T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Người Palestine muốn có ghế riêng ở LHQ sau nhiều năm đàm phán với Israel mà không đạt kết quả gì
Lãnh đạo Palestine thừa nhận cố gắng đòi công nhận nhà nước Palestine sẽ gặp nhiều khó khăn trong lúc một điều tra của BBC cho thấy đa số người dân 19 nước được hỏi ủng hộ 'Palestine có chủ quyền'.
Tuần này, chủ đề người Palestine muốn có nhà nước riêng sẽ chiếm nghị trình Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp từ 20/9 ở New York.
Lãnh đạo Palestine, ông Mahmoud Abbas phát biểu trên đường tới New York dự họp rằng người Palestine chỉ có một sự lựa chọn là đề nghị quốc tế công nhận quốc gia của họ.
Sau khi coi các cuộc đàm phán với Israel không đi về đâu, và thứ trưởng ngoại giao Israel nay nói quyết định của phía Palestine "sẽ tạo thêm căng thẳng", ông Abbas được AFP trích lời đã tiên liệu khó khăn phía trước.
Ông nói: "Người dân Palestine và lãnh đạo của họ sẽ trải qua những thời đoạn rất khó khăn sau khi phía Palestine đưa ra đề nghị lên Liên Hiệp Quốc, thông qua Hội đồng Bảo an."
Một điều tra của BBC và GlobeScan cho thấy trong 19 nước trên thế giới, đa số người được hỏi nói họ ủng hộ chuyện LHQ công nhận một nhà nước Palestine độc lập.
Tại 19 nước, tới 49% người được hỏi (gồm trên 20 nghìn người ) ủng hộ một nhà nước Palestine, còn 21% nói chính phủ của họ nên chống lại.
Người Palestine trên thực tế đã làm chủ một số phần đất như Tây Ngạn sông Jordan, dải Gaza nhưng muốn có một quốc gia độc lập, được LHQ công nhận.
Hoa Kỳ đã nói sẽ phủ quyết một nghị quyết như thế.
Tranh cãi
Phía Palestine đang muốn được công nhận chủ quyền ở quốc gia của họ gồm cả Tây Ngạn, Gaza và Đông Jerusalem, căn cứ vào biên giới năm 1967.
Phái đoàn Palestine đang mang đến New York một chiếc ghế tượng trưng cho quyền đại diện của một quốc gia của họ ở LHQ.
Cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair, đại diện cho Bộ Tứ gồm Liên Hiệp châu Âu, Liên Hiệp quốc, Nga và Hoa Kỳ, nói ông đang cố gắng đạt thỏa thuận khung để các bên quay lại đàm phán.
Trả lời BBC, ông nói: "Mục tiêu của tôi là đảm bảo một cơ sở để có thể nối lại đàm phán."
Người dân nhiều nước có vẻ ủng hộ ý định của lãnh đạo người Palestine
Theo điều tra do BBC công bố, Hoa Kỳ và Philippines có 36% người chống lại nghị quyết về Palestine độc lập dù 45% người dân Mỹ và 56% người Philippines tỏ ý ủng hộ.
Tại Ấn Độ, có 32% ủng hộ và 25% chống lại, với một số đông khác không có ý kiến rõ.
Còn ở Ai Cập 90% người được hỏi ủng hộ, và chỉ có 9% chống lại.
Nhìn chung, ở các nước Hồi giáo, sự ủng hộ cho một nước Palestine độc lập đều khá cao như Thổ Nhĩ Kỳ (60%), Pakistan (52%), Indonesia (51%).
Trung Quốc cũng có số người ủng hộ Palestine đông đảo, với 56% ủng hộ và chỉ 9% chống.
Tại ba nước lớn trong EU thì ý kiến khá giống nhau: Pháp (54% ủng hộ, 20% phản đối), Germany (53% - 28%) và Anh Quốc (53% - 26%).
Chỉ ở Nga và Chile có quá bán người được hỏi không bày tỏ ý kiến rõ rệt.
Tuy không có tên trong số các nước được điều tra dư luận, chính phủ Việt Nam từng nói họ ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập.
Đề tài này đang làm nóng lại cuộc tranh luận và đàm phán từ nhiều thập niên qua ở Trung Đông sau nhiều thế ḥê lãnh đạo quốc tế can dự về độc lập dân tộc của người Palestine.
Bối cảnh mới nay là cuộc cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và các nước Ả Rập có vẻ như khiến người Palestine thấy con đường đàm phán lâu dài không đem lại mục đích.
Theo BBC Vietnamese

Lãnh đạo Palestine thừa nhận cố gắng đòi công nhận nhà nước Palestine sẽ gặp nhiều khó khăn trong lúc một điều tra của BBC cho thấy đa số người dân 19 nước được hỏi ủng hộ 'Palestine có chủ quyền'.
Tuần này, chủ đề người Palestine muốn có nhà nước riêng sẽ chiếm nghị trình Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp từ 20/9 ở New York.
Lãnh đạo Palestine, ông Mahmoud Abbas phát biểu trên đường tới New York dự họp rằng người Palestine chỉ có một sự lựa chọn là đề nghị quốc tế công nhận quốc gia của họ.
Sau khi coi các cuộc đàm phán với Israel không đi về đâu, và thứ trưởng ngoại giao Israel nay nói quyết định của phía Palestine "sẽ tạo thêm căng thẳng", ông Abbas được AFP trích lời đã tiên liệu khó khăn phía trước.
Ông nói: "Người dân Palestine và lãnh đạo của họ sẽ trải qua những thời đoạn rất khó khăn sau khi phía Palestine đưa ra đề nghị lên Liên Hiệp Quốc, thông qua Hội đồng Bảo an."
Một điều tra của BBC và GlobeScan cho thấy trong 19 nước trên thế giới, đa số người được hỏi nói họ ủng hộ chuyện LHQ công nhận một nhà nước Palestine độc lập.
"Người dân Palestine và lãnh đạo của họ sẽ trải qua những thời đoạn rất khó khăn"
Nhưng Hoa Kỳ cùng Israel thì nói việc này chỉ có thể đạt được thông qua thỏa thuận, còn dư luận châu Âu khá chia rẽ.
Tại 19 nước, tới 49% người được hỏi (gồm trên 20 nghìn người ) ủng hộ một nhà nước Palestine, còn 21% nói chính phủ của họ nên chống lại.
Người Palestine trên thực tế đã làm chủ một số phần đất như Tây Ngạn sông Jordan, dải Gaza nhưng muốn có một quốc gia độc lập, được LHQ công nhận.
Hoa Kỳ đã nói sẽ phủ quyết một nghị quyết như thế.
Tranh cãi
Phía Palestine đang muốn được công nhận chủ quyền ở quốc gia của họ gồm cả Tây Ngạn, Gaza và Đông Jerusalem, căn cứ vào biên giới năm 1967.
Phái đoàn Palestine đang mang đến New York một chiếc ghế tượng trưng cho quyền đại diện của một quốc gia của họ ở LHQ.
Cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair, đại diện cho Bộ Tứ gồm Liên Hiệp châu Âu, Liên Hiệp quốc, Nga và Hoa Kỳ, nói ông đang cố gắng đạt thỏa thuận khung để các bên quay lại đàm phán.
Trả lời BBC, ông nói: "Mục tiêu của tôi là đảm bảo một cơ sở để có thể nối lại đàm phán."

Theo điều tra do BBC công bố, Hoa Kỳ và Philippines có 36% người chống lại nghị quyết về Palestine độc lập dù 45% người dân Mỹ và 56% người Philippines tỏ ý ủng hộ.
Tại Ấn Độ, có 32% ủng hộ và 25% chống lại, với một số đông khác không có ý kiến rõ.
Còn ở Ai Cập 90% người được hỏi ủng hộ, và chỉ có 9% chống lại.
Nhìn chung, ở các nước Hồi giáo, sự ủng hộ cho một nước Palestine độc lập đều khá cao như Thổ Nhĩ Kỳ (60%), Pakistan (52%), Indonesia (51%).
Trung Quốc cũng có số người ủng hộ Palestine đông đảo, với 56% ủng hộ và chỉ 9% chống.
Tại ba nước lớn trong EU thì ý kiến khá giống nhau: Pháp (54% ủng hộ, 20% phản đối), Germany (53% - 28%) và Anh Quốc (53% - 26%).
Chỉ ở Nga và Chile có quá bán người được hỏi không bày tỏ ý kiến rõ rệt.
Tuy không có tên trong số các nước được điều tra dư luận, chính phủ Việt Nam từng nói họ ủng hộ một nhà nước Palestine độc lập.
Đề tài này đang làm nóng lại cuộc tranh luận và đàm phán từ nhiều thập niên qua ở Trung Đông sau nhiều thế ḥê lãnh đạo quốc tế can dự về độc lập dân tộc của người Palestine.
Bối cảnh mới nay là cuộc cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và các nước Ả Rập có vẻ như khiến người Palestine thấy con đường đàm phán lâu dài không đem lại mục đích.
Theo BBC Vietnamese