Những trẻ rời Sài Gòn cùng lính Mỹ ngày ấy - bây giờ

T

T$

Guest
n2_2.jpg
n3_1.jpg

Chantal Doecke sang Australia cùng khoảng 300 bé khác vào ngày 5/4/1975 trong diện Babylift Operation (Không vận trẻ em). Theo chiến dịch, khoảng 2.700 trẻ Việt sẽ rời Sài Gòn tới Mỹ, Australia, Canada, Anh. Sau khi tới xứ sở kangaroo, cô bé lai trở thành con nuôi một gia đình Australia và được đặt tên là Chantal Doecke. Cô khát khao tìm cội nguồn khi sinh con đầu lòng. Tuy việc tìm nguồn gốc không dễ dàng, Doeke không từ bỏ. Tháng 4 năm nay, người con mang hai dòng máu Việt Mỹ sẽ trở về thành phố Hồ Chí Minh để kỷ niệm 40 năm Babylift diễn ra, Radioaustralia.net.au.*Ảnh: Australia Plus
Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.


n4_1.jpg
n5_1.jpg

Suzanne Hook là một trong những trẻ Việt lai đầu tiên sang Anh theo diện Babylift năm 1972. Cô là con của binh sĩ Mỹ da màu với một phụ nữ Việt và được sinh ra trong chiến tranh. Người ta tìm thấy bé gái trong bụi cây năm 1969 ở miền nam Việt Nam và đưa đến trại mồ côi Allambie, nơi cô được đặt tên Thị Hiền. Sau khi Hiền tới Anh, một gia đình đã nhận cô làm con nuôi và đổi tên là Suzanne Hook. Năm 2007, người phụ nữ mang dòng máu Việt về thành phố Hồ Chí Minh dạy tiếng Anh cho trẻ mồ côi và bắt đầu quan sát, tìm những cảm nhận đầu tiên về quê hương của người mẹ đẻ mà Hiền chưa từng biết mặt. Năm 2010, cô quyết định từ bỏ cuộc sống tại Anh, bán nhà cửa, ô tô và kho giày hàng trăm đôi để xây dựng mái ấm Allambie mới tại quận 1 cho trẻ mồ côi. Ảnh: Daily Mail
n10.jpg
n12.jpg

Mùa hè năm 1972, một người lính tìm thấy bé gái tím tái trong tay của mẹ đã chết. Đứa trẻ mồ côi được đưa đến cô nhi viện và sau đó chuyển sang Mỹ. Một cặp vợ chồng ở Wisconsin nhận bé làm con nuôi và đặt tên là Kimberley Mitchell. Đứa trẻ gốc Việt lớn lên và làm việc trong Hải quân Mỹ. Năm 2011, Mitchell trở về Việt Nam thăm trại trẻ. Ân nhân năm xưa đọc tin chuyến thăm và nhận ra đứa trẻ sơ sinh mà ông từng cứu. Ảnh: CBS/Facebook
n13.jpg
n14.jpg

Viktoria Cowley (giữa) là một trong 99 bé được đưa sang Anh theo diện Babylift. Một cặp vợ chồng ở East Sussex chọn cô bé mang hai dòng máu làm con nuôi ngày 6/1/1976 và đặt tên là Viktoria Cowley. Sau này, cô lấy thời điểm trở thành thành viên của gia đình cha mẹ nuôi làm ngày sinh nhật. Lớn lên, Cowley là nhân viên trong sở cảnh sát Sussex. Cowley không biết cô thực sự bao nhiêu tuổi và tên cha mẹ là gì. Mong muốn trở về quê hương, năm 2010, nữ cảnh sát trở lại thành phố Hồ Chí Minh dịp kỷ niệm 35 năm cô rời Việt Nam. Ảnh: Daily Mail
n17.jpg
n18.jpg

Le Than, cậu bé ngồi cùng ghế với Viktoria Cowley trên chuyến bay từ Sài Gòn tới London, Anh năm 1975, đã trở thành chuyên gia công nghệ thông tin ở xứ Wales. Than thường xuyên liên hệ với Cowley vì họ từng cùng trên chuyến bay đến vùng đất mới và chưa tìm được cha mẹ ruột. Ảnh: BBC
Các em nhỏ mồ côi hoặc là con của cựu binh Mỹ được chăm sóc tại trại mồ côi Allambie, Sài Gòn trước khi rời Việt Nam trong chiến dịch Không vận trẻ em 40 năm trước.

Một cậu bé lai chào đời trong chiến tranh phạm tội trên đất Mỹ khi còn rất nhỏ. Đứa trẻ khác gặp may hơn khi sớm tìm được cha mẹ nuôi.



Nhiều lớp học cấp tốc làm đồ handmade nở rộ trước ngày 8/3 thu hút khách tham gia. Với mức phí từ 100.000 đến 500.000 đồng, "học viên" có thể mang món quà do chính mình làm về nhà.
Chiều 7/3, HLV Toshiya Miura cùng 6 cầu thủ Olympic VN tham gia ghi hình giới thiệu chương trình của một đài truyền hình trước thềm vòng loại U23 châu Á năm 2016.
Với phụ nữ, điện thoại di động không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn giữ vai trò như một món trang sức, thứ phụ kiện bất ly thân.
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top