Những Người Trốn Tránh Luật Di Trú

T

T$

Guest
"Cảnh sát! Cảnh sát! Mở cửa ra!". Những tiếng la lớn của các nhân viên Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú (gọi tắt là ICE), cùng với tiếng mạnh đập cửa, đã làm tắt tiếng dế kêu đêm từ con đường vây quanh bởi những hàng thông, nơi căn nhà nghi án bị lục soát bất ngờ.

Họ đang tìm kiếm một người từ Việt Nam đến Mỹ hợp pháp nhưng bị lệnh trục xuất sau khi phạm một tội hình sự nào đó.

Nhưng thay vì bắt được chính phạm, nhân viên di trú lại bắt được hai anh em khác và hai người này khai rằng họ nhập cư hợp pháp. Tuy nhiên họ sẽ bị truy tố tội hình sự sau khi nhân viên di trú tìm thấy một khẩu súng cá nhân và một súng dài ở trong căn nhà này.

Ban di trú truy tìm những người trốn tránh pháp luật là một trong nhiều cơ quan thi hành luật di trú. Họ đã xuất hiện trong một tuần lễ ở khắp nơi trên nước Mỹ với nỗ lực chứng minh với quốc hội rằng đây là thời điểm nên tập trung nhiều hơn về vấn đề du trú hợp pháp, vì nhân viên di trú sẵn sàng truy lùng những người cư ngụ bất hợp pháp.

Quốc hội đã thông qua Ðạo Luật Ái Quốc Hoa Kỳ (tức USA Patriot Act) sau khi biến cố 11 Tháng 9 xảy ra. Nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng bố và thực thi đạo luật này, nhiều biện pháp đã được đề ra để bảo vệ đất nước. Công tác Khởi động Cầm giữ Những người trốn tránh pháp luật đã được tiến hành, truy bắt những những trốn tránh ngoài vòng pháp luật, và đây cũng là công việc ưu tiên của Bộ Nội An Hoa Kỳ. Vào ngày 25 tháng Hai năm 2002, Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu (gọi tắt là NFOP) đã chính thức được thành lập, dưới sự bảo trợ của Văn Phòng Câu Lưu và Trục Xuất. Khi Bộ Nội An Hoa Kỳ được thành lập vào tháng Ba năm 2003, cơ quan Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú đã sát nhập Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu vào cơ quan này.

Theo một bản dữ kiện của cơ quan Thi Hành Luật Hải Quan và Di Trú:
Nhiệm vụ ưu tiên của Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu là xác nhận lý lịch, truy tìm chỗ ở, bắt giữ, tiến hành việc trục xuất các ngoại kiều đào tẩu ra khỏi Hoa Kỳ; và ưu tiên một vẫn là trục xuất những người đào tẩu đã phạm nhiều tội hình sự ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, mục tiêu của Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu là giảm bớt danh sách tồn đọng quá nhiều người trốn tránh luật di trú, và để bảo đảm rằng số lượng ngoại kiều bị trục xuất tương đương với số lệnh trục xuất sau cùng được ban hành bởi các tòa di trú hàng năm.

Các toán nhân viên của Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu được dàn trải hoạt động có tích chiến lược khắp nơi trên đất Mỹ, chỉ giải quyết những hồ sơ đã được xác nhận về người đào tẩu, truy tìm chỗ ở và câu lưu những người bắt buộc phải trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tảu với công việc của một ban đặc nhiệm hành động, giúp thành lập các hồ sơ được ghi vào hệ thống dữ kiện của Trung Tâm Thông Tin Tội Ác Quốc Gia (gọi tắt là NCIC). Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu cũng còn có trách nhiệm bạch hóa tất cả những đầu mối liên quan đến các ngoại kiều trốn lánh bất hợp pháp. Qua các trung tâm điều hành, Chương Trình Hoạt Ðộng Quốc Gia Tầm Nã Người Ðào Tẩu chuyển những "đầu mối quan trọng" (tức những thông tin xác nhận những nơi mà người đào tẩu có thể lẩn trốn) đến những Ban Hoạt Ðộng Tầm Nã Người Ðào Tảu giải quyết. Những "đầu mối quan trọng" dựa trên những thông tin từ những cơ sở thi hành pháp luật khác, từ trong đến ngoài, cũng như từ những thông tin thu thập được từ các nguồn tình báo bên trong.

Hơn nữa, với sự phối hợp của hàng ngàn binh sĩ biên phòng tại các biên giới Mỹ - Mễ Tây Cơ và Mỹ - Gia Nã Ðại, và sự gia tăng những trung tâm câu lưu người nhập cảnh bất hợp pháp đã cắt giảm những trường hợp "bắt rồi thả", các ban truy tầm người đào tẩu đã giúp Tổng thống George Bush giữ được lời cam kết tăng cường việc thi hành luật pháp.

Trong khi đó, việc giải quyết các hồ sơ ngoại kiều đào tẩu vẫn còn trì trệ - tức những người di dân vẫn còn trên đất Mỹ sau khi có lệnh trục xuất cuối cùng - người ta ước lượng con số khoảng trên nửa triệu người trong diện đào tẩu. Các ban truy tầm người đào tẩu đang bắt đầu thay đổi nhận thức là những người được lệnh bị trục xuất có thể chọn lựa cách không tuân theo những thông báo phải ra trình diện, đầu hàng.
*******​
Hỏi Ðáp Di Trú:
- Hỏi: Có ai đã bị trục xuất về Việt Nam kể từ khi hiệp định được ký kết chưa?
- Ðáp: Chưa có ai bị trục xuất mặc dù họ đã nhận được thư thông báo đến nộp mình cho nhân viên Thi hành luật hải quan và di trú, nhưng chưa một ai bị trục xuất về Việt Nam cho đến nay.

- Hỏi: Bản hiệp định nói rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ khởi đầu trục xuất nhóm đầu tiên sau 60 ngày bản hiệp đînh có hiệu lực, tại sao có sự đình trệ này?
- Ðáp: Tôi nghĩ rằng chính trị khó thể tiên đoán được. 30 năm trước, không ai có thể tiên đoán chúng ta có bản hiệp định trục xuất với nhà cầm quyền Việt Nam. Vì thế, khi hồ sơ của qúy vị bắt đầu được duyệt xét khi qúy vị vẫn còn ở Hoa Kỳ, thì điều cuối cùng mà qúy vị muốn có là không có thời gian ràng buộc nào cả.

- Hỏi: Ðiều gì sẽ xảy ra cho một người bị trọng tội sau khi đơn xin hủy bỏ lệnh trục xuất được chấp thuận?
- Ðáp: Anh ta cần một luật sư dày dạn kinh nghiệm về hình sự và trục xuất đại diện trước tòa án tiểu bang và tòa án di trú.

- Hỏi: Anh rể tôi là con lai Mỹ. Anh ấy phạm một trọng tội và đang bị quản chế bởi sở di trú. Anh ấy mới tìm được cha ruột người Mỹ. Ông bố có thể giúp anh ta tránh được lệnh trục xuất không?
- Ðáp: Luật đòi hỏi người cha phải công nhận người con trước khi người con lên 18 tuổi để có thể hợp lệ xin trở thành công dân Mỹ. Dĩ nhiên người cha có thể là nguồn lợi ích, nhưng người con vẫn phải xin hạ bản án để khỏi bị trục xuất.

Theo Robert Mullin International​
 
Back
Top