- Ngày nào cũng nhậu nhẹt, có ngày nhậu mấy cuộc, người đàn ông thành đạt đã bị béo phì và xơ gan rồi chết khi mới 45 tuổi.
Chết vì ăn!
Bệnh nhân N.V.N. (54 tuổi, trú tại quận Đống Đa) đã rời xa các bàn nhậu từ khoảng gần một năm nay do bị tiểu đường.
Trước đây, trong các cuộc nhậu của bạn bè, gần như ông không bao giờ vắng mặt.
TS, B.S. Đặng Lịch – Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội cho biết ông đã gặp nhiều người (nói không ngoa) là chết vì ăn, chết vì uống.
Các quán nhậu luôn tấp nập khách. Có người ngày nào cũng nhậu, đưa một lượng lớn bia rượu, đồ nhậu vào cơ thể - (Ảnh: C.Q)
“Một bệnh nhân mới 45 tuổi, khi còn nghèo khó thì làm việc cật lực, chí thú kiếm tiền và tiết kiệm. Đến khi có nhiều tiền, anh quay ra ăn uống nhậu nhẹt vô biên, ngày nào cũng nhậu, có ngày nhậu mấy cuộc. Ở tuổi 45, anh chết vì bị xơ gan sau một thời gian dài phải “đeo ba lô ngược” (bụng quá phệ)”, bác sỹ Lịch kể.
Lại có bệnh nhân ăn vô độ, chỉ cao khoảng 1m63 nhưng nặng đến gần một tạ. Gia đình bệnh nhân này lại có tiền sử mấy đời cao huyết áp. Khi được bác sỹ tư vấn cần giảm cân bằng cách giảm ăn, tăng vận động, bệnh nhân từ chối hợp tác vì nhịn ăn là chuyện không thể!
“Nếu cứ như vậy thì anh ta không phải ăn để sống, mà là ăn để chết. Tôi thấy xã hội chúng ta giờ trọng chuyện ăn uống quá. Làm việc gì cũng phải có tiệc chiêu đãi toàn món ngon, bổ béo”, ông nói.
Vị bác sỹ lớn tuổi cho biết trong số các bệnh nhân vào Bệnh viện Hữu Nghị khám, điều trị, số bệnh nhân có điều kiện kinh tế tốt, có nhiều tiền bạc để ăn uống chiếm tỉ lệ lớn. Các bệnh phổ biến là tim mạch, huyết áp, gan, thận.
Theo ông, hiện có nhiều người ăn uống mà không cần biết bệnh tật. Người nghèo thì ăn thực phẩm rẻ, không vệ sinh, không an toàn. Người giàu ăn thực phẩm quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều dầu mỡ, thịt và không kiểm soát được sức khỏe.
“Họ có tiền nhưng ăn thế nào cho hợp vệ sinh, cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người, ăn thế nào để dễ chuyển hóa thì không ai quan tâm”, ông nhấn mạnh.
Bệnh nhân tiểu đường tăng nhanh chóng
Các chuyên gia y tế cho biết có sự liên quan mật thiết giữa việc ăn uống vô độ, nhiều bia rượu, thừa chất béo với các bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, gút, gan, thận, tim mạch…
Th.S., B.S. Hồ Khải Hoàn, phó trưởng khoa Đái tháo đường (bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, bệnh tiểu đường type 1 (chủ yếu mắc ở người trẻ tuổi) chỉ chiếm 5% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường cần khám, điều trị.
Bàn chân bị viêm loét của một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh (Ảnh: C.Q)
95% số bệnh nhân còn lại thuộc type 2, chủ yếu do ăn uống bất hợp lý (nhậu nhẹt nhiều, ăn nhiều thịt, mỡ, phủ tạng động vật) và ít vận động.
Đối tượng mắc tiểu đường type 2 thường là người lớn tuổi (trên 40 tuổi) nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa (có nhiều bệnh nhân trên 30 tuổi).
Điều đáng nói là 95% bệnh nhân này có thể dự phòng được nguy cơ mắc tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống (gồm thói quen ăn uống và vận động).
Nhưng thực tế điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường cho thấy không dễ thực hiện được điều đó bởi thói quen đó đã “ăn sâu” vào đời sống của mỗi người và ăn uống là một trong những sở thích lớn của con người.
Sự kém hiểu biết về hậu quả của bệnh cũng khiến người bệnh không quyết tâm thay đổi.
Đái tháo đường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.
“Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não gây đột quỵ, các bệnh tim mạch. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao”, bác sỹ Hoàn nói.
Bệnh nhân tiểu đường đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc mới tăng từ 8-20%. Tỷ lệ này đưa Việt Nam vào các nhóm quốc gia có số lượng bệnh nhân tiểu đường gia tăng nhanh nhất trên thế giới.
Mắc bệnh vì cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ
Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trong những năm gần đây, số người thừa cân tăng trung bình khoảng 1%/năm và hiện đang ở mức trên 10% người trưởng thành (trong khi năm 2005 chỉ ở mức 6%).
Theo bà Lâm, điều nguy hiểm nhất của việc số người béo tăng nhanh là tỉ lệ dân số mắc hội chứng chuyển hóa (bệnh tim mạch và đái tháo đường) cũng tăng rất cao.
Cụ thể: Ở lứa tuổi 25-34 có 5,9% mắc hội chứng chuyển hóa. Ở lứa tuổi 45-54 (đặc biệt là ở nhóm những người thành đạt) thì tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao (20%).
Ngoài chuyện ăn nhiều chất bổ béo, người Việt Nam béo nhanh còn do cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ, ít hoạt động thể lực, thích sử dụng những thứ tiện nghi, tự động để đỡ phải vận động.
Cẩm Quyên
Chết vì ăn!
Bệnh nhân N.V.N. (54 tuổi, trú tại quận Đống Đa) đã rời xa các bàn nhậu từ khoảng gần một năm nay do bị tiểu đường.
Trước đây, trong các cuộc nhậu của bạn bè, gần như ông không bao giờ vắng mặt.
TS, B.S. Đặng Lịch – Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội cho biết ông đã gặp nhiều người (nói không ngoa) là chết vì ăn, chết vì uống.
Các quán nhậu luôn tấp nập khách. Có người ngày nào cũng nhậu, đưa một lượng lớn bia rượu, đồ nhậu vào cơ thể - (Ảnh: C.Q)
“Một bệnh nhân mới 45 tuổi, khi còn nghèo khó thì làm việc cật lực, chí thú kiếm tiền và tiết kiệm. Đến khi có nhiều tiền, anh quay ra ăn uống nhậu nhẹt vô biên, ngày nào cũng nhậu, có ngày nhậu mấy cuộc. Ở tuổi 45, anh chết vì bị xơ gan sau một thời gian dài phải “đeo ba lô ngược” (bụng quá phệ)”, bác sỹ Lịch kể.
Lại có bệnh nhân ăn vô độ, chỉ cao khoảng 1m63 nhưng nặng đến gần một tạ. Gia đình bệnh nhân này lại có tiền sử mấy đời cao huyết áp. Khi được bác sỹ tư vấn cần giảm cân bằng cách giảm ăn, tăng vận động, bệnh nhân từ chối hợp tác vì nhịn ăn là chuyện không thể!
“Nếu cứ như vậy thì anh ta không phải ăn để sống, mà là ăn để chết. Tôi thấy xã hội chúng ta giờ trọng chuyện ăn uống quá. Làm việc gì cũng phải có tiệc chiêu đãi toàn món ngon, bổ béo”, ông nói.
Vị bác sỹ lớn tuổi cho biết trong số các bệnh nhân vào Bệnh viện Hữu Nghị khám, điều trị, số bệnh nhân có điều kiện kinh tế tốt, có nhiều tiền bạc để ăn uống chiếm tỉ lệ lớn. Các bệnh phổ biến là tim mạch, huyết áp, gan, thận.
Theo ông, hiện có nhiều người ăn uống mà không cần biết bệnh tật. Người nghèo thì ăn thực phẩm rẻ, không vệ sinh, không an toàn. Người giàu ăn thực phẩm quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều dầu mỡ, thịt và không kiểm soát được sức khỏe.
“Họ có tiền nhưng ăn thế nào cho hợp vệ sinh, cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng người, ăn thế nào để dễ chuyển hóa thì không ai quan tâm”, ông nhấn mạnh.
Bệnh nhân tiểu đường tăng nhanh chóng
Các chuyên gia y tế cho biết có sự liên quan mật thiết giữa việc ăn uống vô độ, nhiều bia rượu, thừa chất béo với các bệnh mãn tính nguy hiểm như tiểu đường, gút, gan, thận, tim mạch…
Th.S., B.S. Hồ Khải Hoàn, phó trưởng khoa Đái tháo đường (bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết, bệnh tiểu đường type 1 (chủ yếu mắc ở người trẻ tuổi) chỉ chiếm 5% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường cần khám, điều trị.
Bàn chân bị viêm loét của một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Căn bệnh này để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh (Ảnh: C.Q)
95% số bệnh nhân còn lại thuộc type 2, chủ yếu do ăn uống bất hợp lý (nhậu nhẹt nhiều, ăn nhiều thịt, mỡ, phủ tạng động vật) và ít vận động.
Đối tượng mắc tiểu đường type 2 thường là người lớn tuổi (trên 40 tuổi) nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa (có nhiều bệnh nhân trên 30 tuổi).
Điều đáng nói là 95% bệnh nhân này có thể dự phòng được nguy cơ mắc tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống (gồm thói quen ăn uống và vận động).
Nhưng thực tế điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường cho thấy không dễ thực hiện được điều đó bởi thói quen đó đã “ăn sâu” vào đời sống của mỗi người và ăn uống là một trong những sở thích lớn của con người.
Sự kém hiểu biết về hậu quả của bệnh cũng khiến người bệnh không quyết tâm thay đổi.
Đái tháo đường gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.
“Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não gây đột quỵ, các bệnh tim mạch. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao”, bác sỹ Hoàn nói.
Bệnh nhân tiểu đường đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Mỗi năm, số lượng bệnh nhân mắc mới tăng từ 8-20%. Tỷ lệ này đưa Việt Nam vào các nhóm quốc gia có số lượng bệnh nhân tiểu đường gia tăng nhanh nhất trên thế giới.
Mắc bệnh vì cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ
Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trong những năm gần đây, số người thừa cân tăng trung bình khoảng 1%/năm và hiện đang ở mức trên 10% người trưởng thành (trong khi năm 2005 chỉ ở mức 6%).
Theo bà Lâm, điều nguy hiểm nhất của việc số người béo tăng nhanh là tỉ lệ dân số mắc hội chứng chuyển hóa (bệnh tim mạch và đái tháo đường) cũng tăng rất cao.
Cụ thể: Ở lứa tuổi 25-34 có 5,9% mắc hội chứng chuyển hóa. Ở lứa tuổi 45-54 (đặc biệt là ở nhóm những người thành đạt) thì tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa rất cao (20%).
Ngoài chuyện ăn nhiều chất bổ béo, người Việt Nam béo nhanh còn do cuộc sống đầy đủ, nhàn hạ, ít hoạt động thể lực, thích sử dụng những thứ tiện nghi, tự động để đỡ phải vận động.
Cẩm Quyên