T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội
Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như Bấm Thanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nôi, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình và niềm tin trong dài hạn.
Theo BBC Vietnamese
Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như Bấm Thanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"
Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nôi, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"
Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình và niềm tin trong dài hạn.
Theo BBC Vietnamese