T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 8:03 AM | 22/03/2011 ) Chuyện người Nhật vẫn đứng chờ đèn đỏ trong khi chạy động đất, hoặc em bé 9 tuổi đưa phần bánh người ta cho mình vào thùng phân phối cho mọi người… tưởng rằng rất bình thường. Nhưng ở Việt Nam, những câu chuyện này đang gây dư luận lớn. Dường như người Việt Nam ta đang tự xem lại bản thân mình, cách ứng xử, tính cách, tinh thần…
Tôi có một nữ sinh viên học tiếng Việt tại trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Khi dạy tiếng Việt, tôi luôn luôn dạy cái đẹp, cái tốt, cái văn hóa “nghìn năm văn hiến” của người Việt Nam ta cho các sinh viên Nhật. Các em sinh viên đó đều yêu Việt Nam hơn.
Thế rồi em nữ sinh viên có đôi mắt đẹp mê hồn đó quyết định đi du học tiếng Việt ở Hà Nội 10 tháng. Em muốn nói chuyện được với trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ của Việt Nam. Em dự định sau khi tốt nghiệp tiếng Việt, sẽ trở lại Việt Nam, tham gia các hoạt động tình nguyện giúp người nghèo.
Hơn 5 tháng sau, tôi nghe tin em bỏ học, rời Hà Nội về Nhật rồi về thẳng quê nhà, một tỉnh xa Tokyo.
Một người đàn ông an ủi cô gái khi ngôi nhà của cô sụp đổ do động đất xảy ra ở Watari, ngày 14/3. Ảnh: Jiji Press/AFP/Getty Images
Hỏi ra mới biết, thời gian ở Hà Nội, em quen với một nam sinh viên nghèo. Hai người nhanh chóng thân nhau, và thường đi ăn, uống cà phê với nhau. Một hôm, hai người đi ăn ở một quán cơm bình dân. Trong khi chờ gọi món ăn, em nữ sinh viên người Nhật đó đi vệ sinh, để chiếc điện thoại di động của mình ở trên bàn. Khi trở ra, em không thấy người bạn trai, cùng cái điện thoại di động nữa. Em ngồi chờ 1 tiếng, 2 tiếng, người bạn không quay lại. Anh ta đã biến mất như một ảo ảnh.
Hai năm sau, tôi gặp lại em nữ sinh viên Nhật đó ở trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Tôi đang giảng bài, thì em bước vào lớp. Lúc đầu tôi không nhận ra em, vì chỉ còn đôi mắt đẹp là vẫn như xưa, nhưng khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn, ngây thơ đã rắn rỏi, từng trải.
“Thầy không nhận ra em ư? Em là…”.
Ôi, tôi thật xấu hổ vì không nhận ra cô nữ sinh xinh đẹp đó.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau nhiều. Khi tôi hỏi lại chuyện ở Hà Nội, em nói: “Thôi, chuyện qua rồi mà. Em sẽ vẫn học tiếng Việt cho đến khi tốt nghiệp”.
Luận văn tốt nghiệp của em ấy viết bằng tiếng Việt và tiếng Nhật, đề tài nói về người phụ nữ Việt Nam. Em ca ngợi sự cần cù, đảm đang, và dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam. Sau lễ tốt nghhiệp, chúng tôi chia tay nhau. Em nói hi vọng một ngày nào đó, sẽ quay lại Việt Nam, và được nói chuyện với người Việt Nam. Tôi không nhìn thấy một lời trách móc, oán thán về các kỷ niệm buồn ở Việt Nam.
Hầu hết các sinh viên người Nhật của tôi khi đi du học Việt Nam ở Sài Gòn, lẫn Hà Nội, đều gặp những chuyện khó chịu, nhất là với các lái xe taxi, hoặc trẻ em lang thang bán hàng rong. Có em sinh viên bị trẻ em lang thang hắt nước vào người vì không chịu mua hàng lưu niệm. Thế nhưng không một ai nói xấu về Việt Nam. Họ bảo rằng, những khó chịu này khác chỉ là chuyện nhỏ…
Người Việt Nam ta quả là anh hùng. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy về Thánh Gióng, về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, về Trần Hưng đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… Đến chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ… cũng lại toàn là những chuyện anh hùng.
Thế nhưng chiến tranh đã trôi qua 36 năm và Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Còn nước Nhật, vào năm 1968, sau 23 năm kết thúc chiến tranh, họ đã đứng thứ hai thế giới về sức mạnh kinh tế, và giữ vị trí số hai đó suốt 43 năm, chỉ đến năm 2011 mới chịu nhường cho Trung Quốc, để lùi xuống vị trí số ba.
Nhưng vị trí số ba của nước Nhật hoàn toàn khác vị trí số hai của Trung Quốc. Mặc dù ở vị trí số hai từ tháng 2 năm 2011, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2010 chỉ là 3700 đôla/năm, bằng 1/10 của nước Nhật. Và cơn động đất khủng khiếp, ngàn năm mới có một lần vừa rồi, và sự cố rò rỉ phóng xạ hiện nay, theo dự đoán, cũng chỉ làm ảnh hưởng khoảng 0,2 đến 0,5% đến sự phát triển kinh tế của nước Nhật trong năm 2011.
Những câu chuyện cảm động sau thảm họa động đất ở Nhật Bản đang khiến người Việt nhìn lại mình. Hi vọng sự tự xem lại mình đó thật sự nghiêm túc.
Minh Tuấn (từ Tokyo)
(theo bee)
Tôi có một nữ sinh viên học tiếng Việt tại trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Khi dạy tiếng Việt, tôi luôn luôn dạy cái đẹp, cái tốt, cái văn hóa “nghìn năm văn hiến” của người Việt Nam ta cho các sinh viên Nhật. Các em sinh viên đó đều yêu Việt Nam hơn.
Thế rồi em nữ sinh viên có đôi mắt đẹp mê hồn đó quyết định đi du học tiếng Việt ở Hà Nội 10 tháng. Em muốn nói chuyện được với trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ của Việt Nam. Em dự định sau khi tốt nghiệp tiếng Việt, sẽ trở lại Việt Nam, tham gia các hoạt động tình nguyện giúp người nghèo.
Hơn 5 tháng sau, tôi nghe tin em bỏ học, rời Hà Nội về Nhật rồi về thẳng quê nhà, một tỉnh xa Tokyo.
Một người đàn ông an ủi cô gái khi ngôi nhà của cô sụp đổ do động đất xảy ra ở Watari, ngày 14/3. Ảnh: Jiji Press/AFP/Getty Images
Hỏi ra mới biết, thời gian ở Hà Nội, em quen với một nam sinh viên nghèo. Hai người nhanh chóng thân nhau, và thường đi ăn, uống cà phê với nhau. Một hôm, hai người đi ăn ở một quán cơm bình dân. Trong khi chờ gọi món ăn, em nữ sinh viên người Nhật đó đi vệ sinh, để chiếc điện thoại di động của mình ở trên bàn. Khi trở ra, em không thấy người bạn trai, cùng cái điện thoại di động nữa. Em ngồi chờ 1 tiếng, 2 tiếng, người bạn không quay lại. Anh ta đã biến mất như một ảo ảnh.
Hai năm sau, tôi gặp lại em nữ sinh viên Nhật đó ở trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Tôi đang giảng bài, thì em bước vào lớp. Lúc đầu tôi không nhận ra em, vì chỉ còn đôi mắt đẹp là vẫn như xưa, nhưng khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn, ngây thơ đã rắn rỏi, từng trải.
“Thầy không nhận ra em ư? Em là…”.
Ôi, tôi thật xấu hổ vì không nhận ra cô nữ sinh xinh đẹp đó.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau nhiều. Khi tôi hỏi lại chuyện ở Hà Nội, em nói: “Thôi, chuyện qua rồi mà. Em sẽ vẫn học tiếng Việt cho đến khi tốt nghiệp”.
Luận văn tốt nghiệp của em ấy viết bằng tiếng Việt và tiếng Nhật, đề tài nói về người phụ nữ Việt Nam. Em ca ngợi sự cần cù, đảm đang, và dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam. Sau lễ tốt nghhiệp, chúng tôi chia tay nhau. Em nói hi vọng một ngày nào đó, sẽ quay lại Việt Nam, và được nói chuyện với người Việt Nam. Tôi không nhìn thấy một lời trách móc, oán thán về các kỷ niệm buồn ở Việt Nam.
Hầu hết các sinh viên người Nhật của tôi khi đi du học Việt Nam ở Sài Gòn, lẫn Hà Nội, đều gặp những chuyện khó chịu, nhất là với các lái xe taxi, hoặc trẻ em lang thang bán hàng rong. Có em sinh viên bị trẻ em lang thang hắt nước vào người vì không chịu mua hàng lưu niệm. Thế nhưng không một ai nói xấu về Việt Nam. Họ bảo rằng, những khó chịu này khác chỉ là chuyện nhỏ…
Người Việt Nam ta quả là anh hùng. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy về Thánh Gióng, về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, về Trần Hưng đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… Đến chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ… cũng lại toàn là những chuyện anh hùng.
Thế nhưng chiến tranh đã trôi qua 36 năm và Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Còn nước Nhật, vào năm 1968, sau 23 năm kết thúc chiến tranh, họ đã đứng thứ hai thế giới về sức mạnh kinh tế, và giữ vị trí số hai đó suốt 43 năm, chỉ đến năm 2011 mới chịu nhường cho Trung Quốc, để lùi xuống vị trí số ba.
Nhưng vị trí số ba của nước Nhật hoàn toàn khác vị trí số hai của Trung Quốc. Mặc dù ở vị trí số hai từ tháng 2 năm 2011, nhưng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2010 chỉ là 3700 đôla/năm, bằng 1/10 của nước Nhật. Và cơn động đất khủng khiếp, ngàn năm mới có một lần vừa rồi, và sự cố rò rỉ phóng xạ hiện nay, theo dự đoán, cũng chỉ làm ảnh hưởng khoảng 0,2 đến 0,5% đến sự phát triển kinh tế của nước Nhật trong năm 2011.
Những câu chuyện cảm động sau thảm họa động đất ở Nhật Bản đang khiến người Việt nhìn lại mình. Hi vọng sự tự xem lại mình đó thật sự nghiêm túc.
Minh Tuấn (từ Tokyo)
(theo bee)