Tin NSND Trịnh Thịnh qua đời có nhiều người sẽ bất ngờ, nhiều người xót xa và kèm theo đó là cả sự nuối tiếc vì sự ra đi bình lặng của một người nghệ sĩ đã có gần 60 năm cống hiến cho nghệ thuật. Trịnh Thịnh của thời vàng son với những: Chung một dòng sông, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ, Lời nguyền một dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng anh Lực… nhưng những năm cuối đời ông gần như “mai danh ẩn tích”. Bỏ lại sau lưng ánh hào quang của quá khứ, ông về với cuộc sống đời thường, chống chọi với bệnh tật và rồi ra đi thật nhẹ nhàng ở cái tuổi 88. Sự lặng lẽ đó sẽ khiến nhiều người giật mình nhớ đến hình ảnh của một ông lão thuyền chài khắc khổ, một ông nội thằng Bờm khó tính, một chủ tịch huyện hay là một ông già vui vẻ…
Hình ảnh NSND Trịnh Thịnh trong những vai diễn thời trẻ
Đa sắc thái trong các vai diễn, vai nào của ông cũng để lại những ấn tượng sâu sắc vì người xem cảm như, ông cười ông khóc trên phim đó như không phải là diễn nữa mà cũng như chính con người, cuộc đời mình. Người nghệ sĩ ấy đã dồn trọn trái tim để chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của từng nhân vật bằng chính tâm lý, sự trải đời của một tấm lòng đam mê nghệ thuật.Những câu chuyện kể lại cho thấy ngay từ khi còn bé, ông đã mải miết đi xem những thước phim công cộng trên những phố hàng ở Hà Nội. Những năm đó, khi phim ảnh còn là thứ quá xa xỉ nhưng với tư cách là một cậu học sinh “trường Tây” đó lại là may mắn giúp Trịnh Thịnh có cơ hội tiếp cận với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Nhưng, có lẽ cơ duyên với ông chưa đến vì sau này ông không theo học nghệ thuật, cũng không làm nghệ thuật từ tấm bé mà lại chuyển sang làm ở ngân hàng Đông Dương. Phải đến năm 30 tuổi ông mới thực sự chạm ngõ nghệ thuật trong vai trò diễn viên lồng tiếng. Thời điểm đó là năm 1956. Và đó cũng là cơ duyên đưa ông cùng với những Phi Nga, Mạnh Linh, Huy Công, Thu An… đến với bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam mang tên Chung một dòng sông được công chiếu lần đầu ngày 20/7/1959.
Lấy đề tài chia cắt hai miền Nam Bắc với chiến tuyến đôi bờ sông Bến Hải, câu chuyện tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau ngay cả trong ngày cưới phim đã khắc họa được thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến giữa lúc bom rơi, đạn lạc, hai miền ly tán. Bộ phim của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân không chỉ mở màn cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam mà đã đưa cái tên Trịnh Thịnh vào dòng chảy của lịch sử, dòng chảy của phim ảnh. Và ông đã cùng hòa nhịp vào “dòng sông” ấy để sau này chinh phục khán giả qua hàng loạt các vai diễn đầy sức nặng và ám ảnh.
Trịnh Thịnh trong Vợ chồng A Phủ
Vào nghề khi bước sang tuổi 30 có thể coi là sự khởi đầu không sớm nhưng đổi lại, sự trải đời cùng niềm đam mê nghệ thuật được nung nấu đã cho Trịnh Thịnh những trải nghiệm để ông không thực sự cảm thấy bỡ ngỡ. Theo lời kể lại, sau khi ngân hàng Đông Dương đóng cửa, Trịnh Thịnh từng chấp nhận đi bán nước mía vỉa hè. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ ước mơ nghệ thuật. Chính vì thế, 2 năm sau bộ phim đầu tay cơ hội đưa ông đến gần với khán giả hơn trong Vợ chồng A Phủ. Không phải là tuyến nhân vật chính trong phim nhưng hình ảnh một chiến sĩ cộng sản nằm vùng Tây Bắc cùng đồng bào với mái tóc mái nghiêng của ông đi vào lòng khán giả.Nhiều năm sau đó, Trịnh Thịnh đóng phim khá đều tay với rất nhiều vai diễn ở các thể loại khác nhau từ chính diện đến phản diện, từ người nông dân đến ông chủ tịch, quan huyện… Năm 1980, bộ phim Chị Dậu thực sự gây tiếng vang khi chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài – Tắt đèn. Lần này, Trịnh Thịnh lại khiến khán giả phải “ghét” khi vào vai một ông quan huyện được khắc họa là người nổi tiếng “nghiêm lắm, đừng làm gì khiếm khuyết mà ngài quở trách”. Tuyến nhân vật của NSND Trịnh Thịnh không phải là nhân vật chính nhưng chỉ cần sự xuất hiện trong một vài phân cảnh khi bước ra từ chiếc xe bóng loáng, cái điệu bộ chấp tay sau lưng, lời nói toát lên vẻ hách dịch đã khắc họa đậm nét chân dung một ông quan huyện dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Sau giải phóng, khán giả lại bắt gặp phần nào hình ảnh đó của một ông chủ tịch huyện háo danh trong Thị trấn yên tĩnh hay một người ông nổi tiếng khó tính trong Thằng Bờm. Đây cũng là hai vai diễn giúp ông nhận giải Bông sen vàng cho Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8.
Nhiều khán giả sẽ nhớ mãi khuôn mặt của NSND Trịnh Thịnh vì nó đặc biệt lắm, nhìn ông là đã đủ gây cười rồi. Sau này, khi về già dù ốm đau bệnh tật, dù sống bình lặng trong con ngõ nhỏ tại Hà Nội nhưng đi đến đâu là ông mang lại tiếng cười cho khán giả đến đó. Vì thế cho nên, có một giai đoạn người ta từng ví ông như “robot nhựa” vì nhìn cách ông di chuyển như một ngón hài để chọc cười người đối diện. Cười là thế nhưng cũng khuôn mặt ấy cũng đủ sức gây ám ảnh cho khán giả.
NSND Trịnh Thịnh và vai diễn đầy ám ảnh trong Lời nguyền của dòng sông
Tôi còn nhớ như in bộ phim năm 1992 của ông mang tên Lời nguyền của dòng sông. Phim bắt đầu ngay bằng những tiếng kèn, nhị réo rắt trong đám tang của người vợ ông vạn chài. Đám tang được tổ chức ngay trên thuyền trong tiếng khóc ai oán, nức nở của người chồng (NSND Trịnh Thịnh) và hai đứa con. Họ cố gắng đưa cỗ quan người quá cố lên bờ để chôn cất nhưng bị cả dân làng cấm không cho bước chân lên bờ. Bị cả dân làng hắt hủi và họ quyết định buộc chặt cỗ quan, dùng tảng đá lớn thả nó xuống dòng sông và đưa ra lời thề sẽ không bao giờ đặt chân lên bờ nữa. Họ cứ sinh sống như thế và mỗi ngày lại bơi xuống lòng sông để xem cỗ quan còn nằm vẹn nguyên dưới đó hay không.Vai diễn ông vạn chài của Trịnh Thịnh trong phim ám ảnh người xem bởi sự khắc khổ của một kiếp người đa đoan, sống trong một thế giới hoàn toàn bị cô lập, hắt hủi. Người cha ấy, vì lời thề năm xưa cũng quyết định cấm hai người con của mình không được phép đặt chân lên bờ. Cho đến khi cô con gái vì trót yêu chàng trai một xóm chài ven sông, yêu màu hoa cải vàng người cha quyết định đưa thuyền bỏ đi để ngăn cấm con gái mình. Thế nhưng, tình yêu trỗi dậy khiến cô gái quyết định ở lại trên bờ để sống. Phim kết thúc trong phân cảnh ông vạn chài treo cổ tự vẫn khi không thấy cỗ quan tài của vợ dưới lòng sông mà không hề hay biết cô con gái đã đưa mẹ mình lên bờ chôn cất. Cái chết của ông cũng là sự chấm dứt cho lời nguyền năm xưa khi ông được trở về với đất mẹ.
Lời nguyền của dòng sông sau đó đã thành công vang dội khi giành giải Phim xuất sắc nhất tại LHP Brucxen, Bỉ năm 1992. Một kỉ niệm từng được ông chia sẻ đó là trong phim có cảnh quay ông lão thuyền chài phải diễn đi diễn lại cảnh uống rượu nhưng quay đi quay lại, đến nước uống cũng hết đành phải múc nước sông để uống.
Những vai diễn cuối đời của ông đều tràn đầy tiếng cười
Sau bộ phim này, NSND Trịnh Thịnh còn tham gia thêm 4 bộ phim khác gồm: Xích lô, Đông Dương, Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà. Trong đó hai dự án phim sau cùng là Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà mang không khí hài hước nhẹ nhàng với những tiếng cười cuối cùng ông góp cho cuộc đời trên màn ảnh.Rời phim ảnh NSND Trịnh Thịnh từng có nhiều năm phải đối chọi với bệnh tật, trong đó có những trận ốm thật tử nhất sinh. Những năm cuối đời, ông vẫn chưa thôi day dứt với nền điện ảnh nước nhà và ông tự “cấm” mình không xem phim Việt vì diễn viên diễn xuất ngớ ngẩn, xem thấy tức và hiếm có phim Việt nào hay. Ông không tiếc vì hào quang đã qua mà ông nhớ nghề, tiếc nghề nhưng lực bất tòng tâm vì sức cùng lực kiệt. “Mình bây giờ đã gần như nằm ngoài dòng chảy của cuộc sống, cuộc đời rồi, mình không theo kịp nữa, đành phải đi chậm, sống chậm và tìm lấy sự thanh thản, bằng an trong tâm hồn mình ở những tháng ngày còn lại”.
Nếu ví cuộc đời của NSND Trịnh Thịnh như một dòng sông thì bây giờ nó đã lặng sóng nhưng dòng sông ấy vẫn còn chảy mãi, chảy trong ký ức của người hâm mộ về một thời cống hiến bằng đam mê, tình yêu cho nghệ thuật.
Theo Khám Phá
2sao.net
Đa sắc thái trong các vai diễn, vai nào của ông cũng để lại những ấn tượng sâu sắc vì người xem cảm như, ông cười ông khóc trên phim đó như không phải là diễn nữa mà cũng như chính con người, cuộc đời mình. Người nghệ sĩ ấy đã dồn trọn trái tim để chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của từng nhân vật bằng chính tâm lý, sự trải đời của một tấm lòng đam mê nghệ thuật.Những câu chuyện kể lại cho thấy ngay từ khi còn bé, ông đã mải miết đi xem những thước phim công cộng trên những phố hàng ở Hà Nội. Những năm đó, khi phim ảnh còn là thứ quá xa xỉ nhưng với tư cách là một cậu học sinh “trường Tây” đó lại là may mắn giúp Trịnh Thịnh có cơ hội tiếp cận với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Nhưng, có lẽ cơ duyên với ông chưa đến vì sau này ông không theo học nghệ thuật, cũng không làm nghệ thuật từ tấm bé mà lại chuyển sang làm ở ngân hàng Đông Dương. Phải đến năm 30 tuổi ông mới thực sự chạm ngõ nghệ thuật trong vai trò diễn viên lồng tiếng. Thời điểm đó là năm 1956. Và đó cũng là cơ duyên đưa ông cùng với những Phi Nga, Mạnh Linh, Huy Công, Thu An… đến với bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam mang tên Chung một dòng sông được công chiếu lần đầu ngày 20/7/1959.
Lấy đề tài chia cắt hai miền Nam Bắc với chiến tuyến đôi bờ sông Bến Hải, câu chuyện tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau ngay cả trong ngày cưới phim đã khắc họa được thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến giữa lúc bom rơi, đạn lạc, hai miền ly tán. Bộ phim của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân không chỉ mở màn cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam mà đã đưa cái tên Trịnh Thịnh vào dòng chảy của lịch sử, dòng chảy của phim ảnh. Và ông đã cùng hòa nhịp vào “dòng sông” ấy để sau này chinh phục khán giả qua hàng loạt các vai diễn đầy sức nặng và ám ảnh.
Vào nghề khi bước sang tuổi 30 có thể coi là sự khởi đầu không sớm nhưng đổi lại, sự trải đời cùng niềm đam mê nghệ thuật được nung nấu đã cho Trịnh Thịnh những trải nghiệm để ông không thực sự cảm thấy bỡ ngỡ. Theo lời kể lại, sau khi ngân hàng Đông Dương đóng cửa, Trịnh Thịnh từng chấp nhận đi bán nước mía vỉa hè. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ ước mơ nghệ thuật. Chính vì thế, 2 năm sau bộ phim đầu tay cơ hội đưa ông đến gần với khán giả hơn trong Vợ chồng A Phủ. Không phải là tuyến nhân vật chính trong phim nhưng hình ảnh một chiến sĩ cộng sản nằm vùng Tây Bắc cùng đồng bào với mái tóc mái nghiêng của ông đi vào lòng khán giả.Nhiều năm sau đó, Trịnh Thịnh đóng phim khá đều tay với rất nhiều vai diễn ở các thể loại khác nhau từ chính diện đến phản diện, từ người nông dân đến ông chủ tịch, quan huyện… Năm 1980, bộ phim Chị Dậu thực sự gây tiếng vang khi chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài – Tắt đèn. Lần này, Trịnh Thịnh lại khiến khán giả phải “ghét” khi vào vai một ông quan huyện được khắc họa là người nổi tiếng “nghiêm lắm, đừng làm gì khiếm khuyết mà ngài quở trách”. Tuyến nhân vật của NSND Trịnh Thịnh không phải là nhân vật chính nhưng chỉ cần sự xuất hiện trong một vài phân cảnh khi bước ra từ chiếc xe bóng loáng, cái điệu bộ chấp tay sau lưng, lời nói toát lên vẻ hách dịch đã khắc họa đậm nét chân dung một ông quan huyện dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
Sau giải phóng, khán giả lại bắt gặp phần nào hình ảnh đó của một ông chủ tịch huyện háo danh trong Thị trấn yên tĩnh hay một người ông nổi tiếng khó tính trong Thằng Bờm. Đây cũng là hai vai diễn giúp ông nhận giải Bông sen vàng cho Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8.
Nhiều khán giả sẽ nhớ mãi khuôn mặt của NSND Trịnh Thịnh vì nó đặc biệt lắm, nhìn ông là đã đủ gây cười rồi. Sau này, khi về già dù ốm đau bệnh tật, dù sống bình lặng trong con ngõ nhỏ tại Hà Nội nhưng đi đến đâu là ông mang lại tiếng cười cho khán giả đến đó. Vì thế cho nên, có một giai đoạn người ta từng ví ông như “robot nhựa” vì nhìn cách ông di chuyển như một ngón hài để chọc cười người đối diện. Cười là thế nhưng cũng khuôn mặt ấy cũng đủ sức gây ám ảnh cho khán giả.
Tôi còn nhớ như in bộ phim năm 1992 của ông mang tên Lời nguyền của dòng sông. Phim bắt đầu ngay bằng những tiếng kèn, nhị réo rắt trong đám tang của người vợ ông vạn chài. Đám tang được tổ chức ngay trên thuyền trong tiếng khóc ai oán, nức nở của người chồng (NSND Trịnh Thịnh) và hai đứa con. Họ cố gắng đưa cỗ quan người quá cố lên bờ để chôn cất nhưng bị cả dân làng cấm không cho bước chân lên bờ. Bị cả dân làng hắt hủi và họ quyết định buộc chặt cỗ quan, dùng tảng đá lớn thả nó xuống dòng sông và đưa ra lời thề sẽ không bao giờ đặt chân lên bờ nữa. Họ cứ sinh sống như thế và mỗi ngày lại bơi xuống lòng sông để xem cỗ quan còn nằm vẹn nguyên dưới đó hay không.Vai diễn ông vạn chài của Trịnh Thịnh trong phim ám ảnh người xem bởi sự khắc khổ của một kiếp người đa đoan, sống trong một thế giới hoàn toàn bị cô lập, hắt hủi. Người cha ấy, vì lời thề năm xưa cũng quyết định cấm hai người con của mình không được phép đặt chân lên bờ. Cho đến khi cô con gái vì trót yêu chàng trai một xóm chài ven sông, yêu màu hoa cải vàng người cha quyết định đưa thuyền bỏ đi để ngăn cấm con gái mình. Thế nhưng, tình yêu trỗi dậy khiến cô gái quyết định ở lại trên bờ để sống. Phim kết thúc trong phân cảnh ông vạn chài treo cổ tự vẫn khi không thấy cỗ quan tài của vợ dưới lòng sông mà không hề hay biết cô con gái đã đưa mẹ mình lên bờ chôn cất. Cái chết của ông cũng là sự chấm dứt cho lời nguyền năm xưa khi ông được trở về với đất mẹ.
Lời nguyền của dòng sông sau đó đã thành công vang dội khi giành giải Phim xuất sắc nhất tại LHP Brucxen, Bỉ năm 1992. Một kỉ niệm từng được ông chia sẻ đó là trong phim có cảnh quay ông lão thuyền chài phải diễn đi diễn lại cảnh uống rượu nhưng quay đi quay lại, đến nước uống cũng hết đành phải múc nước sông để uống.
Sau bộ phim này, NSND Trịnh Thịnh còn tham gia thêm 4 bộ phim khác gồm: Xích lô, Đông Dương, Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà. Trong đó hai dự án phim sau cùng là Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà mang không khí hài hước nhẹ nhàng với những tiếng cười cuối cùng ông góp cho cuộc đời trên màn ảnh.Rời phim ảnh NSND Trịnh Thịnh từng có nhiều năm phải đối chọi với bệnh tật, trong đó có những trận ốm thật tử nhất sinh. Những năm cuối đời, ông vẫn chưa thôi day dứt với nền điện ảnh nước nhà và ông tự “cấm” mình không xem phim Việt vì diễn viên diễn xuất ngớ ngẩn, xem thấy tức và hiếm có phim Việt nào hay. Ông không tiếc vì hào quang đã qua mà ông nhớ nghề, tiếc nghề nhưng lực bất tòng tâm vì sức cùng lực kiệt. “Mình bây giờ đã gần như nằm ngoài dòng chảy của cuộc sống, cuộc đời rồi, mình không theo kịp nữa, đành phải đi chậm, sống chậm và tìm lấy sự thanh thản, bằng an trong tâm hồn mình ở những tháng ngày còn lại”.
Nếu ví cuộc đời của NSND Trịnh Thịnh như một dòng sông thì bây giờ nó đã lặng sóng nhưng dòng sông ấy vẫn còn chảy mãi, chảy trong ký ức của người hâm mộ về một thời cống hiến bằng đam mê, tình yêu cho nghệ thuật.
Theo Khám Phá
2sao.net