4 tại khu Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội). Linh mở cửa sổ ngủ vì gió quạt không đủ mát. Tờ mờ sáng, Linh bất giác tỉnh giấc bởi giọng nói hoảng hốt của cô bạn cùng phòng. Những đồ vật giá trị bị “khoắng” sạch, 2 chiếc laptop, 3 chiếc di động, 1 chiếc máy ảnh cùng 2 chiếc ví “ra đi không lời từ biệt”.
Quái chiêu ở chỗ, tên trộm khóa cửa ngoài, cầm theo chìa khóa phòng, nhốt Linh và cô bạn ở bên trong. Cô sinh viên đành phải hô hoán, nhờ “hàng xóm” gọi thợ đến phá khóa. Phía dưới cửa sổ, tên trộm còn bỏ lại chiếc “muôi” – “dụng cụ hành nghề”. Linh suy đoán, có thể kẻ gian lợi dụng cửa sổ mở nên dùng “muôi”… múc chìa khóa lẻn vào trộm đồ. Để “tẩu thoát” an toàn, hắn đã “cẩn thận” khóa ngoài. Sau khi kiểm tra số “tài sản” còn sót lại, Linh phát hiện thêm 3 chiếc quần bò cũng đã “đội nón ra đi”.
Còn anh Đinh Kim Tấn, kỹ sư xây dựng đang trọ tại Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) vốn có thói quen làm việc khuya. Bàn làm việc của anh đặt gần cửa sổ. Hôm đó gần 1h sáng, anh thấy mỏi mắt nên bỏ kính, vào nhà vệ sinh rửa mặt cho tỉnh táo. Chỉ ít phút sau quay lại bàn làm việc, anh tưởng mình bị… hoa mắt khi laptop, điện thoại di động, ví, đồng hồ để trên bàn biến mất.
Thanh Xuân
Ảnh minh họa
“Gạ” mua hàng... “cuỗm” luôn tài sản
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Bình (ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hết bực bội khi kể về lần mất chiếc điện thoại: “Hôm đó, có hai thanh niên bê một chiếc bếp ga, xông vào nhà mình “gạ” bán với giá rẻ vì vừa ăn trộm được. Mình đã từ chối thẳng thừng nhưng hai người này liên tục “khoa chân múa tay” vỗ vào chiếc bếp để chứng tỏ đó là hàng tốt. Phải mất 20 phút làm căng, mình mới “mời” được họ ra ngoài để quay lại với công việc đang làm dở. Ngoảnh đi ngoảnh lại một lúc mới phát hiện chiếc điện thoại trên bàn đã “không cánh mà bay”. Hai “gã” giả danh “bán hàng dạo” cũng lặn mất tăm.
Cũng giống như trường hợp anh Bình, cụ Lê Văn Thư, 70 tuổi, sống ở Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) kể lại vụ trộm trắng trợn xảy ra với gia đình mình cách đây ít lâu: “Trưa đó có mỗi mình tôi ở nhà, cô con gái cho tôi ăn trưa xong cũng về nhà. Tôi đang ngồi xem ti vi thì một thanh niên đeo khẩu trang xông vào nhà, tay lăm lăm cái kìm cắt, chỉ thẳng vào mặt tôi mà nói: “Ông ngồi yên không tôi đánh cho lại khổ”. Chưa kịp định thần, tên đó đã điềm nhiêm bê cái ti vi ra ngoài”.
Theo suy đoán của chị Lê Hồng Hà, con gái ông Thư, có thể kẻ gian đã theo dõi và nắm được lịch trình sinh hoạt cũng như “đường đi nước bước” của gia đình chị. Hắn cũng biết chuyện bệnh tật của bố chị (ông Thư bị bệnh, phải ngồi xe lăn – PV) nên mới “to gan” như thế. Sau vụ việc này, gia đình ông Thư phải sắm khóa trong khóa ngoài, lắp camera theo dõi đặt ở cổng và thuê một người giúp việc để tiện trông nhà. “Đạo chích giờ trắng trợn và “hiên ngang” thật. Giữa ban ngày ban mặt mà xông vào lấy đồ như chốn không người”, chị Thư nói.
Đầu tháng 5, gia đình chị Nguyễn Thị Uyên (Yên Nghĩa, Hà Đông) chuyển về nhà mới ở phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Hôm chuyển nhà, toàn bộ tư trang, tiền bạc, ví được chị gom lại để trong một cái túi xách. Sau một ngày chuyển nhà, mọi người mệt nhoài nên đặt lưng xuống là ngủ không biết trời đất là gì. Khoảng 2h sáng, chị Uyên dậy đi vệ sinh, bỗng thấy bóng người lạ đang lò mò trong nhà nên la lên. Người nhà chị bật dậy thì thấy người lạ nhảy qua cửa từ tầng 1 xuống đất thoát thân. Kiểm tra tài sản, chị Uyên phát hiện mất 30 triệu đồng.
Xóm trọ “mồi ngon” cho “đạo chích”
Không riêng những nhà kín cổng cao tường, tiền bạc rủng rỉnh, các xóm trọ cũng là “điểm đến” thường xuyên của các tên “đạo chích”. “Nắm bắt” được cảnh sống xa nhà của người lao động, có bao nhiêu đồ đều “tập kết” trong một căn phòng chật hẹp, nên “giới đạo chích” có vẻ “ưu ái” đối tượng “thân cô thế cô” này. Việc người thuê trọ mất đồ dường như là “chuyện thường ở huyện”. Nhưng có lẽ câu chuyện của của bạn Nguyễn Thùy Linh (đại học Kiến Trúc, Hà Nội) hy hữu hơn cả. Thời điểm cuối tháng 5, trời Hà Nội oi bức, Linh và một bạn gái cùng trường ở trọ trong một căn phòng trên tầng 4 tại khu Phùng Khoang (Từ Liêm, Hà Nội). Linh mở cửa sổ ngủ vì gió quạt không đủ mát. Tờ mờ sáng, Linh bất giác tỉnh giấc bởi giọng nói hoảng hốt của cô bạn cùng phòng. Những đồ vật giá trị bị “khoắng” sạch, 2 chiếc laptop, 3 chiếc di động, 1 chiếc máy ảnh cùng 2 chiếc ví “ra đi không lời từ biệt”.
Quái chiêu ở chỗ, tên trộm khóa cửa ngoài, cầm theo chìa khóa phòng, nhốt Linh và cô bạn ở bên trong. Cô sinh viên đành phải hô hoán, nhờ “hàng xóm” gọi thợ đến phá khóa. Phía dưới cửa sổ, tên trộm còn bỏ lại chiếc “muôi” – “dụng cụ hành nghề”. Linh suy đoán, có thể kẻ gian lợi dụng cửa sổ mở nên dùng “muôi”… múc chìa khóa lẻn vào trộm đồ. Để “tẩu thoát” an toàn, hắn đã “cẩn thận” khóa ngoài. Sau khi kiểm tra số “tài sản” còn sót lại, Linh phát hiện thêm 3 chiếc quần bò cũng đã “đội nón ra đi”.
Còn anh Đinh Kim Tấn, kỹ sư xây dựng đang trọ tại Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) vốn có thói quen làm việc khuya. Bàn làm việc của anh đặt gần cửa sổ. Hôm đó gần 1h sáng, anh thấy mỏi mắt nên bỏ kính, vào nhà vệ sinh rửa mặt cho tỉnh táo. Chỉ ít phút sau quay lại bàn làm việc, anh tưởng mình bị… hoa mắt khi laptop, điện thoại di động, ví, đồng hồ để trên bàn biến mất.
Hàng trăm thủ thuật “chôm” đồ của “đạo chích” Một cán bộ của Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm, (Bộ Công an) tiết lộ: “Băng trộm phần lớn tập hợp những đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp, leo trèo giỏi, cắt phá ổ khóa, vô hiệu hóa chuông báo động, chó, camera… Trước khi gây án, bọn chúng thường nghiên cứu kỹ giờ giấc sinh hoạt của gia đình nạn nhân, địa hình, cửa ngõ. Để đột nhập, chúng thường dùng kìm cộng lực cắt ổ khóa; lợi dụng chủ nhà quên đóng cửa trên tầng, leo lên đột nhập vào nhà; tìm cách lên sân thượng đột nhập vào nhà từ “cột thông gió”. Có trường hợp, chủ nhà đầu tư xây dựng lưới rào chắn từ sân thượng xuống đến tầng trệt, tự hào trộm không tài nào xâm nhập, nhưng bọn chúng nghiên cứu leo từ nhà bên cạnh lên sân thượng lẻn vào nhà bằng đường “chuồng cu” lấy 3 xe gắn máy cùng nhiều tài sản có giá trị. |