Phát hiện và xử trí ly trực khuẩn ở trẻ em

thanhlinh

Junior Member
Bệnh lỵ trực khuẩn hiện đang là vấn đề sức khỏe quan trọng đối với trẻ em ở các nước đang phát triển. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng và tử vong cao.

Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và tăng cao trong những tháng mưa phùn ẩm ướt. Tuổi mắc bệnh hay gặp ở những trẻ từ 1-3 tuổi.
60% số bệnh nhân lỵ do shigella, trong đó chủ yếu là S.flexneri, S.sonnei, S.boydii ít gặp hơn, còn S.dysenteria thường xảy ra trong các vụ dịch và gây bệnh nặng nhất.
Trực khuẩn shigella có thể sống ở đất vài tháng, ở nước từ vài giờ đến 100 ngày, ở phân từ 10-15 ngày, ở ruồi nhặng 2-3 ngày, trong sữa và chế phẩm của sữa thì vi khuẩn không những tồn tại lâu mà còn phát triển.
Bệnh lây qua đường tiêu hóa, lây trực tiếp từ người, các vi khuẩn lây truyền từ phân nhiễm bệnh sang tay, thức ăn, nước uống, ruồi nhặng.
Lỵ trực khuẩn là một bệnh cấp tính, thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, trẻ sốt 38-390C, chán ăn, buồn nôn, nôn. Trẻ có thể đi ngoài phân lỏng trong 1-2 ngày đầu sau đó ỉa phân có nhầy máu khoảng 10 lần trong 1 ngày kết hợp với triệu chứng đau quặn bụng từng cơn và mót rặn.
Soi tươi phân thấy có hồng cầu và nhiều bạch cầu trong phân. Ðể tìm nguyên nhân gây lỵ thì phải cấy phân, thời gian nuôi cấy vi khuẩn ít nhất phải sau 2 ngày mới có kết quả cho nên chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, yếu tố dịch tễ.
Nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy việc điều trị lỵ trực khuẩn bằng cotrimoxazol (bactrim, biseptol vẫn có kết quả tốt. Theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới, sau 3 ngày sử dụng cotrimoxazol mà không đỡ thì chuyển sang điều trị bằng acid nalidixic (negram). Ðối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thì không được sử dụng acid nalidixic.
Nếu trẻ bị lỵ có biểu hiện mất nước thì phải bù nước ngay bằng đường uống oresol, nước cháo muối.
Ngoài ra cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ. Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú và tăng số lần cho bú trong ngày. Nếu trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bột công thức thì nên pha loãng sữa trong 1-2 ngày đầu. Trẻ lớn hơn có thể dùng sữa bò, sữa đậu nành dưới dạng sữa chua. Trẻ ở thời kỳ ăn bổ sung bằng bột cháo phải có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng (gạo, thịt, rau, dầu).
Trong khi điều trị lỵ tại nhà nếu trẻ sốt cao, co giật, tiêu chảy phân có nước máu, li bì là những biểu hiện nặng cần đưa trẻ đi bệnh viện điều trị.
Những trường hợp điều trị lỵ bằng kháng sinh cotrimoxazol sau 2 ngày trẻ vẫn sốt, phân có máu thì phải đưa trẻ đến khám lại ở cơ sở y tế.
Ðể giảm tỷ lệ mắc bệnh lỵ trực khuẩn ở trẻ em cần phát hiện bệnh sớm và người lành mang vi khuẩn, kiểm tra bệnh đường tiêu hóa ở những người chăm sóc trẻ, nấu ăn và tiếp xúc thực phẩm, đồng thời phải chống ô nhiễm phân lên môi trường đất, nước, thức ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi; nuôi con bằng sữa mẹ.

Sức Khỏe & Đời Sống
 

Attachments

  • dvs060160..jpg
    dvs060160..jpg
    6.1 KB · Views: 0
Back
Top