Hễ ở đâu có bãi đất trống, hơn 300 người dân miền Tây Nam Bộ lại đến thuê dựng thành làng để làm nghề se dây thừng. Hơn 10 năm ở trong lòng thành phố lớn nhất nước nhưng hiếm hoi lắm họ mới bước chân ra phố.
Đường vào làng "chạy dây thừng" khá quanh co, phải đi qua những lối mòn nhỏ gồ ghề trên bãi đất nham nhở thuộc khu Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TP HCM). Trong đó là những ngôi nhà lụp xụp được dựng lên bằng những lá cọ nằm giữa những bãi cỏ rộng mênh mông, xung quanh bao bọc bởi những ngôi nhà chung cư cao tầng đang được xây dựng.
Cả làng có gần 100 hộ gia đình sinh sống, mỗi gia đình có khoảng 3 thành viên, được chia ra các trại nhỏ, mỗi trại có từ 10 đến 30 hộ. Đứng đầu các trại cũng có tổ trưởng quản lý. Mỗi trại thuê miếng đất chạy dài khoảng 250 m với giá 3 triệu đồng một tháng.
Những ngôi nhà lụp xụp được dựng tạm bợ để dễ dàng chuyển đi khi có quy hoạch. Ảnh: Tá Lâm.
Theo ông Nguyễn Văn Thành (54 tuổi, chủ trại dân cư số 4) một trong những người đầu tiên lập làng thì năm 1999, họ quyết định rời quê An Giang lên Sài Gòn mang theo nghề truyền thống chạy dây thừng để kiếm kế sinh nhai.
"Có ai muốn rời quê của mình để mướn đất lập ấp như thế này, nhưng vì theo đuổi nghề chạy dây truyền thống nên đành. Ở dưới quê, chi phí vận chuyển cao nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Ở đây có các hãng đặt sẵn nên không bao giờ hết đơn đặt hàng", người đàn ông dáng quê mùa chia sẻ.
Ông cho biết thêm, hàng chục năm nay, từ khi đặt chân lên Sài Gòn, họ đã di dời chuyển làng đến 4 lần. Ở đâu có vùng đất trống là họ thuê, khi nào ở đó có quy hoạch họ lại tìm nơi khác mướn tiếp tục lập làng. Lúc đầu, họ thuê đất ở vùng ngã tư Bốn Xã, nhưng được hơn một năm thì vùng này quy hoạch nên họ di dời làng đến vùng đất mới ở Bình Hưng Hòa A… Đầu năm nay, do làng nằm trong diện tích đất xây chung cư cao tầng nên họ chuyển vào vùng đồi cỏ mênh mông thuộc khu chung cư Vĩnh Lộc này.
"Một lần di dời làng như thế vất vả lắm. Tất cả lại phải làm lại từ đầu, xây nhà, chuyển máy se dây… Nhưng không chuyển đi thì đến lúc quy hoạch cũng phải phá hết à. Khổ nhưng phải chịu đâu phải đất của mình", ông Thành tâm sự.
Cũng vì thế, có những ngôi nhà dân làng dựng lên cũng tạm bợ bằng những túp lều nhỏ lụp xụp. Trong những ngôi nhà chừng 5 m2, tài sản quy giá nhất của họ chỉ là những cuộn dây lớn, chiếc xe đạp. Gia đình khá giả có thêm chiếc vô tuyến xem. Đây cũng là nơi sum họp của họ mỗi khi có các sự kiện như bóng đá… Nhiều gia đình cũng nuôi gà, vịt, trồng rau lấy nguồn thực phẩm.
Những người dân ở đây ít khi ra phố, chỉ khi họ phải chuyển hàng đi, hay cần gửi một bức thư gửi cho người thân thì họ mới lên trung tâm Sài Gòn. Đó là dịp để họ "tân trang" mua đồ chơi cho con. Một chiếc súng nước, máy chơi điện tử xếp hình cầm tay làm chúng mừng quýnh, giành nhau chơi cả ngày.
Những đứa trẻ sinh ra ở đây hầu hết không được đến trường. Thú vui duy nhất của chúng là chạy nhảy, nô đùa trên những bãi cỏ, hay dưới những làn dây thừng. Khi có một người đến là chúng vui đến lạ. Những đứa trẻ "chào mừng" khách đến bằng những câu rất hồn nhiên: "Chú có nước (nước ngọt) không? Chú có bánh không cho con?" – những thứ xa xỉ mà chúng ít khi có.
"Cả làng chỉ có duy nhất em Nguyễn Phú Hữu được đến trường. Đó là niềm tự hào của cả làng, còn số khác được gửi về quê đi học. Còn hằng ngày, lũ trẻ chỉ chơi đùa trên những khu đất nhăng nhít những dây thừng", anh Linh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết.
Một ngày, anh Linh phải chạy dây hơn 10 km. Ảnh: Tá Lâm.
Cũng theo anh Linh, để sản xuất ra một sợi dây thừng họ phải dậy từ lúc 3h sáng, làm qua 4 công đoạn, bắt đầu bằng việc cầm dây chạy hàng trăm mét cho dây giản ra, sau đó được đưa vào chiếc máy se sợi quay tít qua 3 vòng mới thành sản phẩm.
"Nghề này cũng đặc biệt lắm, rất kết nắng nóng vì ánh nắng sẽ làm cho sợi dây bền chắc hơn. Nếu trời mưa xem như hôm đó nghỉ luôn. Gia đình tui có 4 miệng cơm, mưa suốt thì lấy gì ăn. Tuy vất vả nhưng là nghề truyền thống được ông cha để lại, bỏ không nỡ", anh Linh chia sẻ.
Người đàn ông cho biết thêm, mỗi ngày anh phải chạy đi chạy lại trên một bãi đất dài 200 m, tính ra cũng phải trên 10 km. Hai vợ chồng anh quanh năm không ngày nào nghỉ chân vì còn phải nuôi thêm 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Thu nhập một ngày của hai vợ chồng được 120 ngàn, nếu ngày nào khá lắm cũng chỉ gần 150 ngàn.
Cũng như anh Linh, chị Nhi đang thoăn thoắt giữ chặt lấy những rợi dây chạy, miệng vẫn tươi cười cho biết, chị không thể biết chính xác một ngày chị chạy hết bao nhiêu cây số, chỉ biết để làm xong một cuộn dây, chị phải chạy 12 lượt, mỗi lượt khoảng 200 m. Trong một ngày chị hoàn thành 10 cuộn dây như thế, tính ra cũng hơn 20 km "Tuy không dư giả gì, nhưng ít nhất nghề này cũng nuôi sống gia đình", chị Nhi cho biết.
Khác xa với đô thị sôi động và náo nhiệt, một ngôi làng bình yên nằm giữa đồng cỏ mênh mông, chỉ có tiếng quay tít của những chiếc máy se dây, những tiếng gọi nhau í ới nô đùa của lũ trẻ, trở thành một nét riêng ở Sài Gòn.
Tá Lâm
(theo vne)
Đường vào làng "chạy dây thừng" khá quanh co, phải đi qua những lối mòn nhỏ gồ ghề trên bãi đất nham nhở thuộc khu Vĩnh Lộc (quận Bình Tân, TP HCM). Trong đó là những ngôi nhà lụp xụp được dựng lên bằng những lá cọ nằm giữa những bãi cỏ rộng mênh mông, xung quanh bao bọc bởi những ngôi nhà chung cư cao tầng đang được xây dựng.
Cả làng có gần 100 hộ gia đình sinh sống, mỗi gia đình có khoảng 3 thành viên, được chia ra các trại nhỏ, mỗi trại có từ 10 đến 30 hộ. Đứng đầu các trại cũng có tổ trưởng quản lý. Mỗi trại thuê miếng đất chạy dài khoảng 250 m với giá 3 triệu đồng một tháng.
Theo ông Nguyễn Văn Thành (54 tuổi, chủ trại dân cư số 4) một trong những người đầu tiên lập làng thì năm 1999, họ quyết định rời quê An Giang lên Sài Gòn mang theo nghề truyền thống chạy dây thừng để kiếm kế sinh nhai.
"Có ai muốn rời quê của mình để mướn đất lập ấp như thế này, nhưng vì theo đuổi nghề chạy dây truyền thống nên đành. Ở dưới quê, chi phí vận chuyển cao nên sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Ở đây có các hãng đặt sẵn nên không bao giờ hết đơn đặt hàng", người đàn ông dáng quê mùa chia sẻ.
Ông cho biết thêm, hàng chục năm nay, từ khi đặt chân lên Sài Gòn, họ đã di dời chuyển làng đến 4 lần. Ở đâu có vùng đất trống là họ thuê, khi nào ở đó có quy hoạch họ lại tìm nơi khác mướn tiếp tục lập làng. Lúc đầu, họ thuê đất ở vùng ngã tư Bốn Xã, nhưng được hơn một năm thì vùng này quy hoạch nên họ di dời làng đến vùng đất mới ở Bình Hưng Hòa A… Đầu năm nay, do làng nằm trong diện tích đất xây chung cư cao tầng nên họ chuyển vào vùng đồi cỏ mênh mông thuộc khu chung cư Vĩnh Lộc này.
"Một lần di dời làng như thế vất vả lắm. Tất cả lại phải làm lại từ đầu, xây nhà, chuyển máy se dây… Nhưng không chuyển đi thì đến lúc quy hoạch cũng phải phá hết à. Khổ nhưng phải chịu đâu phải đất của mình", ông Thành tâm sự.
Cũng vì thế, có những ngôi nhà dân làng dựng lên cũng tạm bợ bằng những túp lều nhỏ lụp xụp. Trong những ngôi nhà chừng 5 m2, tài sản quy giá nhất của họ chỉ là những cuộn dây lớn, chiếc xe đạp. Gia đình khá giả có thêm chiếc vô tuyến xem. Đây cũng là nơi sum họp của họ mỗi khi có các sự kiện như bóng đá… Nhiều gia đình cũng nuôi gà, vịt, trồng rau lấy nguồn thực phẩm.
Những người dân ở đây ít khi ra phố, chỉ khi họ phải chuyển hàng đi, hay cần gửi một bức thư gửi cho người thân thì họ mới lên trung tâm Sài Gòn. Đó là dịp để họ "tân trang" mua đồ chơi cho con. Một chiếc súng nước, máy chơi điện tử xếp hình cầm tay làm chúng mừng quýnh, giành nhau chơi cả ngày.
Những đứa trẻ sinh ra ở đây hầu hết không được đến trường. Thú vui duy nhất của chúng là chạy nhảy, nô đùa trên những bãi cỏ, hay dưới những làn dây thừng. Khi có một người đến là chúng vui đến lạ. Những đứa trẻ "chào mừng" khách đến bằng những câu rất hồn nhiên: "Chú có nước (nước ngọt) không? Chú có bánh không cho con?" – những thứ xa xỉ mà chúng ít khi có.
"Cả làng chỉ có duy nhất em Nguyễn Phú Hữu được đến trường. Đó là niềm tự hào của cả làng, còn số khác được gửi về quê đi học. Còn hằng ngày, lũ trẻ chỉ chơi đùa trên những khu đất nhăng nhít những dây thừng", anh Linh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết.
Cũng theo anh Linh, để sản xuất ra một sợi dây thừng họ phải dậy từ lúc 3h sáng, làm qua 4 công đoạn, bắt đầu bằng việc cầm dây chạy hàng trăm mét cho dây giản ra, sau đó được đưa vào chiếc máy se sợi quay tít qua 3 vòng mới thành sản phẩm.
"Nghề này cũng đặc biệt lắm, rất kết nắng nóng vì ánh nắng sẽ làm cho sợi dây bền chắc hơn. Nếu trời mưa xem như hôm đó nghỉ luôn. Gia đình tui có 4 miệng cơm, mưa suốt thì lấy gì ăn. Tuy vất vả nhưng là nghề truyền thống được ông cha để lại, bỏ không nỡ", anh Linh chia sẻ.
Người đàn ông cho biết thêm, mỗi ngày anh phải chạy đi chạy lại trên một bãi đất dài 200 m, tính ra cũng phải trên 10 km. Hai vợ chồng anh quanh năm không ngày nào nghỉ chân vì còn phải nuôi thêm 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Thu nhập một ngày của hai vợ chồng được 120 ngàn, nếu ngày nào khá lắm cũng chỉ gần 150 ngàn.
Cũng như anh Linh, chị Nhi đang thoăn thoắt giữ chặt lấy những rợi dây chạy, miệng vẫn tươi cười cho biết, chị không thể biết chính xác một ngày chị chạy hết bao nhiêu cây số, chỉ biết để làm xong một cuộn dây, chị phải chạy 12 lượt, mỗi lượt khoảng 200 m. Trong một ngày chị hoàn thành 10 cuộn dây như thế, tính ra cũng hơn 20 km "Tuy không dư giả gì, nhưng ít nhất nghề này cũng nuôi sống gia đình", chị Nhi cho biết.
Khác xa với đô thị sôi động và náo nhiệt, một ngôi làng bình yên nằm giữa đồng cỏ mênh mông, chỉ có tiếng quay tít của những chiếc máy se dây, những tiếng gọi nhau í ới nô đùa của lũ trẻ, trở thành một nét riêng ở Sài Gòn.
Tá Lâm
(theo vne)