Pháp kêu gọi EU 'thức tỉnh' trước khủng bố

T

T$

Guest



151120034407_france_paris.jpg
Image copyright
AFP



Image caption

Tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn nước Pháp

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve nói các nước Châu Âu phải “thức tỉnh” trước nguy cơ khủng bố đe dọa, sau khi các cuộc tấn công xảy ra ở Paris làm 129 người thiệt mạng.
Ông phát biểu sau khi có thông tin nghi phạm người Bỉ chủ mưu các cuộc tấn công đã lọt vào Pháp mà không ai biết.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã lên tiếng bảo vệ cơ quan an ninh của Bỉ trong bối cảnh có nhiều cáo buộc rằng đợt tấn công Paris đã được lên kế hoạch tại nước này.
Bộ trưởng Nội vụ của các nước trong Liên Hiệp Châu Âu (EU) sắp có hội nghị khẩn cấp.
Hội nghị tại Bỉ được mong đợi sẽ siết chặt kiểm soát tại các biên giới giữa khu vực đi lại tự do Schengen của EU với các nước bên ngoài khối.
Hôm thứ Năm 19/11, các công tố viên Pháp khẳng định nhân vật của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS) Abdelhamid Abaaoud nằm trong số những kẻ bị giết trong cuộc vây ráp của cảnh sát một ngày trước đó.






Image copyright
AP



Image caption

Cảnh sát và các điều tra viên tại khu Saint Denis

Thi thể đầy vết đạn của nghi phạm này được tìm thấy giữa đống đổ nát trong khu căn hộ ở vùng ngoại ô Saint-Denis của Paris.
Các điều tra viên đã xác định nghi phạm này có thể là kẻ tổ chức các cuộc tấn công ngày thứ Sáu tuần trước, thoạt tiên tên này được cho rằng đang ở Syria.
Trong một cuộc họp báo, ông Cazeneuve nói “không có thông tin” nào từ các nước châu Âu khác cho biết nghi phạm đã đặt chân vào châu Âu.
Nhưng ông cũng nói ông nhận được tin tình báo cho biết Abaaoud đã đi qua Hy Lạp trong chuyến trở về Syria.
Ông Cazeneuve nói với phóng viên: “Châu Âu cần thức tỉnh ngay, tổ chức và phòng vệ để chống lại nguy cơ khủng bố.”
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết một số kẻ liên quan đến các cuộc tấn công đã lợi dụng tình hình khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu – với hàng ngàn người tỵ nạn đến lục địa này – để “xâm nhập” vào nước Pháp mà không ai biết.
Một trong số những kẻ tấn công đánh bom tự sát bên ngoài sân vận động Stade de France, đã bị truy ra dấu vân tay tại Hy Lạp khi hắn được đăng ký nhập cư ở đây.
[h=2]Hành trình của Abaaoud[/h]





Image copyright
AP



Image caption

Nghi phạm Abdelhamid Abaaoud được cho là kẻ chủ mưu của các cuộc tấn công Paris
  • 2013: Được cho là lần đầu đến Syria, gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo trước khi len lỏi quay trở lại quê nhà ở Bỉ.
  • 20/1/2014: Đi qua sân bay Cologne-Bonn của Đức, đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Trở lại Syria, tại đây người này trở thành gương mặt được tổ chức IS tuyên truyền.
  • 15/1/2015: Số điện thoại của tên này được truy ra tại Hy Lạp, từ những cuộc gọi đến một nhóm Hồi Giáo ở Verviers, Bỉ.
  • 16/11/2015: Ba ngày sau các cuộc tấn công tại Paris, một cơ quan tình báo nước ngoài cảnh báo Pháp tên này trở lại Châu Âu, đã đi qua Hy Lạp. Cảnh sát nhận được tin mật báo cho biết nghi phạm đang ở trong địa phận nước Pháp.
  • 18/11/2015: Bị giết trong cuộc vây ráp của cảnh sát ở khu vực ngoại ô Saint-Denis, năm ngày sau khi có tin cho là chỉ đạo các cuộc tấn công Paris làm 129 người thiệt mạng.
[h=2]Siết chặt kiểm soát đi lại[/h]Một dự thảo nghị quyết trong cuộc họp hôm thứ Sáu của Liên Hiệp Châu Âu cho biết các bộ trưởng đồng ‎ ý thực hiện “các kiểm soát hệ thống và phối hợp cần thiết tại các biên giới bên ngoài khối, bao gồm cả những cá nhân được quyền tự do đi lại”.
Các phóng viên cho hay Bỉ đang bị áp lực sau các cuộc tấn công. Tổng thống Pháp Francois Hollande nói các cuộc tấn công được “lên kế hoạch ở Syria, chuẩn bị và tổ chức tại Bỉ”.
Một cựu quan chức tình báo Pháp cũng được truyền thông Pháp dẫn lời bình luận “Người Bỉ không có khả năng đối phó chuyện này”.
Trong một phát biểu tại Quốc hội hôm thứ Năm 19/11, Thủ tướng Bỉ Charles Michel nói nhờ vào hoạt động tình báo của an ninh nước này mới có cuộc vây ráp lớn tại Saint-Denis vừa rồi.
Ông nói: “Tôi không chấp nhận những chỉ trích có ‎ ý gièm pha hoạt động an ninh của chúng tôi.”
Ông Michel công bố những biện pháp an ninh mới bao gồm giam giữ những chiến binh Hồi Giáo thánh chiến trở về từ Syria và gia tăng thời hạn tạm giam với những nghi phạm khủng bố.






Image copyright
AFP



Image caption

An ninh tại Bỉ được xiết chặt sau vụ tấn công Paris

Abaaoud lớn lên ở quận Molenbeek, thành phố Brussels (Bỉ), nơi này được mô tả là chốn dung dưỡng cho chủ nghĩa cực đoan.
Tên đánh bom tự sát Brahim Abdesalam tấn công vào một quán cafe ở Paris, cùng với anh trai Salah của hắn đang chạy trốn sau cuộc tấn công, cũng đều là người ở Molenbeek.
Hôm thứ Năm 19/11, Quốc hội Pháp gia tăng thời gian tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng nữa từ ngày 26/11.
Tám người đã bị bắt trong cuộc vây ráp tại Saint-Denis. Một phụ nữ trong khu căn hộ - được giới truyền thông Pháp mô tả là họ hàng của tên Abaaoud – đã chết sau khi kích nổ chiếc áo đánh bom tự sát.
[h=2]Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo là gì?[/h]Tổ chức IS là nhóm Hồi Giáo nổi tiếng bạo lực và kiểm soát một phần lớn khu vực Syria và Iraq. Tổ chức này tuyên bố vùng mà họ kiểm soát là một vương quốc – một quốc gia được điều hành bởi Luật Hồi Giáo – dưới sự lãnh đạo của Abu Bakr al-Baghdadi.
[h=2]Tổ chức này muốn gì?[/h]IS đòi hỏi sự phục tùng của tất cả mọi người Hồi Giáo, từ chối không công nhận biên giới quốc gia và muốn mở rộng lãnh thổ của mình. Tổ chức này theo hình mẫu cực đoan của Hồi Giáo Sunni và cho rằng tất cả những người không phải tín đồ đều đáng phải chết.
[h=2]IS mạnh đến mức nào?[/h]IS cho thấy hình ảnh mạnh mẽ, một phần nhờ vào tuyên truyền và sự tàn bạo tuyệt đối. Đây là nhóm phiến quân giàu nhất thế giới. Tổ chức này có khoảng 30.000 chiến binh. Nhưng nó đang phải đối mặt với các đợt đánh bom mỗi ngày của liên minh các quốc gia thân Mỹ, đã thề sẽ tiêu diệt tổ chức này.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top