'Phố sướng' tạm bợ của sinh viên vùng ven

Jolie

Member
[h=2]Từng ô ngổn ngang chăn, gối, đệm nhem nhuốc và loang lổ mùi hôi là 'bãi đáp' cho những cậu sinh viên muốn 'vui vẻ' quanh khu Nhổn.[/h]Một tuyến đường nhỏ và bụi bặm, bởi lượng xe tải qua lại tấp nập khiến không mấy ai nghĩ nơi đây lại trở thành một “phố sướng” hoạt động nửa kín, nửa hở. Anh Huy làm kinh doanh sim thẻ điện thoại ở gần trường ĐH Công nghiệp Hà Nội liên tục giới thiệu cho người bạn mình về hoạt động của một “điểm đen” về mại dâm trong khu vực. Huy cho hay, anh biết đến tụ điểm “sung sướng” này là do một số sinh viên kể chuyện khi đến mua sim, thẻ tại cửa hàng.
Khu vực Nhổn (Hà Nội) là nơi tập trung nhiều sinh viên của các trường ĐH và CĐ. Bởi vậy, sự xuất hiện của những “phố sướng” đã biến quanh khu vực ngã tư Nhổn trở thành điểm đen về tệ nạn xã hội, còn lôi kéo một số nam sinh viên vào thứ tệ nạn này.
Theo Huy, đây là nơi đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều quán tẩm quất thư giãn trá hình dưới hình thức kích dục mang tính chuyên nghiệp. Trong không khí giá rét của mùa đông miền Bắc, Huy dẫn bạn vòng đi vòng lại trên một tuyến đường tối tăm và bụi bặm. Con đường này rất ít người đi lại vào đêm tối, nhưng những vị khách có nhu cầu chẳng cần ai chỉ đường cũng biết tìm đến “thiên đường sung sướng” này để hưởng thụ tình ái.
Từ ngã tư Nhổn đi về 2 phía của trục tỉnh lộ 70, tuyến đường này bụi bặm là do có lượng xe tải lưu thông nhiều. Cách ngã tư Nhổn khoảng 500m, cả hướng đi về Tây Tựu và hướng đi về trung tâm xã Xuân Phương của huyện Từ Liêm đang tồn tại hàng chục quán tẩm quất thư giãn.
Huy dừng xe trước một quán mới hoạt động. Thấy khách vào, một người phụ nữ ngồi khuất sau bức vách không đon đả chào mời, chỉ ngó ra nửa khuôn mặt đã bịt gần kín chiếc khẩu trang rồi với tay ra vẫy vẫy để ám hiệu cho khách. Họ xuống xe tiến lại gần, lúc này chị mới kéo trễ chiếc khẩu trang xuống mời mọc: "Ở đây bụi quá các anh ạ. Các anh vào thư giãn tí đi!".
Trái với góc khuất ngay ven đường bụi bặm nơi chị chủ đón khách, 3 cô nhân viên ngồi co ro trong đống chăn nhàu nát trên chiếc phản gỗ trong gian phòng không đèn mờ mà ánh điện sáng trưng, khiến thoạt đầu nhìn vào, không mấy ai nghĩ đây là một tụ điểm kinh doanh dịch vụ sung sướng.
Đứng bên cạnh chiếc phản gỗ có 3 cô nhân viên đang ngồi nhìn nhau đợi chị chủ phân công, mùi hôi từ đống chăn bốc lên khiến Huy phải nín thở, ngoảnh mặt ra ngoài để lấy hơi. Trong lúc khách chưa kịp hình dung ra từng khuôn mặt tự nhiên đến mức trơ trẽn của các cô nhân viên khi nhìn chằm chằm vào “khách chơi” thì chị chủ hướng dẫn họ vào trong thư giãn. Phía bên trong được ngăn cách bằng tấm ri-đô nham nhở. Từng ngăn nhỏ có những chiếc ga, gối, đệm…. những thứ nhìn đã thấy ghê người bởi sự nhem nhuốc và loang lổ lẫn mùi hôi hỗn độn bốc ra.
pho_suong3.jpg

Các nhân viên của các quán thư giãn tẩm quất ngồi “vợt” khách.
Sau khi rời điểm tẩm quất thư giãn này, họ di chuyển đến một địa điểm khác trên hướng từ ngã tư Nhổn về Tây Tựu. Đây là một trong số những quán tẩm quất đã hoạt động từ lâu. Cô nhân viên giới thiệu tên Dung “thú thật” với vị khách tò mò: "Nhà em có nhân viên trẻ nên khách đến nhà em cũng đông hơn những nhà khác".
Cũng theo Dung thì đối tượng khách đến thư giãn ở đây nhiều người là sinh viên. Thậm chí có những sinh viên là khách quen của quán mà tháng nào cũng đến đây 2-3 lần. Dung quảng cáo: "Có anh là sinh viên đến đây toàn bắt em làm. Hôm nào đến đây mà bận, anh ấy cứ đợi em cho bằng được. Có lần anh ấy còn xin số điện thoại của em rồi rủ em đi chơi, nhưng làm ở đây bọn em bị quản lý nên chả được đi đâu".
Có nhân viên cho biết, họ đã có một thời gian dài làm nhân viên ở những quán tẩm quất thư giãn ở địa bàn khác, nhưng do bị công an truy quét nên buộc họ phải tìm đến nơi “an toàn” hơn để lánh nạn. Có nhân viên còn kể rằng, mỗi lần bị bắt, cả nhân viên và chủ quán nếu bị xử phạt hành chính thì không có gì đáng quan tâm, nhưng điều mà họ lo ngại nhất là: “Mỗi lần bị bắt, các chú công an lại dọa gửi thông báo về gia đình và địa phương để có biện pháp giáo dục, khiến bọn em sợ gia đình ở quê biết mình đi làm cái nghề tủi nhục này”.
Bởi lẽ đó nên khi chọn điểm “hành nghề”, các cô nhân viên phải tìm nơi có độ an toàn cao nhất để kiếm tiền. Có điều mà các nhân viên đều khẳng định, đó là “thư giãn thì ở đâu mà chẳng giống nhau”. Một nhân viên còn trơ trẽn thừa nhận: “Kích dục thì cũng chỉ là tập tạ (bằng tay) và mút kẹo (bằng miệng) thôi chứ có gì đâu. Mục đích chỉ là làm cho đàn ông sướng là xong”.
Và khi phục vụ khách trong quán tẩm quất thư giãn, các nhân viên cũng sẵn sàng “xõa” hết mức để cho khách chơi có thể được “thỏa tay”. Rồi cũng chỉ bằng những động tác “tập tạ” và “mút kẹo” mà các nhân viên coi như một nhiệm vụ tất yếu là phải làm cho khách chơi đến “tận đỉnh”.
Chủ quán giãi bày: “Quán em mới mở là vì em phải chạy từ nơi khác về đây để “xin” chỗ”. Một quán tẩm quất thư giãn được mở ra để hoạt động, nếu không đảm bảo tốt các yếu tố cần thiết thì rất dễ có thể bị tẩy chay.
Đó là việc “xin chỗ” để được “yên thân” với những người có trách nhiệm tại địa bàn sở tại; đội ngũ nhân viên lành nghề, chiều khách; lực lượng bảo kê để tránh bị tranh giành lãnh địa và giành giật nhân viên… Một nhân viên kích dục tại quán tẩm quất thư giãn kể, cô từng bị một nhân viên bảo kê của quán tẩm quất thư giãn khác đến tận nơi đang làm để đe dọa.
Người bảo kê này đã yêu cầu cô phải đến làm cho chủ quán của hắn, nếu không sẽ bị “xử” cả chủ lẫn nhân viên. Cuối cùng thì cô cũng được bà chủ cho đi “tránh bão” tại một điểm tẩm quất thư giãn khác trên phố Đại Từ, quận Hoàng Mai.
Để “yên vị” mà làm ăn thì các chủ quán cần phải “nuôi bảo kê”. Bảo kê ở đây không chỉ là nhân viên bảo kê tại quán, mà còn bảo kê địa bàn. Cả một dãy phố có hàng chục điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ tẩm quất thư giãn thì việc bị các lực lượng chức năng phát hiện là điều không khó. Tuy nhiên, không hiểu sao mỗi khi lực lượng công an tổ chức ra quân thì nhiều điểm kinh doanh dịch vụ tẩm quất thư giãn đã chủ động đóng cửa và tháo dỡ biển quảng cáo từ trước.
a12phosuong1.JPG

Nằm ngồi trong lúc chờ khách. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, cũng nhờ có lực lượng bảo kê địa bàn mà trên nhiều điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm này đã được “quán triệt” những “quy ước” chung hòng qua mắt cơ quan chức năng và né tránh dư luận. Những “quy ước” của các quán tẩm quất thư giãn trên đường tỉnh lộ 70, xung quanh ngã tư Nhổn là một ví dụ.
Không trang hoàng lộng lẫy đèn màu, biển quảng cáo phô trương như ở một số tuyến phố khác. Nhiều quán tẩm quất trên đoạn đường này chỉ sử dụng tấm bìa carton nham nhở rồi viết bằng tay lên vẻn vẹn 2 chữ: “Tẩm quất”.
Thậm chí có quán tẩm quất thư giãn ở đây không hề sử dụng một ký tự chữ viết nào trên biển quảng cáo. Điểm chung của những quán tẩm quất ở đây là trước cửa đều được treo một chùm đèn nhấp nháy. Đó chính là chiêu quảng cáo “không giống ai” so với những quán tẩm quất thư giãn trên một số tuyến phố khác ở Hà Nội.
Một chủ quán phân trần về việc phải sử dụng những kiểu quảng cáo bằng đèn tín hiệu tại các điểm thư giãn: "Ở đây không được để biển quảng cáo “Tẩm quất thư giãn” nữa, nên mọi người chỉ treo một chùm điện nháy trước cửa quán thôi. Nếu ai muốn đề biển thì chỉ có “Tẩm quất” thôi, không được đề “thư giãn”và thắp đèn sáng ở biển quảng cáo".
Cũng là “quy ước” mà hầu hết các quán tẩm quất thư giãn ở đây đang thực hiện, đó là cách bố trí đèn điện. Trái với sự tối tăm bởi ánh sáng yếu ớt của chùm đèn nháy ngoài cửa quán, phía bên trong các quán tẩm quất thư giãn đều phải bố trí đèn điện sáng và hạn chế sử dụng ánh sáng màu để tránh mang tiếng là “đèn mờ”. Do đó mà nơi các nhân viên chờ khách trong những thiên đường sung sướng ở đường tỉnh lộ 70 thường là phòng có ánh đèn điện sáng.
Đến con đường này, đi qua các điểm kinh doanh dịch vụ tẩm quất thư giãn, không sử dụng biển quảng cáo nên người đi đường sẽ rất khó bắt gặp hình ảnh nhân viên hay bà chủ ra đường chèo kéo và xí khách. Cách chào mời và đón khách của những điểm dịch vụ này cũng rất tế nhị và kín đáo. Chỉ khi nào khách chơi dừng xe vào cửa thì trong quán mới có người đứng dậy chào mời. Điều đó cũng trở thành “quy ước” chung đối với các điểm kinh doanh dịch vụ tẩm quất thư giãn tại khu vực ngã tư Nhổn này.
Theo Pháp Luật Xã Hội






 
Back
Top