[h=2]Với quan niệm người chết đi chỉ là không còn khả năng tự nhìn thấy ánh mặt trời và gắp thức ăn, người dân ở bản Lung Tang, xã Hồng Ngài, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mai táng người thân bằng cách đem xác chết ra phơi nắng rồi treo cạnh bàn thờ, thay nhau đút thức ăn cho người chết.[/h]
Rợn người hủ tục mai táng
Là một xã miền núi, đời sống của người dân Hồng Ngài còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài việc lên nương, quanh quẩn bên làng bản, người dân hầu như không đi đâu xa bao giờ. Chính điều này đã làm cho người dân nơi đây hầu như tách biệt với những thứ được coi là hiện đại, văn minh bên ngoài.
Đường sá vào bản cũng hết sức gập ghềnh, chon von, hiểm trở nên có lẽ việc đưa ánh sáng văn minh vào nơi đây cũng không dễ dàng gì. Nếu như ở các địa phương khác, việc có người chết trong nhà là một điều không may mắn, người thân nhanh chóng tổ chức tang lễ thì ở đây lại ngược lại. Xác chết được giữ trong nhà có khi lên tới hàng chục ngày.
Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày chỉ là họ không còn khả năng tự quan sát ánh mặt trời và tự gắp thức ăn. Họ buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết.
Nếu xác chết đã quá lâu ngày, họ bón cơm không được thì người ta lại cho hết vào quả bầu đó. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau làm điều này. Rợn người hơn, hằng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời.
Việc phơi nắng này được thực hiện từ sáng cho tới khi tắt hẳn ánh mặt trời. Chẳng ai biết hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai lần đầu được nghe thấy câu chuyện hay tận mắt chứng kiến cảnh tượng này.
Thầy cúng đang chuẩn bị cho một người chết.
Ông Giàng A Lếnh - một Trưởng bản ở Hồng Ngài cho biết: “Tục ma táng này đã có ở đây không biết bao nhiêu mùa cây thay lá rồi. Có người được đem ra phơi nắng mấy ngày nhưng cũng có khi cả tuần, kể cả chân tay, đầu, tóc... rơi rụng ra thì họ vẫn phải "cúng" cho đúng ngày, đúng tục. Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày”
Dị lạ thay, việc chôn cất ở đây còn có nhiều kiêng kị và nhiều điều rất khó khăn khác. Đầu tiên để tìm được hướng tốt, người ta phải tìm nơi để mai táng người chết trên một ngọn đồi, nhìn xa xa phải lọt thỏm hai ngọn núi khác, hai chân phải đạp vào một ngọn núi tiếp theo. Ngọn núi tiếp theo kia không được thấp hơn ngọn núi dùng để mai táng người chết. Vì vậy mà chọn được vị trí “đắc địa” rồi đưa người chết lên cũng là cả một chặng đường khó khăn, gian nan.
Xác chết được cúng trong nhà tới khi thầy cúng xem được ngày tốt
Tiếp theo là việc chọn ngày tốt. Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Nếu lo tang ma không chu đáo thức là không đem ra phơi nắng, không chọn được quả núi có đủ điều kiện trên thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, con cháu sẽ gặp vận hạn.
Vì vậy, việc chọn ngày tốt cũng tốn không ít thời gian. Vì thế mà có trường hợp người chết hàng tuần mới được mai táng. Việc để lâu ngày lại không được bảo quản nên chuyện xác người chết bị phân hủy, gây ô nhiễm rất kinh khủng.
Anh Sa Văn Hải - một thanh niên ở dưới thị trấn Bắc Yên lên Hồng Ngài thi công công trình kể, khi thấy tục lệ mai táng của người Mông ở đây, anh không khỏi rùng mình: “Thủ tục mai táng người chết ở đây ghê quá.
Họ đem xác chết phơi nắng tới mấy ngày, anh em chúng tôi đành bỏ dở công trình, tạm lánh về xuôi mấy hôm chứ có ở đây thì cũng chẳng làm việc được vì sợ hãi và ô nhiễm môi trường. Xác người chết được đem ra "phơi" ngay bể chứa nước cho học sinh và người dân sinh hoạt hằng ngày, cách nơi chúng tôi làm việc, sinh hoạt có mấy chục mét!”.
Hủ tục dần được xóa bỏ
Theo những người dân nơi đây, từ khi họ sinh ra, tục ma táng tại bản đã diễn ra như vậy nên cảnh tượng người chết được đem ra phơi nắng hay treo trong nhà là chuyện thường tình, người trong bản không ai tỏ ra sợ hãi. Chỉ có người nơi khác lên đây sinh sống, làm việc mới cảm thấy ghê sợ.
Người dân nơi đây cũng không ý thức được phong tục mai táng người chết như vậy làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng theo ông Lầu A Dua - Bí thư chi bộ bản Lung Tang thì tục lệ mai táng kiểu này đã dần được xóa bỏ.
Nếu trước đây mọi người để cả chục ngày mới mai táng vì còn tìm thầy làm lễ, tìm ngày tốt, hướng tốt thì nay thực hiện theo nếp sống mới, mọi người rút ngắn chỉ trong 1 ngày, thỉnh thoảng mới có một vài gia đình để 2, 3 ngày vì người thân trong gia đình đi xa chưa về kịp.
Nếu như trước đây, người chết có bao nhiêu người con trai thì từng ấy người con trai, mỗi người phải mổ một con trâu để làm lễ, thết cả bản thì ngày nay tất cả những người con trong gia đình cũng chỉ mổ 1- 2 con trâu để làm lễ. Về phong tục thờ cúng cũng đã được "cải tiến" hơn trước kia. Trước kia khi xác chết treo trong nhà được các thành viên trong gia đình đút cơm, nước thì nay họ cho tất cả vào một cái lọ và để bên cạnh. Có thể nói, việc này là một trong những cải biến quan trọng nhất.
Một số người dân trong bản, nhất là người trẻ tuổi, họ bảo tục mai táng người chết như ở địa phương là vô cùng cổ hủ, lạc hậu lại gây ô nhiễm môi trường, khiến ai biết đến cũng đều sợ hãi. Họ bảo không còn muốn duy trì hủ tục lạc hậu, tốn kém này nữa.
Người già nhất cái bản Lung Tang là bà Mùa Thị A năm nay gần 90 tuổi, đã chứng kiến bao sự đổi thay của quê hương cũng không còn muốn duy trì hủ tục ma chay lạc hậu này: “Tôi thấy nhiều người nơi xa họ kể về thủ tục ma chay của họ rất nhanh gọn chứ không dềnh dang như ở đây.
Cũng lâu rồi, tôi không còn chứng kiến cảnh khi người chết thì cả nhà phải đi vay mượn tiền để mổ hàng 5- 7 con trâu rồi sau đó trả nợ đến cả đời con, đời cháu mà chưa hết nữa”. Bà bảo đó là nhờ vào chính sách Đảng và Nhà nước. Các cán bộ đã lên tận bản, vào từng hộ gia đình tuyên truyền cho người dân hiểu về cái văn minh, cái hiện đại và cái gọi là hủ tục cần phải loại bỏ của đất nước.
Bà Mùa Thị A vui vì giờ trẻ con đã được đi học cái chữ, nhà nào cũng no cái bụng, đến mùa thu hoạch, nhà nào cũng đầy ắp ngô, sắn và có gạo ăn; không lo cái đói, cái lạc hậu đeo bám nữa và người nơi xa đến cũng không còn sợ hãi hủ tục của dân bản như trước kia nữa.
P.V
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Rợn người hủ tục mai táng
Là một xã miền núi, đời sống của người dân Hồng Ngài còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài việc lên nương, quanh quẩn bên làng bản, người dân hầu như không đi đâu xa bao giờ. Chính điều này đã làm cho người dân nơi đây hầu như tách biệt với những thứ được coi là hiện đại, văn minh bên ngoài.
Đường sá vào bản cũng hết sức gập ghềnh, chon von, hiểm trở nên có lẽ việc đưa ánh sáng văn minh vào nơi đây cũng không dễ dàng gì. Nếu như ở các địa phương khác, việc có người chết trong nhà là một điều không may mắn, người thân nhanh chóng tổ chức tang lễ thì ở đây lại ngược lại. Xác chết được giữ trong nhà có khi lên tới hàng chục ngày.
Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày chỉ là họ không còn khả năng tự quan sát ánh mặt trời và tự gắp thức ăn. Họ buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết.
Nếu xác chết đã quá lâu ngày, họ bón cơm không được thì người ta lại cho hết vào quả bầu đó. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau làm điều này. Rợn người hơn, hằng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời.
Việc phơi nắng này được thực hiện từ sáng cho tới khi tắt hẳn ánh mặt trời. Chẳng ai biết hủ tục đưa người chết ra "phơi nắng" bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai lần đầu được nghe thấy câu chuyện hay tận mắt chứng kiến cảnh tượng này.
Thầy cúng đang chuẩn bị cho một người chết.
Ông Giàng A Lếnh - một Trưởng bản ở Hồng Ngài cho biết: “Tục ma táng này đã có ở đây không biết bao nhiêu mùa cây thay lá rồi. Có người được đem ra phơi nắng mấy ngày nhưng cũng có khi cả tuần, kể cả chân tay, đầu, tóc... rơi rụng ra thì họ vẫn phải "cúng" cho đúng ngày, đúng tục. Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày”
Dị lạ thay, việc chôn cất ở đây còn có nhiều kiêng kị và nhiều điều rất khó khăn khác. Đầu tiên để tìm được hướng tốt, người ta phải tìm nơi để mai táng người chết trên một ngọn đồi, nhìn xa xa phải lọt thỏm hai ngọn núi khác, hai chân phải đạp vào một ngọn núi tiếp theo. Ngọn núi tiếp theo kia không được thấp hơn ngọn núi dùng để mai táng người chết. Vì vậy mà chọn được vị trí “đắc địa” rồi đưa người chết lên cũng là cả một chặng đường khó khăn, gian nan.
Xác chết được cúng trong nhà tới khi thầy cúng xem được ngày tốt
Tiếp theo là việc chọn ngày tốt. Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Nếu lo tang ma không chu đáo thức là không đem ra phơi nắng, không chọn được quả núi có đủ điều kiện trên thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, con cháu sẽ gặp vận hạn.
Vì vậy, việc chọn ngày tốt cũng tốn không ít thời gian. Vì thế mà có trường hợp người chết hàng tuần mới được mai táng. Việc để lâu ngày lại không được bảo quản nên chuyện xác người chết bị phân hủy, gây ô nhiễm rất kinh khủng.
Anh Sa Văn Hải - một thanh niên ở dưới thị trấn Bắc Yên lên Hồng Ngài thi công công trình kể, khi thấy tục lệ mai táng của người Mông ở đây, anh không khỏi rùng mình: “Thủ tục mai táng người chết ở đây ghê quá.
Họ đem xác chết phơi nắng tới mấy ngày, anh em chúng tôi đành bỏ dở công trình, tạm lánh về xuôi mấy hôm chứ có ở đây thì cũng chẳng làm việc được vì sợ hãi và ô nhiễm môi trường. Xác người chết được đem ra "phơi" ngay bể chứa nước cho học sinh và người dân sinh hoạt hằng ngày, cách nơi chúng tôi làm việc, sinh hoạt có mấy chục mét!”.
Hủ tục dần được xóa bỏ
Theo những người dân nơi đây, từ khi họ sinh ra, tục ma táng tại bản đã diễn ra như vậy nên cảnh tượng người chết được đem ra phơi nắng hay treo trong nhà là chuyện thường tình, người trong bản không ai tỏ ra sợ hãi. Chỉ có người nơi khác lên đây sinh sống, làm việc mới cảm thấy ghê sợ.
Người dân nơi đây cũng không ý thức được phong tục mai táng người chết như vậy làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng theo ông Lầu A Dua - Bí thư chi bộ bản Lung Tang thì tục lệ mai táng kiểu này đã dần được xóa bỏ.
Nếu trước đây mọi người để cả chục ngày mới mai táng vì còn tìm thầy làm lễ, tìm ngày tốt, hướng tốt thì nay thực hiện theo nếp sống mới, mọi người rút ngắn chỉ trong 1 ngày, thỉnh thoảng mới có một vài gia đình để 2, 3 ngày vì người thân trong gia đình đi xa chưa về kịp.
Nếu như trước đây, người chết có bao nhiêu người con trai thì từng ấy người con trai, mỗi người phải mổ một con trâu để làm lễ, thết cả bản thì ngày nay tất cả những người con trong gia đình cũng chỉ mổ 1- 2 con trâu để làm lễ. Về phong tục thờ cúng cũng đã được "cải tiến" hơn trước kia. Trước kia khi xác chết treo trong nhà được các thành viên trong gia đình đút cơm, nước thì nay họ cho tất cả vào một cái lọ và để bên cạnh. Có thể nói, việc này là một trong những cải biến quan trọng nhất.
Một số người dân trong bản, nhất là người trẻ tuổi, họ bảo tục mai táng người chết như ở địa phương là vô cùng cổ hủ, lạc hậu lại gây ô nhiễm môi trường, khiến ai biết đến cũng đều sợ hãi. Họ bảo không còn muốn duy trì hủ tục lạc hậu, tốn kém này nữa.
Người già nhất cái bản Lung Tang là bà Mùa Thị A năm nay gần 90 tuổi, đã chứng kiến bao sự đổi thay của quê hương cũng không còn muốn duy trì hủ tục ma chay lạc hậu này: “Tôi thấy nhiều người nơi xa họ kể về thủ tục ma chay của họ rất nhanh gọn chứ không dềnh dang như ở đây.
Cũng lâu rồi, tôi không còn chứng kiến cảnh khi người chết thì cả nhà phải đi vay mượn tiền để mổ hàng 5- 7 con trâu rồi sau đó trả nợ đến cả đời con, đời cháu mà chưa hết nữa”. Bà bảo đó là nhờ vào chính sách Đảng và Nhà nước. Các cán bộ đã lên tận bản, vào từng hộ gia đình tuyên truyền cho người dân hiểu về cái văn minh, cái hiện đại và cái gọi là hủ tục cần phải loại bỏ của đất nước.
Bà Mùa Thị A vui vì giờ trẻ con đã được đi học cái chữ, nhà nào cũng no cái bụng, đến mùa thu hoạch, nhà nào cũng đầy ắp ngô, sắn và có gạo ăn; không lo cái đói, cái lạc hậu đeo bám nữa và người nơi xa đến cũng không còn sợ hãi hủ tục của dân bản như trước kia nữa.
P.V
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn