Phê phán cách đối xử nhà báo ở Trung Quốc

T

T$

Guest
(ThuVienBao.com) -
110303121947_jiang_yu_466x262_jiangyu_nocredit.jpg
Phát ngôn viên Khương Du đã yêu cầu các nhà báo nước ngoài "tuân thủ quy định của cảnh sát Trung Quốc"


Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) gọi lệnh của chính phủ Trung Quốc bắt các phóng viên nước ngoài phải nghe lời là "một sự đe dọa" và đòi Bắc Kinh xin lỗi các nhà báo bị hành hung.


Tổ chức hỗ trợ các phóng viên quốc tế này bày tỏ thái độ sau khi chính quyền Trung Quốc cảnh cáo các nhà báo nước ngoài "vi phạm quy định của công an" vì đã đưa tin về cuộc phản đối ở Bắc Kinh và Thượng Hải các ngày 20 và 27/2.

Hôm 1/3, bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu các nhà báo nước ngoài "hợp tác" với cảnh sát sau vụ một vài phóng viên bị đánh vì ra phố làm tin về lời kêu gọi biểu tình chống chính phủ.

Chủ Nhật tuần trước, nhiều phóng viên nước ngoài tập trung vào khu mua sắm đông người ở Bắc Kinh hôm Chủ Nhật để tường thuật các lời kêu gọi giấu tên trên mạng Internet đòi biểu tình chống chính phủ ở nơi đây, theo cách như ở Bắc Phi.

Bắt không trừ ai

Chính quyền tung ra một chiến dịch an ninh lớn với hàng trăm cảnh sát mặc quân phục và thường phục, tràn ra trên phố.

Các nhóm đàn ông mặc thường phục giận dữ dẹp phóng viên nước ngoài đi chỗ khác và nhanh chóng tạm giữ một vài người, đưa lên xe công an.

Theo BBC Tiếng Trung, chính quyền Trung Quốc cũng vừa ra một lệnh đặc biệt buộc các nhà báo trong nước không bình luận gì đến Cách mạng Hoa Nhài.

Mấy hôm nay, các đài báo Trung Quốc bắt đầu tung ra một chiến dịch lên án các phóng viên nước ngoài "gây chuyện" và "thổi lên chuyện tuần hành Hoa Nhài".

Nay, IFJ cho rằng bình luận của bà Khương là "thiếu trách nhiệm", và nêu ra một loạt trường hợp phóng viên nước ngoài bị "xách nhiễu, hành hung và tạm giữ" trong khi làm tin.

Theo IFJ, không chỉ các phóng viên người Phương Tây từ Bloomberg TV, BBC, CNN, Deutsche Presse-Agentur, đài truyền hình chính phủ Đức ARD, mà cả các phóng viên châu Á từ ATV, TVB, Cable TV, RTHK ở Hong Kong và iSet TV từ Đài Loan cũng bị công an Trung Quốc đối xử tệ.

Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh, Damian Grammaticas là một người trong số đó và đã có bài viết kể lại câu chuyện anh bị hành hung ra sao.

So với năm 2009 thì điều thay đổi lớn năm 2010 là tình hình nhân quyền ở Trung Quốc xấu đi

Bà Vương Tùng Lâm


Một người trong số các nhà báo nay bày tỏ sự ngạc nhiên vì họ là "nạn nhân, chứ không phải công an".

Người này, xin không nêu tên, cũng được IFJ trích lời nói lệnh cấm quay phim và gặp gỡ người dân Trung Quốc tại các điểm công cộng là vô lý.

Vì theo các phóng viên nước ngoài, chỗ công cộng từ xưa tới nay luôn là nơi được làm phóng sự và "chính quyền không thể ra lệnh cấm tùy hứng được".
Trong cuộc họp báo hôm 1/3, bà Khương Du từ chối không giải thích các "quy định" mà bà nói nhà báo nước ngoài vi phạm là gì.

Trước khi xảy ra vụ hành hung nhà báo hôm 27/2, một số văn phòng báo chí nước ngoài nhận được điện thoại từ công an nói họ phải đăng ký trước khi ra khu vực buôn bán như Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh.

Tổng thư lý IFJ, Aidan White nay nói:

"Thật vô cùng đáng tiếc rằng người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại có thể đứng ra bào chữa cho hành vi côn đồ và bạo lực của nhân viên công lực nhắm vào các nhà báo".

"Chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc ngay lập tức phải xin lỗi các phóng viên báo chí là nạn nhân của hành vi đó và cho điều tra ngay các vụ cảnh sát hành hung nhằm đảm bảo vụ việc không xảy ra nữa".

Bão trong ly trà nhài?

Điều lạ là chuyện đấu tranh kiểu Cách mạng Hoa Nhài có vẻ chỉ xảy ra trên các diễn đàn mạng tiếng Trung hơn là trong thực tế nhưng khiến chính quyền rất lo ngại.

110228052908_beijingpolice226_reuters.jpg
Công an chặn nhà báo nước ngoài đến Vương Phủ Tỉnh


Ông David Bandurski, một nhà nghiên cứu về truyền thông Trung Quốc tại Hong Kong cho rằng chính quyền Bắc Kinh phản ứng "đặc biệt mạnh mẽ" trong khi không rõ là có cuộc đấu tranh nào thực xảy ra không.

Theo các tổ chức theo dõi nhân quyền ở bên ngoài thì từ kể năm 2009 đến hết năm 2010, việc kiểm duyệt các trang mạng và bắt giữ giới đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến ở Trung Quốc được tăng cường.

Bà Vương Tống Lâm, từ tổ chức Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc ở Hong Kong cho BBC hay hôm 3/3 rằng:

"So với năm 2009 thì điều thay đổi lớn năm 2010 là tình hình nhân quyền ở Trung Quốc xấu đi, vì chính phủ tăng cường trấn áp các nhà đấu tranh dân quyền."

Bà Vương cũng nói tổ chức của bà ghi nhận tới "hơn 3500 trường hợp" chính quyền tại Trung Quốc bắt giữ người dân vì đấu tranh cho quyền con người.

Hiện BBC chưa thể kiểm chứng được con số về các vụ việc diễn ra trước khi có lời kêu gọi Tuần hành Hoa Nhài.

Tuy nhiên, vì tuần này Trung Quốc bắt đầu họp Quốc hội để bàn về kế hoạch kinh tế 5 năm tới, chắc chắn chính quyền sẽ còn tăng cường an ninh hơn trước.

Chính quyền lo ngại rằng các sự kiện ở Trung Đông có thể tạo ra hứng khởi cho các cuộc nổi dậy xã hội ở Trung Quốc.

Công an Trung Quốc tiếp tục kiểm duyệt các trang mạng tìm kiếm liên quan đến chuyện này trên mạng và bắt giữ một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng trong lo ngại rằng cứ vào mỗi Chủ Nhật, kể cả tuần đầu tháng 3 này, sẽ lại có 'Tuần hành Hoa Nhài".

110303105825_china_466x350_china_nocredit.jpg
Công an Trung Quốc bắt người sau lời kêu gọi 'Cách mạng Hoa Nhài'



Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top