T
T$
Guest
Hành vi của trẻ có thay đổi vì ăn nhiều đường? Có chất tạo ngọt nào tốt hơn đường không?… Dưới đây là giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng:
(Hình: beaut.ie)
Đường có gây béo không?
Càng uống nhiều các loại đồ uống chứa đường như nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng chai thì nguy cơ sức khỏe càng tăng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng calo từ các loại đồ uống này sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Và nếu thời gian uống càng kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn.
Có chất làm ngọt nào tốt hơn không?
Có nhiều quan ngại rằng các chất tạo ngọt (thay thế đường) có thể gây ra ung thư. 50 nghiên cứu cho thấy đường saccharin liên quan với ung thư bàng quang; đường aspartame liên quan với ung thư não. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học thực sự nào chứng minh điều này.
Các nhà khoa học dường như không chú ý tới sự lo lắng của con người và các nghiên cứu về tình trạng ung thư và dùng đường thay thế cho đến nay chưa có được kết quả thực sự thuyết phục. Trong khi đó, các loại đường này được dùng nhiều trong kẹo cao su không đường, các loại nước uống ít năng lượng và các loại đường dùng cho người ăn kiêng, những người muốn bảo vệ răng miệng hoặc vòng eo.
Tuy nhiên, khi dùng ở liều lượng thích hợp nó sẽ an toàn và giúp giảm cân, tức là giảm nguy cơ ung thư.
Nếu đang bị hội chứng ruột kích thích hay đầy bụng thì nên tránh dùng sorbitol (E420), mannitol (E421) và xylitol (E967), các loại đường này thường có trong thành phần kẹo cao su và các loại bột ngọt thay thế đường, bởi chúng có thể kích thích các vi khuẩn trong đường ruột, gây lên men và làm tăng lượng khí trong hệ tiêu hóa.
Đường có gây tiểu đường?
Tiểu đường là tình trạng bất lực của cơ thể trong việc kiểm soát đường huyết (glucose) vì vậy có lý khi nghĩ rằng đường trong chế độ ăn hằng ngày gây ra bệnh này.
Ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân của bệnh tiểu đường nhưng do đường là thực phẩm cao năng lượng nên ăn nhiều sẽ dễ béo phì, làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nơi mà các tế bào “kháng cự” lại ảnh hưởng của insulin.
Những người bị tiểu đường không cần phải kiêng đường tuyệt đối trong chế độ ăn nhưng chỉ nên ăn ở mức tối thiểu để cơ thể không hấp thụ quá nhiều đường và ngăn không cho đường trong máu tăng quá nhanh. Các loại đồ uống có đường nên tránh tuyệt đối vì nó làm tăng glucose trong máu rất nhanh.
Đường nhân tạo sản xuất từ bột ngũ cốc (fructose) cũng không nên dùng vì nó “ở lại” trong máu rất lâu và không thể đo đếm được.
Hành vi của trẻ có bị thay đổi do ăn nhiều đường?
Mặc dù đã từng có nghiên cứu nói rằng đường không làm thay đổi hành vi của trẻ nhưng rõ ràng nó làm giảm sự tập trung chú ý và gây ra sự hiếu động thái quá ở trẻ.
Tất nhiên, mức độ vận động của trẻ là do nhận xét mang tính chủ quan của cha mẹ, nó cũng tương tự như việc cha mẹ quan niệm thế nào là ăn nhiều đường hay ít đường. Nhưng dù thế nào, đường cũng là thủ phạm gây sâu răng vì các vi khuẩn trong miệng sẽ dùng đường để tạo ra axit và phá hủy men răng, gây sâu răng.
Tất cả chúng ta đều ý thức rằng không nên “nạp” vào cơ thể một lượng đường lớn nhưng lại vô tình ăn hay uống các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường một cách thường xuyên. Vì thế, tốt nhất là liệt kê tất cả các loại đồ ngọt mình đã ăn trong ngày theo 1 lượng nhất định để tránh ăn tùy thích, uống thoải mái.
(Hình: beaut.ie)
Đường có gây béo không?
Càng uống nhiều các loại đồ uống chứa đường như nước ngọt có ga, nước hoa quả đóng chai thì nguy cơ sức khỏe càng tăng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng calo từ các loại đồ uống này sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Và nếu thời gian uống càng kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn.
Có chất làm ngọt nào tốt hơn không?
Có nhiều quan ngại rằng các chất tạo ngọt (thay thế đường) có thể gây ra ung thư. 50 nghiên cứu cho thấy đường saccharin liên quan với ung thư bàng quang; đường aspartame liên quan với ung thư não. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học thực sự nào chứng minh điều này.
Các nhà khoa học dường như không chú ý tới sự lo lắng của con người và các nghiên cứu về tình trạng ung thư và dùng đường thay thế cho đến nay chưa có được kết quả thực sự thuyết phục. Trong khi đó, các loại đường này được dùng nhiều trong kẹo cao su không đường, các loại nước uống ít năng lượng và các loại đường dùng cho người ăn kiêng, những người muốn bảo vệ răng miệng hoặc vòng eo.
Tuy nhiên, khi dùng ở liều lượng thích hợp nó sẽ an toàn và giúp giảm cân, tức là giảm nguy cơ ung thư.
Nếu đang bị hội chứng ruột kích thích hay đầy bụng thì nên tránh dùng sorbitol (E420), mannitol (E421) và xylitol (E967), các loại đường này thường có trong thành phần kẹo cao su và các loại bột ngọt thay thế đường, bởi chúng có thể kích thích các vi khuẩn trong đường ruột, gây lên men và làm tăng lượng khí trong hệ tiêu hóa.
Đường có gây tiểu đường?
Tiểu đường là tình trạng bất lực của cơ thể trong việc kiểm soát đường huyết (glucose) vì vậy có lý khi nghĩ rằng đường trong chế độ ăn hằng ngày gây ra bệnh này.
Ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân của bệnh tiểu đường nhưng do đường là thực phẩm cao năng lượng nên ăn nhiều sẽ dễ béo phì, làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nơi mà các tế bào “kháng cự” lại ảnh hưởng của insulin.
Những người bị tiểu đường không cần phải kiêng đường tuyệt đối trong chế độ ăn nhưng chỉ nên ăn ở mức tối thiểu để cơ thể không hấp thụ quá nhiều đường và ngăn không cho đường trong máu tăng quá nhanh. Các loại đồ uống có đường nên tránh tuyệt đối vì nó làm tăng glucose trong máu rất nhanh.
Đường nhân tạo sản xuất từ bột ngũ cốc (fructose) cũng không nên dùng vì nó “ở lại” trong máu rất lâu và không thể đo đếm được.
Hành vi của trẻ có bị thay đổi do ăn nhiều đường?
Mặc dù đã từng có nghiên cứu nói rằng đường không làm thay đổi hành vi của trẻ nhưng rõ ràng nó làm giảm sự tập trung chú ý và gây ra sự hiếu động thái quá ở trẻ.
Tất nhiên, mức độ vận động của trẻ là do nhận xét mang tính chủ quan của cha mẹ, nó cũng tương tự như việc cha mẹ quan niệm thế nào là ăn nhiều đường hay ít đường. Nhưng dù thế nào, đường cũng là thủ phạm gây sâu răng vì các vi khuẩn trong miệng sẽ dùng đường để tạo ra axit và phá hủy men răng, gây sâu răng.
Tất cả chúng ta đều ý thức rằng không nên “nạp” vào cơ thể một lượng đường lớn nhưng lại vô tình ăn hay uống các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường một cách thường xuyên. Vì thế, tốt nhất là liệt kê tất cả các loại đồ ngọt mình đã ăn trong ngày theo 1 lượng nhất định để tránh ăn tùy thích, uống thoải mái.
Nhân Hà / Theo Health24
(Theo Dân Trí)