Paris có làm thay đổi Obama?

T

T$

Guest



151115061925_obama_g20_turkey_640x360_afp_nocredit.jpg
Image copyright
AFP



Image caption

Tổng thống Barack Obama đang dự hội nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ

Câu hỏi sôi sục ở Washington DC 48 giờ qua là liệu sau thảm kịch ghê tởm ở Paris, vị tổng thống của những bước tiệm tiến sẽ sẵn sàng trở thành tổng thống quyết liệt không?
Chắc chắn sẽ có những cuốn sách ghi lại chính sách của ông với IS. Sách về thành công của ông trong cuộc chiến chắc là mỏng, cuốn về sai sót dày hơn.
Hãy lấy điểm đầu tiên là tháng Tám 2014 khi tổng thống thú nhận “chúng tôi chưa có chiến lược” đối phó với IS.
Chiến lược rồi đã đến vài tuần sau đó. Sứ mệnh là “làm suy yếu và rồi hủy diệt” IS.
Những người nghiên cứu văn bản sẽ nhận ra sau đó có thay đổi nhẹ thành “làm suy yếu và đánh bại”.
Sẽ không có lính Mỹ đổ bộ. Mỹ sẽ chỉ đào tạo các nhóm phiến quân dẫn đầu cuộc chiến – một chính sách thất bại thảm hại.
Có thể tưởng tượng được không sự sỉ nhục cho Tướng Lloyd Austin, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm, khi ông phải nói với ủy ban quốc hội rằng Mỹ bỏ ra 500 triệu đôla mà chỉ tuyển và huấn luyện được vài lính Syria chiến đấu.
“Có bốn hay năm người,” ông bảo Ủy ban Quân lực.
Sau đó lại có sự thay đổi, rằng có khi cho vài lính Mỹ đổ bộ làm công tác đào tạo.
Nay sẽ có thêm chừng 50 đặc nhiệm tại Syria giúp đỡ quân nổi dậy.
Nhưng ta hãy đọc kỹ hơn điều tổng thống nói hồi tháng Hai, khi ông kêu gọi đừng có nói quá lên tầm quan trọng của IS.
Ông bảo thật sai lầm khi cho rằng “chúng là đe dọa cho sự sinh tồn của Hoa Kỳ”.
Vụ Paris đã cho thấy IS nay có đe dọa nghiêm trọng bên ngoài biên giới Syria và Iraq.
Cuối tuần này, nói chuyện với người thân cận chính quyền ở Washington, tôi nghe hai kịch bản khác nhau.
Thứ nhất, sức ép lên tổng thống sẽ buộc ông phải tăng cường nỗ lực dập tắt IS.






Image copyright
Getty



Họ bảo sẽ không chỉ có không kích, mà còn cam kết lấy lại Raqqa, thủ phủ của IS, và có khi quân phương Tây sẽ đổ bộ xuống chiến đấu bên cạnh người Kurd và lực lượng chống IS.
Nhưng lại có kịch bản của những người từng làm việc với Barack Obama và biết suy nghĩ của ông: rằng ông sẽ chỉ miễn cưỡng xoay thêm một nấc.
Dựa theo lịch sử, điều đó có khả năng hơn.
Nhưng trong những ngày tới, ta sẽ biết liệu nhà lãnh đạo nắm quân đội hùng mạnh nhất thế giới có tin rằng sau Paris, cuộc chơi đã thay đổi.
Xem thêm:IS là gì và nguy hiểm tới đâu?


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top